Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn Lý Quang Ngọc. (Trang 37)

Thực hiện Nghị quyết trung ƣơng 7 (khóa X), Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020.

Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực nhƣ sau:

1.3.2.1. Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở

Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ƣơng Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng có 24 thành viên, do đồng chí Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Chính Phủ làm Trƣởng ban, Bộ trƣởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó trƣởng ban thƣờng trực. Ban chỉ đạo Trung ƣơng đã ban hành Quy chế hoạt động (tại quyết định 437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010).

Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Văn phòng điều phối Chƣơng trình với 24 cán bộ chuyên trách .

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chƣơng trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cƣ).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.

1.3.2.2. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo

Trong năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng, lãnh đạo các địa phƣơng để triển khai Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Nhiều hoạt động tuyên truyền nhƣ họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế... cũng đã đƣợc tiến hành.

Theo thống kê chƣa đầy đủ, đến nay có 40/63 tỉnh đã xây dựng website; tổ chức đƣợc hơn 70 ngàn hội nghị, dựng gần 800 ngàn pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu và hàng chục ngàn tin bài trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, hƣởng ứng cuộc vận động “cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tƣớng phát động, hầu hết các Bộ, ngành và 100% các tỉnh; 71% các huyện và khoảng 40% các xã đã tổ chức phát động hƣởng ứng; ngƣời dân đã tích cực hàng chục ngàn m2 đất ở, cây cối, hoa màu, tham gia công sức vào chỉnh trang, nâng cấp giao thông nông thôn; tu sửa nơi ở và các công trình công cộng; tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thôn, ấp và hiến cho mở rộng đƣờng giao thông nông thôn, chỉnh trang thôn, bản…. với kinh phí ƣớc tính hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch tuyên truyền và tổ chức họp báo định kỳ để định hƣớng công tác tuyền truyền; tổ chức 12 hội nghị

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyên đề về xây dựng nông thôn mới với các Bộ, ngành liên quan; phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông để nâng cao chất lƣợng thông tin về nông dân, nông thôn trên 2 kênh truyền hình VTC 14 và VTC 16... Các đơn vị nhƣ công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam “Tổ chức cuộc thi tìm hiểu xây dựng nông thôn mới”; Đoàn Thanh niên cơ quan Bộ đã phát động phong trào “Tuổi trẻ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sứa xây dựng nông thôn mới”.... Khối các trƣờng, viện, Trung tâm đã phát động phong trào thi đua triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ƣu tiên đào tạo nghề ở những xã đã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đã có đề án phát triển sản xuất.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền, tập huấn trong thời gian qua đã tạo đƣợc sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị, đã thực sự nắm rõ đƣợc nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào, qua đó đã có những phƣơng pháp, cách làm hiệu quả, thu hút đƣợc sự quan tâm, đồng tình hƣởng ứng, tự giác tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân trong cả nƣớc.

Ban chỉ đạo Trung ƣơng đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phƣớc, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn – Nghệ An, Hải Hậu – tỉnh Nam Định, Phƣớc Long – tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam, K‟Bang – tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

Theo Cục kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (công bố tại hội nghị ngày 15/2/2011), năm 2011, có 60 tỉnh chọn xã làm điểm chỉ đạo trƣớc khi nhân ra diện rộng (766 xã/119 huyện), trong đó đa số lựa chọn 4-10 xã (chiếm 3-4%). Một số tỉnh chọn số xã làm điểm lớn nhƣ Phú Yên 22%, Đồng Tháp 25%, Hà Giang 23%, Lào Cai 31%... Có tỉnh đề ra kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn kế hoạch của Trung ƣơng nhƣ Quảng ninh phấn đầu 70% xã đạt nông thôn mới vào năm 2015.

1.3.2.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo

Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Bộ, ngành trung ƣơng đã ban hành nhiều thông tƣ hƣớng dẫn quản lý, thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đã hoàn thành cơ bản hệ thống các văn bản hƣớng dẫn triển khai chƣơng trình; một số Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố Thái Bình, Vĩnh Phúc, TP.Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tĩnh và An Giang…đã vào cuộc tích cực và đã tạo ra chuyển biến sâu rộng ở địa phƣơng; Các đoàn thể chính trị - xã hội đã tham gia tích cực hơn và đã có những kết quả ban đầu.

1.3.2.4. Chỉ đạo cơ sở tập trung thực hiện một số nội dung

Đến hết năm 2012, so với mục tiêu, mức đạt chung về tỷ lệ các xã xong quy hoạch nông thôn mới chung cả nƣớc mới đạt 68%, trong đó cao nhất là Bắc Trung Bộ đạt 88%; Đồng bằng sông Hồng đạt 79%; ĐBSCL đạt 67%, Tây Nguyên đạt 61%, Miền núi phía Bắc đạt 54%; Đông Nam Bộ đạt 41%; Nam Trung Bộ đạt 28%. Đồng thời, chất lƣợng công tác quy hoạch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đặc biệt là quy hoạch nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã thiếu tính kết nối vùng, nội dung còn dàn trải, chƣa dựa vào thế mạnh của địa phƣơng

Về lập đề án xây dựng NTM cấp xã: So với mục tiêu, đến nay mới có 4.017/9084 xã (chiếm 44% số xã) đã phê duyệt xong đề án. Trong đó cao nhất là Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ 52%; thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long 10% và Đông Nam bộ là 6%. Đáng chú ý, còn 12 tỉnh (Bắc Kạn và Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Hƣng Yên, Quảng Trị, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bình Phƣớc) đạt tỷ lệ phê duyệt đề án rất thấp gồm (từ 2 – 5%). Ngoài ra đề án chƣa bám sát quy hoạch của xã, nặng về tính toán đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chƣa chú trọng tới sản xuất, môi trƣờng, văn hoá..., giải pháp thực hiện còn thiếu tính thực tiễn.

