Thực trạng quá trình tái cấu trúc NHTM tại một số nước Đôn gÁ 1 Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 25 - 37)

2.1.2.1. Nhật Bản

Nhật Bản từng trải qua 4 giai đoạn khủng hoảng tài chính, gồm: Giai đoạn 1 (1992- 1993), giai đoạn 2 (1995), giai đoạn 3 (1997-1998) và giai đoạn 4 (2001 – 2002). Trong mỗi giai đoạn này, có rất nhiều vấn đề tài chính khó khăn được đặt ra và cần giải quyết cấp bách: đó là vấn đề nợ xấu, tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp… Một giải pháp được các các nước thường sử dụng là gắn giải quyết nợ xấu với tái cấu trúc ngân hàng và tái cấu trúc kinh tế. Biện pháp này được đánh giá là mang tính cơ bản, vì ngoài vấn đề xử lý nợ xấu nó còn giúp ngăn chặn nợ xấu gia tăng. Đối với Nhật Bản, họ tập trung nhiều hơn vào việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Trong giai đoạn 1, khủng hoảng tài chính đã làm cho nợ khó đòi tăng lên giữa các ngân hàng Nhật Bản, khiến cho giá cả tăng nhanh và nền kinh tế rơi vào tình trạng đình trệ. Tại thời điểm đó, Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa đã đề xuất phương án bơm vốn công để bình ổn hệ thống tài chính trong nước song giải pháp này đã không được thực hiện. Tuy nhiên, sau đó Chính phủ đã triển khai gói kích cầu kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua sáng kiến của một số ngân hàng lớn, Công ty mua tín dụng hợp tác xã (CCPC) đã được thành lập (tháng 1/1993) để mua các khoản nợ vay từ ngân hàng có thể thế chấp để thanh lý bất động sản cầm cố.

Trong giai đoạn thứ 2, cụ thể tháng 12/1994, hai hợp tác xã tín dụng gồm Hợp tác xã Tokyo – Kyowa và Anzen bất ngờ bị phá sản. Đây là trường hợp phá sản đầu tiên của ngân hàng trong ngành Tài chính của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ II. Bên cạnh đó, một số ngân hàng nhỏ và các định chế tài chính thế chấp cũng rơi vào tình trạng bi đát tương tự. Ngay sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập “Ngân hàng tiếp quản” (ngân hàng Tokyo Kyodo) và ngân hàng này đã hợp tác với các ngân hàng lớn và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp quản các định chế tài chính phá sản. Tháng 9/1996, Ngân hàng Tokyo Kyodo được tái cơ cấu thành “Ngân hàng Giải quyết và Thu nợ” (JRCC) để mở rộng lĩnh vực hoạt động. Tháng 12/1996, Chính phủ Nhật Bản phê duyệt bơm gói vốn công trị giá 6.850 USD tỷ USD với mục đích đền bù cho thiệt hại của các định chế tài

chính thế chấp. Tuy nhiên, việc làm này đã khiến cho công luận chỉ trích gay gắt Chính phủ và giới ngân hàng.

Trong giai đoạn thứ 3, hàng loạt các định chế tài chính, trong đó có cả ngân hàng và các công ty chứng khoán lớn đã bị phá sản đồng loạt chỉ trong một thời gian ngắn. Ngay sau đó, gần như thị trường tài chính – tiền tệ Nhật Bản rơi vào tình trạng tê liệt. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt các giải pháp, bao gồm: Bơm vốn công giúp tăng vốn cho một số ngân hàng lớn với khoảng 18,1 tỷ USD, xây dựng các khung pháp lý tài chính mới, áp dụng cơ chế “ngân hàng cầu nối” cho các ngân hàng gặp khó khăn, giảm mức lãi suất mục tiêu xuống con số 0…

