Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh, Khánh Hòa (Trang 28)

Hình thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu

vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài như: Cho

vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, mua xe ô tô... Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm và mức tối đa cho

vay khoảng 50-60% giá trị tài sản mua sắm mà ngân hàng sẽ có mức cho vay thích

hợp.

1.2.4.4Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn: vốn:

Cho vay tiêu dùng trc tiếp

CVTD trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp

tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.

Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.

(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho Công ty bán

lẻ.

(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty

(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. CVTD trực tiếp được thực hiện theo các phương thức sau:

Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (1) (5) (3) (2) (4)

- Tín dụng trả theo định kỳ: đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất

hiện nay. Theo phương thức này, khách hàng vay và trả trực tiếp cho ngân hàng với

mức trả và thời hạn trả mỗi lần được quy định khi cho vay.

Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoản tiền gởi cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách.

- Thấu chi: đây là nghiệp vụ cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạn

mức tín dụng, được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng dư nợ

trong một giới hạn nhất định trên tài khoản vãng lai và mức dư nợ tối đa bằng với

hạn mức tín dụng đã cam kết.

Nghiệp vụ này đòi hỏi khách hàng chỉ phải tả lãi số tiền mà họ sử dụng, theo

mức lãi suất đã thoat thuận. Nó không quy định cho các đối tượng và các mặt hàng cụ thể nào và không đòi hỏi phải thanh toán nhiều lần bằng các phần bằng nhau.

- Thẻ tín dụng : là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ tín

dụng cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định

mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.

Mỗi thẻ có một mức tín dụng nhất định, và mức này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của khách hàng và mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.

Cho vay tiêu dùng gián tiếp:

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.

Sơ đồ 1.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp

Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (1) (4) (5) (6) (2) (3)

(1): Ngân hàng và Công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán

chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu.

(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng

hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4): Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng. (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho Công ty bán lẻ.

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. CVTD gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau:

- Phương thức truy đòi hoàn toàn: khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà

người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán toàn bộ các

khoản nợ cho ngân hàng nếu khi đến hạn người mà tiêu dùng không thanh toán

được cho ngân hàng. Mặt khác nếu một số phiếu nợ trở thành quá hạn thanh toán

các công ty bán lẻ buộc phải chi trả, thu xếp thời gian thực hiện chi trả. Do đó phương thức này mang lại ít rủi ro cho ngân hàng và như thế các công ty bán lẻ

buộc phải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu.

- Phương thức truy đòi hạn chế: theo phương thức này trách nhiệm của công

ty bán lẻ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng không thanh toán chỉ giới hạn

trong một chừng mực nhất định, nó phụ thuộc vào các khoản thoả thuận giữa ngân

hàng và công ty bán lẻ.

- Phương thức không truy đòi: là phương thức không yêu cầu sự bồi thường

của công ty bán lẻ do vậy các công ty này sẽ không có trách nhiệm về các phiếu nợ bán cho ngân hàng. Đây là phương thức luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với ngân

hàng nên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với phương thức truy đòi. Cũng chính vì có nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng thường phải lựa chọn

loại chứng từ nào được mua và các công ty bán lẻ sẽ không nhận được một phần chi phí được trích lập của khoản dự trữ. Chỉ có các công ty bán lẻ mà rất được ngân

- Phương thức mua lại: đây là phương thức thoả thuận không truy đòi hoặc truy đòi giới hạn, cho phép công ty bán lẻ mua lại số dư thực tế chưa thanh toán.

Khi khoản cho vay quá hạn thì hàng hoá sẽ được ngân hàng tái sở hữu và phân phát cho công ty bán lẻ trong một thời gian đã được sắp xếp. Phương thức này phù hợp

với các công ty bán lẻ mạnh về tài chính và có trách nhiệm. Vì công ty bán lẻ có ít

rủi ro với phương thức mua lại hơn là phương thức truy đòi hoàn toàn, họ được một

phần nhỏ hơn trong lợi tức tài chính.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Diên Khánh, Khánh Hòa (Trang 28)