* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc, trung ƣơng, tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới ở cấp độ vĩ mô và ở địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin từ những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh, huyện và các xã thuộc huyện Lộc Bình cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các phòng: Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoá và Thông tin của huyện.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến thực hiện chƣơng trình xây dựng mô hình nông thôn mới theo quan điểm, ý kiến của những đối tƣợng trả lời khác nhau:
- Phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội ở 3 xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), trƣởng ban quản lý xây dựng NTM, trƣởng ban chỉ đạo xây dựng NTM, mỗi xã phỏng vấn 3 trƣởng thôn. Tổng cộng có 30 cán bộ 3 xã, thôn đƣợc phỏng vấn.
- Chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và xây
dựng mô hình nông thôn mới làm điểm nghiên cứu, điều tra. - Tên các xã, thôn tiến hành điều tra gồm:
+ Xã Yên Khoái gồm các thôn: Bản Khoai, Long Đầu, Nà Quân. + Xã Xuân Mãn gồm các thôn: Nà Hao, Bản Mận, Pò Là.
+ Xã Nhƣ Khuê gồm các thôn: Phiêng Vệ, Tằm Khuổi, Nà Vàng.
- Tại mỗi xã lựa chọn 3 thôn để tiến hành điều tra, mỗi thôn chọn mẫu 10 hộ để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 30 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 xã nghiên cứu là 90 hộ.
- Ngoài ra còn có sử dụng phƣơng pháp PRA để tìm hiểu về các khó khăn, trở ngại, cơ hội và thách thức ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới .
* Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm excel.
- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có đƣợc những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình thực hiện mô hình nông thôn mới ở huyện Lộc Bình.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phƣơng pháp này mà ta rút ra đƣợc các kết luận về hiệu quả công tác xây dựng mô hình nông thôn mới huyện Lộc Bình.
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thựchiện công tác xây dựng mô hình nông thôn mới huyện Lộc Bình.
- Phƣơng pháp đồ thị: Đồ thị là phƣơng pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.
- Phƣơng pháp SWOT: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong đề tài để thấy đƣợc các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay cho xây dựng mô hình nông thôn mới mà huyện Lộc Bình đang gặp phải, từ đó đƣa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của huyện.
- Phƣơng pháp chuyên gia:Phƣơng pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nông thôn của Phòng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ Ban quản lý xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia chƣơng trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Lộc Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 23 km theo Quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện Cao Lộc, phía Tây giáp huyện Chi Lăng và Tây Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Nam giáp huyện Đình Lập, phía Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc).
Lộc Bình là huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn với chiều dài đƣờng biên giới với Trung Quốc là 31,69 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 100.094,98 ha, chiếm 12,02 % tổng diện tích cả tỉnh, huyện có 29 đơn vị hành chính gồm hai thị trấn là thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dƣơng, 27 xã và 290 thôn, khu phố.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Lộc Bình nằm trong lƣu vực sông Kỳ Cùng, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển 352 m, cao nhất là đỉnh núi Mẫu Sơn (1.541 m). Địa hình của huyện nghiêng từ bắc xuống Tây Nam, chia thành 3 vùng rõ rệt.
+ Vùng núi cao: Chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700 - 900 m gồm các xã: Mẫu Sơn, Tam Gia, Lợi Bác, Ái Quốc, Minh Phát, Hữu Lân... Phần lớn đất có độ dốc > 20o.
+ Vùng đồi núi thấp: Có độ dốc từ 8 – 150, bao gồm các xã: Yên Khoái, Khuất Xá, Tú Đoạn, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thôn, Nhƣ Khuê, Hiệp Hạ, Xuân Tình...
+ Vùng thung lũng bằng: Gồm các xã chạy theo dọc Quốc lộ 4B, một phần chạy theo dọc theo sông Kỳ Cùng.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Do đặc điểm của địa lý, địa hình nên có thể chia Lộc Bình thành 2 vùng tiểu khí hậu khác nhau:
- Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn;
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc điểm khí hậu của Lộc Bình là nằm trong vùng có mùa đông lạnh, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các tiểu vùng.