Trong giai đoạn khủng hoảng thứ 4, Nhật Bản đã quyết định tiến hành nhiều vụ hợp nhất và sáp nhập ngân hàng, nhằm hoàn thành sớm và đầy đủ việc giải quyết nợ khó đòi ở các ngân hàng lớn, đồng thời giới hạn và thay đổi cơ chế hỗ trợ của ngân hàng. Theo đó, đối với các ngân hàng lớn, bắt buộc xóa bợ khó đòi khỏi Bảng cân đối kế toán trong 2 đến 3 năm, đưa ra mục tiêu định lượng áp dụng với các ngân hàng lớn như tỷ suất nợ khó đòi/tổng tài sản phải giảm dưới một nửa mức hiện tại tính đến năm tài chính 2004, thành lập Tập đoàn Tái thiết Công nghiệp (IRCJ) nhằm hỗ trợ các DN trong quá trình tái cơ cấu. Đặc biệt, sau khi IRCJ chính thức đi vào hoạt động, hàng loạt DN đã được đưa vào danh sách tái thiết như: 4 tập đoàn bất động sản lớn nhất nước, 4 công ty vận tải, các công ty sản xuất công nghệ cao… Động thái này của Chính phủ Nhật Bản đã tạo nên một làn sóng sáp nhập và mua bán công ty trong giai đoạn 2004 – 2006 và sau đó đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc tái cấu trúc nền công nghiệp cũng như nền kinh tế Nhật Bản.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thế giới và kinh tế Nhật Bản không thuộc ngoại lệ. Trước tình hình tài chính ngày càng khó khăn, ảm đạm thì những chính sách trong tái cấu trúc ngân hàng lại càng trở nên quan trọng và nhiều sức ảnh hưởng. Đồng Yên cao không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giảm sản xuất trong nước của Nhật Bản. Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe, người đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào

cuối tháng 12/2012, chủ trương tăng cường chi tiêu công và nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và có tỷ lệ lạm phát 2%/năm. Nhật Bản liên tục tung ra các gói kích thích lớn và chủ trương giảm giá đồng Yên. Lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua, đồng USD vượt đỉnh 100 yên trong phiên giao dịch ngày 9/5. Sau đó, đồng USD tiếp tục vọt lên 102 yên, rồi vượt mốc 103 yên, tăng khoảng 30% kể từ giữa tháng 11/2012. Lĩnh vực xuất khẩu cũng chứng kiến những thay đổi khả quan nhờ tỷ giá đồng yên cạnh tranh. Các hãng sản xuất ôtô và hàng điện tử là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất do hàng xuất khẩu có giá rẻ hơn tại các thị trường nước ngoài, đẩy lợi nhuận ở nước ngoài tăng cao. Sự mất giá của đồng yên báo hiệu cho một chuyển biến kinh tế mang tính đột phá của Nhật Bản. Nhật Bản đã đưa ra hành động tài chính và tiền tệ táo bạo nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát kéo dài, cùng với đó là sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)

Những chính sách trong tái cấu trúc ngân hàng thời kì này đã giúp nền kinh tế Nhật Bản trong quý đầu tiên tăng trưởng nhiều hơn so với ước tính ban đầu của chính phủ. Tổng sản phẩm trong nước hàng năm tăng ở ngưỡng 4,1%, so với tính toán ban đầu là 3,5%, Văn phòng Nội các tại Tokyo cho biết hôm 10/6. GDP danh nghĩa, GDP không điều chỉnh trước những thay đổi về giá cả, tăng 0,6% so với 3 tháng trước đó.

2.1.2.2. Hàn Quốc

Thực trạng trước tái cấu trúc

Năm 1960, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh dựa vào xuất khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích hình thành các tập đoàn lớn làm đầu tàu cho nền kinh tế. Khác với Việt Nam, các tập đoàn này đều là của tư nhân được quản trị theo kiểu gia đình và được gọi là các chaebol.

Mối quan hệ dễ dãi quá mức giữa các chaebol và chính phủ Hàn Quốc khi đó đã giúp các tập đoàn này dễ dàng vay vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó việc cho phép các chaebol đầu tư không hạn chế vào các tổ chức không phải ngân hàng trong những năm 1990 đã khiến các tập đoàn này mở rộng đầu tư quá mức và nợ nần chồng chất.

Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng, Hàn Quốc đã phải vay tổng cộng 57 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF để cứu nguy hệ thống ngân hàng và giúp nền kinh tế khỏi đổ vỡ. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các tập đoàn lớn khiến hoạt động đầu tư trở nên dàn trải, nợ xấu các ngân hàng tăng cao.

