Thực trạng quá trình tái cấu trúc đầu tư công ở một số nước Đôn gÁ 1 Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 39 - 51)

2.2.2.1. Nhật Bản

Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5% thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước.

Có sự tranh luận về nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản trì trệ liên tục hơn 10 năm.

Một số tranh luận cho rằng nguyên nhân nằm ở phía cung của nền kinh tế, cụ thể là do tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm sút. Những người theo trường

phái trọng cung cho rằng: tất cả các yếu tố đầu vào là năng suất tổng nhân tố, tư bản, số lao động có việc làm, và thời gian lao động đều đồng loạt giảm là những nhân tố trực tiếp làm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm đi. Các chủ thể kinh tế không nhận thức kịp thời sự giảm sút của tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, nên đã có xu hướng đầu tư thiết bị và thuê mướn lao động quá nhiều, gây ra hiện tượng dư cung.

Những người theo trường phái trọng cầu (chủ nghĩa Keynes) cho rằng, nguyên nhân của trì trệ kinh tế ở Nhật Bản là do có khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu khiến cho mức tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng tiềm năng. Trì trệ kéo dài là vì nền kinh tế liên tục nằm trong các pha suy thoái của những chu kỳ kinh tế (pha suy thoái có xu hướng dài hơn trong khi pha phục hồi có xu hướng ngắn đi). Chính những chính sách tài chính và tiền tệ kích cầu của Nhật Bản được tiến hành không đủ mức và không kịp thời đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản không thoát ra hẳn khỏi suy thoái do bong bóng kinh tế tan vỡ, và tiếp theo là rơi vào một vòng xoáy ác tính mà hậu quả tai hại là mắc vào cái bẫy thanh khoản và giảm phát.

Đầu tư công cộng cũng tăng đáng kể do việc thực hiện các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là gói kích thích kinh tế được thông qua hồi cuối tháng 5/2009 với trị giá gần 144 tỷ USD. Đây là gói kích thích kinh tế thứ 4 kể từ tháng 8/2008 và cũng có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử kinh tế Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã thể hiện quyết tâm cao nhất nhằm khắc phục suy thoái kinh tế. Gói kích thích kinh tế lần này được dùng vào việc cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, hỗ trợ thất nghiệp, và thúc đẩy tiêu thụ xe ôtô và hàng điện tử. Nhờ vậy, giá trị của các hợp đồng đầu tư công cộng đã tăng hơn 10% trong tháng 6/2009 so với cùng kỳ năm trước.

Nợ công

Nhật Bản hiện đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nợ công. Sau khi nền kinh tế bong bóng bị vỡ, Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội không ngừng gia tăng làm xói mòn nguồn thu từ thuế dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những nỗ lực khôi phục kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần đã tiếp tục làm gia tăng số

nợ công của Nhật Bản. Năm 2011, tổng số nợ công của Chính phủ đã gấp đôi GDP. Số nợ công ngày càng gia tăng trong năm 2012 khi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chi các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011. Những khoản chi tiêu này đã giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới ổn định hơn, tuy nhiên, các gói kích thích kinh tế và các can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ghìm giá đồng Yên hỗ trợ cho ngành sản xuất đã làm tăng nợ công của Nhật Bản. Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 8/11 công bố các số liệu tài chính hàng quý, theo đó tính đến hết quý 3 năm 2013, nợ công của chính phủ Nhật Bản đã đạt tới mức kỷ lục 1.011 nghìn tỷ yên (tương đương 10.300 tỷ USD), vượt qua mức kỷ lục trước đó là 1.008 nghìn tỷ yên (10.280 tỷ USD) trong quý 2. Bộ trên cũng dự báo nợ công sẽ đạt tới 1.107 nghìn tỷ yên (11.280 tỷ USD) trong quý cuối cùng của tài khóa (tính đến hết tháng 3/2014)

Một số nhà kinh tế lập luận rằng gánh nặng nợ nần không phải là một vấn đề lớn đối với Nhật Bản. Mặc dù tỷ lệ nợ công của Nhật Bản hiện đứng đầu thế giới, tuy nhiên không giống như nhiều nền kinh tế châu Âu, hơn 90% nợ của chính phủ Nhật Bản là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ nên tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài chính thế giới. Tỷ lệ nợ công/GDP cao tuy nhiên chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0 do vậy khả năng trả nợ không quá khó khăn. Nhật Bản vẫn là nước chủ nợ lớn nhất thế giới, khi sở hữu tới 253.000 tỷ Yên (3.300 tỷ USD) tài sản nước ngoài. Nhật Bản cũng là nước có tỷ lệ tiết kiệm của người dân rất lớn trong số các nước phát triển. Như vậy, khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công tại Nhật Bản là không quá cao.