- Nhiệt độ: Về cơ bản, khí hậu Lộc Bình vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổng nhiệt độ năm >75600C, số giờ nắng 1400-1450 giờ, bức xạ tổng cộng 110- 120kcal/cm2/năm, nhiệt độ TB năm 210C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc. Nhƣng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 370C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống -20C
- Chế độ mƣa: Lộc Bình là huyện có lƣợng mƣa khá của tỉnh Lạng Sơn, lƣợng mƣa trung bình 1349mm (Riêng vùng núi Mẫu Sơn có lƣợng mƣa khá cao 2000-2400mm/năm).
3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Huyện Lộc Bình có hệ thống lƣu vực của 2 con sông chính:
+ Sông Kỳ Cùng: Lƣu vực tại huyện chiếm 75 % nguồn nƣớc tự nhiên của huyện.
+ Sông Lục Nam: Lƣu vực tại huyện chiếm 24% nguồn nƣớc tự nhiên của huyện.
+Ngoài ra, có các nguồn khác chiếm 1 % nguồn nƣớc tự nhiên của huyện. Trên địa bàn huyện còn có rất nhiều suối nhỏ phân bố khắp các xã có tác dụng bồi đắp tạo ra những loại đất phù sa ngòi suối khá màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài tác dụng bồi đắp phù sa tạo ra những cánh đồng phù sa hẹp hệ thống ngòi suối của huyện còn là nguồn cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân địa phƣơng.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả báo cáo thống kê đất đai năm 2013, đến ngày 01/01/2014, hiện trạng sử dụng đất của huyện Lộc Bình nhƣ sau:
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có: 100094,98 ha, phân theo mục đích sử dụng gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng, trong đó:
Đất nông nghiệp có diện tích 85.880,15 ha, chiếm 85,9% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp với diện tích 6.817,73 ha, chiếm 6,8% tổng diện tích tự nhiên.
Đất chƣa sử dụng 7.397,10 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích tự nhiên.
Về chất lƣợng đất phân theo nguồn gốc phát sinh gồm có 4 nhóm đất chính.
Bảng 3.1: Các nhóm đất phân theo nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện Lộc Bình
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa P
1 Đất phù sa đƣợc bồi trung tính ít chua Pbe 528,2 0,52
2 Đất phù sa đƣợc bồi chua Pbc 945,33 0,94 3 Đất phù sa ngòi suối Py 785,88 0,78 II Nhóm đất đỏ vàng F 4 Đất đỏ vàng trên đất sét và biến chất Fs 55.708,7 55,65 5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 29.654,94 29,62 6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.702,69 5,69
7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc FL 1.678,61 1,67
III Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H
8 Đất mùn vàng nhạt trến đá cát Hq 1.328,27 1,32
IV Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D
9 Đất thung lungc do sản phẩm dốc tụ D 2.948,79 2,94
Tổng diện tích 100.095,64 100
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a) Nhóm đất phù sa: Có 3 đơn vị đất:
a1) Đất phù sa đƣợc bồi trung tính ít chua (Pbe)
Diện tích 528,2 ha chiếm 0,52% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Bằng Khánh, Vân Mộng, Nhƣ Khê, Lục Thôn, Đồng Bục ven sông Kỳ Cùng.
Đất đƣợc hình thành do sự bồi đắp một lƣợng phù sa mới hàng năm, tùy điều kiện địa hình và tốc độ dòng chảy mà lƣợng phù sa mới đƣợc bồi thêm dày hoặc mỏng. Loại đất này thích hợp phát triển các cây hoa màu, lƣơng thực nhƣ ngô, đậu đỗ năng suất khá.
a2) Đất phù sa đƣợc bồi chua (Pbc)
Diện tích 945,33 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên. Hình thành do sự bồi đắp của sông Kỳ Cùng nhƣng do ở bậc thềm cao hơn nên chỉ những năm nƣớc lớn mới đƣợc bồi đắp. Loại đất này phân bố ở các xã Khuất Xã, Tú Đoạn, Quan Bản, Đông Quan.
Đối với những chân đất có điều kiện tƣới nên bố trí trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa màu, ở những nơi địa hình cao thành phần cơ giới nhẹ không chủ động tƣới tiêu nên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
a3) Đất phù sa ngòi suối (Py)
Diện tích 785,88 ha, chiếm 0,78% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở các dải đất hẹp ven suối thuộc các xã Tam Gia, Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Hữu Lân, Nam Quan.