Tính đến năm 1998, số nợ của các tập đoàn này đã tương đương 175% GDP của Hàn Quốc, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Đáng chú ý là vào thời điểm đó, do chính sách quản chặt dòng vốn đầu tư của nước ngoài, các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai hầu hết được tài trợ bằng chính nguồn vốn vay ngắn hạn từ các định chế tài chính trong nước. Những định chế này lại đi vay các ngân hàng nước ngoài tại Hàn Quốc để có vốn cho vay. Việc này đã dẫn tới một lượng khổng lồ nợ vay ngắn hạn không ổn định từ nước ngoài.

Năm 1997, khi khủng hoảng nổ ra khiến hoạt động xuất khẩu giảm sút còn chính sách tiền tệ bị thắt chặt, nhiều chaebol quy mô trung bình phá sản và các khoản nợ xấu tại các định chế tài chính trong nước tăng vọt. Lo ngại mất vốn, các ngân hàng nước ngoài ồ ạt gõ cửa các ngân hàng, công ty tài chính Hàn Quốc đòi nợ.

Tuy nhiên các định chế tài chính trong nước không thể hoàn trả bởi họ đã đem nguồn vốn vay ngoại tệ ngắn hạn cho các chaebol vay đầu tư dài hạn. Và khi lượng dự trữ ngoại hối của nhà nước không đủ để cấp vốn ứng cứu thị trường, cuối năm 1997 chính phủ Hàn Quốc buộc phải cầu viện IMF.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó

Có thể thấy ba nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc đó là:

- Một là sự quản lý của các cổ đông với các chaebol rất yếu kém do không có sự tách bạch rõ ràng giữa quan hệ sở hữu và quản lý (các chaebol thực chất là công ty gia đình và cổ phần do các công ty liên kết nắm giữ).

- Hai là, mặc dù các ngân hàng đã được cổ phần hóa nhưng chính phủ vẫn có thể can thiệp vào quyết định cho vay của họ. Và mối quan hệ dễ dãi quá mức giữa chính phủ và giới doanh nghiệp khiến các chaebol dễ dàng vay vốn ngân hàng.

- Ba là, việc các tập đoàn được phép đầu tư không hạn chế vào các quỹ đầu tư, công ty tài chính khiến họ càng dễ dàng vay vốn từ các kênh này. Một mặt họ tăng cường phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá trên thị trường vốn, mặt khác không ngừng vay từ các ngân hàng. Và chính các ngân hàng cũng đứng ra mua trái phiếu, giấy tờ có giá của chaebol.

Năm 1997 Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ trầm trọng do sự thiếu hụt nghiêm trọng đô la thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng tiền tệ, thực chất là khủng hoảng ngân hàng, đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, chất lượng các khoản vay giảm sút nhanh chóng buộc chính phủ Hàn Quốc phải nhanh chóng tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nội dung tái cấu trúc hệ thống tài chính

Ngay sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, các cơ quan tài chính Hàn Quốc đã triển khai một hệ thống hành động khắc phục nhanh (PCA). Trong đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là chỉ số quan trọng nhất cho sự cần thiết của PCA. PCA là hệ thống cho phép cơ quan giám sát tài chính để tự động ra lệnh cho một tổ chức tài chính đặc biệt bất cứ khi nào các điều kiện quản lý giảm xuống dưới một mức cài sẵn . Hệ thống này giúp duy trì tài chính tính hợp lý và sự ổn định và giảm thiểu các chi phí xã hội phát sinh từ khủng hoảng tài chính , phá sản.

Chính phủ Hàn Quốc đã tung ra 3 biện pháp chính để giải quyết tình hình: Một mặt ngân hàng trung ương Hàn Quốc bơm mạnh vốn vào hệ thống tài chính (tương đương 14% GDP). Đồng thời chính phủ tung tiền mua lại nợ xấu (tương đương 7% GDP) và áp dụng chính sách bảo vệ người gửi tiền (tương đương 5% GDP).

Các ngân hàng thiếu hụt vốn được cấp thêm vốn trong khi các định chế tài chính phi ngân hàng bị đóng cửa. Người dân được bảo đảm rằng tiền gửi của họ được chính phủ

bảo lãnh. Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động mời các nhà đầu tư nước ngoài tái cấp vốn các ngân hàng và nâng cao khả năng quản trị.