2.2.2.2. Hàn Quốc

Về tái cấu trúc đầu tư công của Hàn Quốc, ta cần nắm được:

Đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành:

+ Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, và phân cho các địa phương);

+ Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu;

+ Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) có mức độ ưu đãi nhất định; + Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tăng tư bản, tăng tích lũy là động lực tăng đầu tư. Chi tiêu của ngân sách nhà nước cho kinh tế, cho phát triển, cho các công trình công cộng,... là hình thức đầu tư công, chi tiêu chính phủ làm tăng tổng cầu của kinh tế, phát triển kinh tế. Dựa vào tỷ lệ tích lũy của một quốc gia, ta thấy tiềm năng đầu tư của quốc gia đấy.

Biểu 2.1: Tỷ lệ tổng tích lũy tài sản so với GDP của Hàn Quốc và một số nước châu Á 1995 – 2008.

- Nhìn vào biểu đồ, từ năm 1995 đến 2008, tích lũy của Hàn Quốc có sự sụt giảm nhẹ, tuy nhiên nhìn tổng thể thì tích lũy của Hàn Quốc vẫn duy trì được sự ổn định, giao động trong khoảng từ 37,7% - 31,4%

Biểu 2.2 : Thu ngân sách từ thuế so với GDP năm 2008 của một số nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á (%)

So với các nước trong khu vực châu Á, tỷ lệ tăng thu ngân sách nhà nước năm 2009 so với 2008 của Hàn Quốc không nhiều, dựa vào biểu đồ, tăng thu ngân sách cùa Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3, sau Việt Namvà Trung Quốc.

Tuy kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng tiền tệ năm 1997 nhưng Hàn Quốc rất trú trọng đầu tư cho giáo dục. Theo số liệu được Ngân hàng T.Ư Hàn Quốc công bố ngày 29/3/2009, một nửa số tiền trên chi cho giáo dục tư và phần còn lại cho lĩnh vực công. Bất chấp kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, mức đầu tư cho giáo dục của các gia đình ở Hàn Quốc đạt mức kỷ lục gần 40 ngàn tỷ won (29,6 tỷ USD) năm 2008. Tổng mức đầu tư cho giáo dục của các gia đình Hàn Quốc năm 2008 tăng 7,7 phần trăm so với năm trước đó và đạt mức cao chưa từng có trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, đầu tư phát triển tài năng nhân lực, nguồn lao động chất lượng cao là đầu tư vô cùng đúng đắn của Hàn Quốc.

2.2.2.3. Việt Nam

Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam hiện nay rất nghiêm trọng, vượt quá khả năng của nền kinh tế; đầu tư quá dàn trải, chưa tập trung vào những lĩnh vực mà Nhà nước thực sự cần đầu tư; việc phân cấp quản lý đầu tư không phù hợp với năng lực, vượt tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Hậu quả là nhiều công trình dự án đầu tư công chậm tiến độ, kéo dài gây lãng phí, hiệu quả đầu tư công thấp. Hiệu quả thấp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mất ổn định của nền kinh tế. Vì vậy, trong tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc đầu tư công được xác định là một trong những trọng tâm.

Cụ thể về tăng trưởng và đầu tư. Từ năm 2000-2009 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và liên tục với bình quân GDP mỗi năm tăng 7,3%. Việc tăng trưởng này chủ yếu nhờ có tỷ lệ tích lũy và đầu tư lớn. Có thể thấy rõ mô hình tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhờ chủ yếu vào vốn đầu tư đã được bắt đầu kể từ năm 2000 đến nay. So với một số quốc gia khu vực Đông và Đông Nam Á, tỷ trọng đầu tư của Việt Nam xếp vào top đầu trong khi các nước có xu hướng giảm thì tỷ lệ này ở Việt Nam lại gia tăng mà GDP tính trên đầu người của Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với các nước khác.

Biểu 2.3. Tốc độ tăng GDP và tỷ lệ đầu tư so với GDP 1990- 2009

Còn về vấn đề thu chi và ngân sách thì Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa liên tục tăng thu để bù đắp cho chi tiêu công không ngừng tăng lên. Thu ngân sách tăng từ 20,5% so với GDP năm 2000 lên 28% trong những năm 2006-2008. Điều này đã làm thâm hụt ngân sách trong nhiều năm nay của Việt Nam, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu lại trở nên trầm trọng hơn. Tốc độ tăng thu ngân sách luôn luôn cao hơn tốc độ tăng GDP, nghĩa là nhà nước cố thu về một tỷ trọng ngày càng nhiều hơn phần của cải tăng lên của xã hôi để dùng cho tích lũy và đầu tư. Năm 2008 tổng thu bằng 27,7% so với GDP, cao nhất so với các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tỷ lệ vốn đầu tư của chính phủ Việt Nam so với GDP là lớn nhất so với chính phủ các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam quản lý một tỷ lệ lớn của cải của xã hội.

Về quy mô đầu tư công: tổng vốn đầu tư liên tục tăng trong thời gian qua, tăng từ 115 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 371 nghìn tỷ đồng năm 2009, gấp 3.2 lần, bình quân mỗi

năm tăng 13,9%. Năm 2008 chính phủ đã chủ trương cắt giảm đầu tư công do khủng hoảng kinh tế tuy nhiên vẫn còn rất cao, đến năm 2009 lại tăng vọt.