Loại đất này có diện tích không nhiều nhƣng lại có vị trí quan trọng trong việc giải quyết lƣơng thực trên địa bàn vùng núi. Hiện nay đang đƣợc sử dụng trồng hoa màu (ngô, đậu, đỗ…) và lúa nƣớc ở những nơi có điều kiện tƣới. Tuy nhiên đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, mặt khác dễ bị ngập úng và lũ quét vào mùa mƣa. Để sử dụng có hiệu quả loại đất này cần đảm bảo tƣới tiêu chủ động và xây dựng hệ thống bờ vùng bờ thửa vững chắc để giữ nƣớc. Đặc biệt phải đầu tƣ thâm canh: Bón nhiều phân hữu cơ cân đối với các loại phân khoáng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm thu hoạch năng suất cao, ổn định, đảm bảo sử dụng đất lâu bền.
b) Nhóm đất đỏ vàng: Gồm 4 đơn vị đất:
b1) Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs)
Diện tích 55.708,7 ha chiếm 55,65% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở nhiều nhất ở các tất cả các xã trong huyện trừ thị trấn Na Dƣơng.
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Những nơi đất dốc trên 150 cần đƣợc canh tác theo kiểu nông lâm kết hợp, dốc trên 250
nên trồng khoanh nuôi bảo vệ rừng. Khi canh tác trên loại đất này cần quan tâm áp dụng các biện pháp chống xói mòn, bồi dƣỡng và cải tạo đất để canh tác ổn định và bền vững.
b2) Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)
Diện tích 29.654,94 ha chiếm 29,62% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều ở tất cả các xã trừ các xã: Hiệp Hạ, Tam Gia.
Trên loại đất này phần lớn diện tích đất có độ dốc dƣới 15° đã đƣợc khai thác trồng hoa màu nƣơng rẫy và một ít cây lâu năm. Vùng đất dốc >15° ít nơi còn giữ đƣợc rừng phần nhiều là đất trống đồi trọc hoặc trảng cỏ cây bụi. Đất vàng nhạt trên đá cát có nhiều hạn chế nhƣ độ phì nhiêu thấp, cơ giới nhẹ, tầng đất không dày và lẫn nhiều sỏi đá. Canh tác trên loại đất này cần coi trọng biện pháp giữ ẩm trong mùa khô hạn, chống xói mòn trong mùa mƣa lũ bằng biện pháp che phủ cho đất.
b3) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Diện tích 5.702,69 ha chiếm 5,69 % tổng diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều ở các xã Nam Quan, Đông Quan, Sàn Viên, Khuất Xá,Tú Đoạn, Hữu Khánh, Lục Thôn, Đồng Bục và thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dƣơng nằm trong vùng có các bậc thềm cao tiếp giáp với vùng đồng bằng phù sa mới ven các sông Kỳ Cùng.
Trên loại đất này phần lớn diện tích đất có độ dốc dƣới 15°, đồi thoải lƣợn sóng và gần nguồn nƣớc rất thích hợp với nhiều loại cây trồng nhƣ cây ăn quả và các loại cây hoa màu ngắn ngày năng suất khá cao. Canh tác trên loại đất này cần coi trọng biện pháp chống xói mòn rửa trôi cho đất, bón phối hợp các loại phân đặc biệt là phân hữu cơ.
b4) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL)
Diện tích 1.678,61 ha chiếm 1,67% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên các sƣờn thấp trong các thung lũng tập trung nhiều ở các xã Đồng Bục, Hữu Khánh, Quan Bản, Đông Quan, Nam Quan, Xuân Dƣơng, Khuất Xá, Tú Đoạn, Tĩnh Bắc.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc có diện tích không nhiều nhƣng rất quan trọng đối với việc sản xuất lúa nƣớc của huyện. Tùy thuộc vào điều kiện tƣới mà loại đất này đƣợc sử dụng trồng 2 vụ lúa /năm hoặc trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên do phƣơng thức canh tác không hợp lý (quảng canh, độc canh), không coi trọng thâm canh ngay từ đầu nên đa số diện tích loại đất này đang bị thoái hóa, mất cân bằng dinh dƣỡng, sản xuất không ổn định.
c. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Có 1 đơn vị đất.
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)
Nhóm đất này đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá trầm tích. Nhóm đất mùn đỏ vàng phân bố ở độ cao từ 900m trở lên. Mặc dù đây là loại đất không mấy ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp theo phân loại phát sinh do yếu tố độ cao đƣợc sử dụng trong phân loại nên nó đƣợc chia thành nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Các đơn vị dƣới nhóm dựa vào nguồn gốc đá mẹ.