Thực tế thực hiện

Sau lần đánh giá vào tháng sáu năm 1998, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định đóng cửa 5 ngân hàng với tỉ lệ an toàn vốn tổi thiểu theo Basel giảm xuống thấp hơn 8% tại thời điểm cuối năm 1997. Các ngân hàng này sẽ được 5 ngân hàng lành mạnh hơn mua lại thông qua hoạt động mua và tiếp nhận (P&A), cho phép mua lại các tài sản một cách có chọn lọc và tiếp nhận các tài sản nợ. P&A được ưa thích hơn việc thanh lý hay sáp nhập và mua lại vì những tác dụng phụ lên người gửi tiền, người vay tiền và chính phủ, chưa kể người mua lại, sẽ nhỏ hơn và quá trình này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảy ngân hàng khác có tỉ lệ an toàn vốn theo basel nhỏ hơn 8% nhưng có khả năng thực hiện sự thay đổi, khi kế hoạch thay đổi này đã được thông qua một cách có điều kiện, được yêu cầu nộp bản kế hoạch cải tiến quản lý cho Uỷ ban giám sát tài chính (FSC). Bản kế hoạch phải đề cập đến các bước để lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng vốn, thay đổi trong đội ngũ quản lý và tinh giảm biên chế. Đội giám sát của FSC sẽ rà soát lại những kế hoạch này, sửa đổi và bổ sung trước khi ra quyết định.

Trong khi đó, các ngân hàng lành mạnh được khuyến khích mạnh mẽ trong việc củng cố hoạt động và phát triển dịch vụ ngân hàng toàn cầu để trở thành những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng. Vụ sáp nhập lớn nhất và quan trọng nhất đã diễn ra vào tháng 11 năm 2011, khi ngân hàng Kookmin và Ngân hàng thương mại và nhà ở sáp nhập thành ngân hàng thương mại lớn nhất hàn quốc. Việc sáp nhập của 2 ngân hàng này đã tạo nên một làn sóng về áp lực cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu và sáp nhập hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng, vì Kookmin là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, còn ngân hàng thương mại và nhà ở có thế mạnh trong thị trường cho vay thế chấp.

Khi khủng hoảng bắt đầu, việc tái cấp vốn cho khu vực tài chính là cần thiết để làm giảm khủng hoảng tín dụng và duy trì chức năng của các ngân hàng như là những trung gian tài chính. Nhận thức sâu sắc điều này, Chính phủ đã bơm một lượng lớn vốn công vào các tổ chức tài chính, tổng cộng 167.6 tỉ won từ tháng 11 năm 1997 đến tháng 7 năm 2005. Trong đó, 86.8 tỉ won được bơm vào hệ thống ngân hàng. Các tổ chức tài chính có vấn đề đã nhận được tiền để thanh toán những khoản tiền gửi có bảo hiểm và mục đích tái cấp vốn chủ yếu bởi hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Hàn quốc và để mua lại những khoản nợ xấu (NPLs) bởi hiệp hội quản lý tài sản Hàn quốc. Hàn Quốc thành lập một công ty xử lý nợ (KAMCO) trực thuộc chính phủ để mua lại nợ theo giá thị trường. Chi phí mà chính phủ bỏ ra để mua lại số nợ này chỉ là 33 tỷ USD với tỷ lệ chiết khấu bình quân 64%.

Chính phủ, cùng với Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi (KDIC), đã tư nhân hoá 4 ngân hàng quốc gia (Korea First, Cheju, Seoul và Chohung) từ năm 1999 bằng cách bán cổ phần.

Bảng 2.1.Thay đổi về số lượng ngân hàng

(Tháng 1 năm 1998 và Tháng 9 năm 2005) Số ngân hàng vào cuối năm 1997 (A) Đóng của và sáp nhập (B) Số ngân hàng mới thành lập (C) Số ngân hàng hoạt động (A- B+C) Đóng cửa nhậpSáp Ngân hàng NHTM - NH toàn quốc - NH địa phương NH chuyên môn hoá

33 26 (16) (10) 7 14 12 (8) (4) 2 5 5 (3) (2) - 9 7 (5) (2) 2 - - - - - 19 14 (8) (6) 5

Nguồn: Ths. Vũ Thị Kim Oanh, 2012, Tái cơ cấu ngân hàng – Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Thời báo ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 25 - 37)