Diên Khánh Khánh Hòa:
2.3.2.1 Quy trình cho vay tiêu dùng thực hiện tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Diên Khánh Khánh Hòa:
Sơ đồ 2.3: Quy trình CVTD thực hiện tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn Thẩm định các điều kiện vay
vốn Lập tờ trình thẩm định cho vay Kiểm soát khoản vay Phê duyệt khoản vay - Hạch toán nhập TSBĐ - Giải ngân vốn vay. - Quản lý hồ sơ. Kiểm tra, giám sát khoản vay Thu nợ lãi và gốc Đề nghị biện pháp xử lý qua kiểm tra, giám sát Giải chấp tài sản đảm bảo Người thẩm định khoản vay
Người kiểm soát khoản vay
Người phê duyệt khoản vay Người quản lý khoản vay Thủ kho Xuất kho TSBĐ Nhập kho TSBĐ Giao dịch viên Quyết định biện pháp
xử lý qua kiểm tra, giám
Quy trình xét duyệt cho vay phải thực hiện qua 3 khâu độc lập:
- Người thẩm định khoản vay (người trình)
- Người kiểm soát khoản vay
- Người phê duyệt khoản vay
Quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT huyện Diên Khánh Khánh Hòa như sau:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn: Cán bộ thẩm định
có trách nhiệm
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
- Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định các điều kiện vay vốn: Cán bộ thẩm định có trách nhiệm:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
- Tìm hiểu thông tin thông qua Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia - CIC, kiểm tra lịch sử giao dịch và đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với chi
nhánh cũng như với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn về năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự và năng lực tài chính
- Thẩm định phương án phục vụ nhu cầu đời sống và khả năng trả nợ
- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Lập báo cáo thẩm định cho vay: Cán bộ thẩm định khoản vay phải lập báo
cáo thẩm định khoản vay, trong đó nêu cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đưa ra đề xuất cho vay hoặc không cho vay. Đề nghị mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho
vay và các nội dung khác về khoản vay hoặc lý do từ chối không cho vay.
Kiểm soát khoản vay: Người kiểm soát khoản vay là Trưởng phòng (Phó phòng) Phòng Kế hoạch kinh doanh tại trung tâm, hoặc Tổ trưởng tổ tín dụng tại
các phòng giao dịch. Người kiểm soát khoản vay kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định của cán bộ
thẩm định và đề xuất cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về
khoản vay.
Phê duyệt khoản vay: Người phê duyệt khoản vay là Giám đốc (Phó giám đốc) chi nhánh, Giám đốc (Phó giám đốc) phòng giao dịch. Người phê duyệt khoản vay căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng
(nếu có) quyết định cho vay hay không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm về
khoản vay.
Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền, người phê duyệt khoản vay chấp
thuận cho vay và trình ngân hàng cấp trên.
Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay các khoản vay tiêu dùng tối đa kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ, thông tin cần thiết như sau:
- Cho vay ngắn hạn và trung han: tối đa 3 ngày làm việc.
- Cho vay dài hạn: tối đa 7 ngày làm việc
Sau khi khoản vay được phê duyệt, người quản lý có trách nhiệm thông báo
cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay của cấp có thẩm
quyền.
Đối với khoản vay được phê duyệt đồng ýcho vay, người quản lý khoản vay
tiến hành việc soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay; đề xuất
giải ngân khoản vay; nhập, cập nhật số liệu trong bộ hồ sơ cho vay vào hệ thống, đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ giấy và hồ sơ trên IPCAS.
Giải ngân: Sau khi hồ sơ đã hoàn thành đủ điều kiện giải ngân được chuyển đến giao dịch viên làm thủ tục giải ngân tiền vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Giao dịch viên có trách nhiệm nhận và quản lý hồ sơ do bộ phận tín dụng
bàn giao đồng thời hạch toán các nghiệp vụ: thế chấp tài sản, cho vay, thu nợ, thu
lãi, phí, và giải chấp tài sản.
Kiểm tra, giám sát khoản vay: Ngân hàng có trách nhiệm và quyền kiểm tra
giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dung, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Cụ thể:
- Chi nhánh phải thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân
(bao gồm các khoản vay trong quyền quyết định cho vay và các khoản vay vượt
thẩm quyền) lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân lần đầu đối
với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại thị trấn Diên Khánh và chậm nhất trong vòng 60
ngày đối với cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn các xã nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm
tiền vay (số lượng, giá trị…), tiến độ hoàn thành của tài sản bảo đảm hình thành từ
vốn vay.
- Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay; đánh giá tiến độ và khả năng
trả nợ.
- Thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định
của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xác định mức độ thiệt hại của khách hàng khi xảy ra rủi ro bất khả kháng. Xử lý qua kiểm tra, giám sát: Tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng qua kết quả kiểm tra, giám sát, chi nhánh được quyền xem xét quyết định xử lý tạm
ngừng giải ngân, chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, hay khởi kiện, tố cáo
hành vi vi phạm trước pháp luật theo từng trường hợp vi phạm của khách hàng. Quản lý hồ sơ tín dụng, hạch toán cho vay, thu nợ: Theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam, cán bộ thuộc phòng kế toán là giao dịch viên thực hiện
hạch toán cho vay, thu nợ và quản lý các hồ sơ tín dụng theo văn bản quy định hiện
hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Cán bộ kho quỹ quản lý giấy tờ về tài sản. Cán
bộ quản lý khoản vay quản lý các tài liệu còn lại của bộ hồ sơ cho vay.
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay:
Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối
chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… đề tất toán khoản vay. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay có yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát và
Giải chấp tài sản bảo đảm:
- Trường hợp khách hàng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ được bảo đảm bởi TSBĐ: giao dịch viên thực hiện thủ tục giải chấp tài sản và lập Phiếu xuất kho
chuyển bộ phận kho quỹ làm thủ tục xuất kho và bàn giao hồ sơ tài sản theo quy định.
- Trường hợp khách hàng hoàn thành một phần nghĩa vụ trả nợ: giao dịch
viên tiếp nhận đề nghị giải chấp từ bộ phận xử lý nghiệp vụ và thực hiện giải chấp như trường hợp trên.