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế

Cơ cấu vốn đầu tư bao gồm 5 nguồn chủ yếu: vốn từ nguồn thu trong nước của Ngân sách nhà nước; vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; tín dụng đầu tư; vốn vay trong nước và nước ngoài để dùng cho đầu tư; đầu tư của các DN nhà nước. Trong 5 nguồn vốn đầu tư trên thì có vốn từ ngân sách nhà nước và vốn cho các chương trình mục tiêu và chương trình ngành gộp vào là vốn ngân sách, hai mục tín dụng và vốn nhà nước gộp vào “vốn vay”. Vốn ngân sách chiếm từ 40-65% trong tổng số vốn đầu tư, vốn vay chiếm 15-30%. Trong khi đó tỷ trọng của vốn từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng lên liên tục, tỷ trọng vốn vay giảm.

Phân bổ vốn đầu tư công theo ngành và lĩnh vực: các khoản đầu tư trong 10 năm qua chủ yếu phân bổ vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, môi

trường và dành một phần cho các DNNN. Các định hướng sử dụng đầu tư công này nói chung là đúng, thiết thực với một nước nghèo như Việt Nam tuy nhiên từ lý thuyết đến thực tế còn một khoảng cách khá xa. Ở cấp độ lĩnh vực đầu tư chủ yếu cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm 77,1% năm 2000 và 2009, các lĩnh vực liên quan đến phát triển con người giảm từ 17,6% năm 2000 xuống 15,2% năm 2009. Xu thế này cho thấy đầu tư không hợp lý, không hợp quy luật, bởi vì đi cùng với sự tăng lên của mức sống, các nhu cầu phúc lợi xã hội cũng cần được đảm bảo, mặt khác sự phát triển khoa học- công nghệ đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn lực con người

Ở cấp độ ngành thực tế thấy rằng đầu tư cho ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp nhất với 1,39 lần, tiếp là khoa học, giáo dục, đào tạo tăng 1,53 lần, công nghiệp khai thác mỏ 1,73 lần. Đây là ngành có mức đầu tư thấp hơn mức bình quân chung. Xét cả về tốc độ tăng và tỷ trọng trong tổng đầu tư nhà nước, thì những ngành lớn quan trọng, có thế mạnh trong sự phát triển dài hạn của đất nước là nông, lâm nghiệp, thủy sản và khoa học, giáo dục, đào tạo lại là những ngành chiếm vị thế yếu nhất trong chính sách đầu tư của nhà nước.

Phân bổ vốn đầu tư công theo địa phương theo hai cấp: trung ương và các tỉnh. Tỷ lệ đầu tư cho hai cấp vào khoảng 60 % - 40% trong năm 2002. Sau đó vốn cho cấp trung ương giảm xuống tới mức 50% và không thay đổi nhiều cho đến nay. Mặc dù trong chiến lược phát triển dài hạn có định hướng phát triển vùng và các vùng kinh tế lớn có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn nhưng thực tế đã không sử dụng trực tiếp công cụ đầu tư công để thúc đẩy phát triển vùng theo những định hướng đã vạch ra.

Hiệu quả đầu tư công không cao dẫn đến mất ổn định nền kinh tế trong thời gian qua. Từ các phân tích thực trạng và nguyên nhân trên dẫn đến yêu cầu tái cấu trúc đầu tư công ở Việt Nam là tất yếu và cấp bách.

Chính phủ đã đưa ra một nghị quyết, quyết định và giải pháp để giải quyết vấn đề tái cấu trúc đầu tư công trong năm 2012 và 2013 với nội dung cụ thể như sau:

- Huy động hợp lý các nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm tổng đầu tư xã hội khoảng 30-35% GDP, duy trì ở mức hợp lý các cân đối lớn của nền kinh tế như: tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, ngân sách nhà nước, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ công và nợ nước ngoài quốc gia.

- Duy trì tỷ trọng đầu tư nhà nước hợp lý, khoảng 35-40% tổng đầu tư xã hôi; hàng năm tăng dần tiết kiệm ngân sách nhà nước cho đầu tư; dành khoảng 20- 25% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Đổi mới cơ bản cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước.

- Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển và các vùng kinh tế động lực.

Ý tưởng cơ bản là giảm đầu tư nhà nước, tăng đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng, đặt đầu tư xã hội trong mối quan hệ cân đối với các biến số cơ bản khác của nền kinh tế

Kết quả đạt được khá rõ nét trong hai năm qua là tỷ trọng đầu tư/GDP đã giảm đáng kể, từ mức bình quân 39% trong giai đoạn 2006-2010 xuống còn hơn 33% năm 2011, 30,5 % năm 2012. Tính theo giá so sánh, số vốn đầu tư nhà nước không tăng trong 3 năm gần đây; tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội giảm từ 51,8% thời kỳ 2001-

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 39 - 51)