Song song với việc quy hoạch, lập đề án, các địa phƣơng đang từng bƣớc thực hiện các nội dung nhƣ xây dựng đƣờng giao thông, thủy lợi, chuyển dịch kinh tế... Một số tỉnh triển khai tích cực nhƣ Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, An Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Nam... Tỉnh Tuyên Quang có cơ chế hỗ trợ 100% xi măng, ống cống qua đƣờng, công vận chuyển, kinh phí quản lý cho xây dựng giao thông nông thôn, Hải Phòng hỗ trợ 15-20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng...

Về kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã: Đến năm 2012 các địa phƣơng đã đạt đƣợc những kết quả sau:

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về giao thông nông thôn: kiên cố hóa đƣờng giao thông nông thôn đã trở thành phong trào rộng khắp ở các địa phƣơng và các vùng trong cả nƣớc nên đã và đang triển khai đƣợc gần 5.000 công trình, với khoảng 64.000 km. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phƣơng đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động đƣợc nhiều hơn sự tham gia của ngƣời dân và cộng đồng, dần hình thành phong trào về kiên cố hoá đƣờng giao thông nông thôn…

- Về thủy lợi: đã cải tạo và nâng cấp đƣợc gần 1000 công trình, trong đó đã kiên cố hóa, nạo vét đƣợc 7.000 km kênh mƣơng, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp đƣợc hàng ngàn công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tƣới tiêu.

- Công trình nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng và công trình công cộng: Thực hiện chƣơng trình MTQG nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, các địa phƣơng đã xây dựng, nâng cấp đƣợc hơn 1.000 công trình nƣớc sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát nƣớc thải vệ sinh. Ngoài ra, các địa phƣơng đã sửa chữa, nâng cấp 480 trƣờng học các cấp; xây dựng, nâng cấp 39 trụ sở xã; xây dựng 516 nhà văn hóa thôn, xã; xây dựng 50 trạm y tế xã; xây dựng 120 công trình điện; xây dựng 28 chợ và hàng trăm công trình khác đƣợc xây dựng hoàn thành đƣa vào sử dụng.

Theo kết quả đánh giá của các địa phƣơng số xã đạt nhóm các tiêu chí này chiếm khoảng 20% số xã của các tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Miền núi phía Bắc và Đồng Bằng sông Cửu Long…. Tuy nhiên, công tác xây dựng hạ tầng đang bộc lộ một số hạn chế nhƣ nguồn lực đầu tƣ cho xây dựng hạ tầng nông thôn mới vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc, mức huy động từ các nguồn khác còn thấp; Chƣa chú trọng đến các công trình y tế, văn hoá, vệ sinh môi trƣờng nông thôn…; Việc tuyên truyền, vận động sự tham gia, đóng góp của ngƣời dân còn hạn chế. Thiếu quản lý, duy tu và bảo dƣỡng các công trình hạ tầng sau khi đƣa vào sử dụng.

Về phát triển sản xuất: Tính đến nay, các địa phƣơng trong cả nƣớc đã hỗ trợ trên 1.200 tỷ đồng để thực hiện hơn 5000 mô hình sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất từ 15-20%. Một số phong trào nổi bật về phát triển sản xuất là việc dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng “cánh đồng

34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mẫu lớn”, “cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp”. Một số tỉnh đã có chính sách hỗ trợ nông dân phát triển cơ giới hoá (nhƣ Thái Bình); dựa vào lợi thế, tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi theo lợi thế hoặc có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân, doanh nghiệp xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điển hình là TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển sản xuất cấp xã chƣa gắn kết với quy hoạch vùng nên cơ cấu sản xuất ở nhiều xã còn mang nặng tính tự phát. Liên kết sản xuất giữa nông dân - doanh nghiệp và nhà khoa học; công tác tập huấn, đào tạo nông dân còn hạn chế. Do đó chua hình thành đƣợc nhiều vùng hàng hóa tập trung.

Về văn hoá – xã hội – môi trƣờng:

- Về giáo dục: Theo tổng hợp chƣa đầy đủ, mức đạt tiêu chí này cao nhất là vùng ĐBSH, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và cuối cùng là miền núi phía Bắc.

- Về y tế: Hiện tại có trên 60% số dân cả vùng nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

- Về văn hóa: Đã hình thành đƣợc các thiết chế văn hóa và môi trƣờng ở nông thôn; có trên 20% xã có câu lạc bộ (đội văn nghệ); khoảng 25% ngƣời dân thƣờng xuyên tham gia các hoạt động thể thao, 70% thôn, xóm đƣợc công nhận làng văn hóa.

- Về môi trƣờng: Hiện tại có 40% xã thành lập tổ thu gom rác thải (tăng 10% xã so với trƣớc thời điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới).

Tuy nhiên, các vấn đề về môi trƣờng nông thôn chƣa có nhiều chuyển biến. Các hoạt động cải tạo cảnh quan nhƣ sửa chữa đƣờng xá, cổng ngõ, phát quang bụi rậm, sửa sang hàng rào, cải tạo vƣờn tạp để có thu nhập và có cảnh quan đẹp từ mỗi nhà, đồng thời dễ huy động sự đóng góp của cộng đồng... vẫn chƣa đƣợc Ban Chỉ đạo các địa phƣơng chú trọng chỉ đạo thực hiện.

Về Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

- Ngân sách Trung ƣơng trong những năm qua đã hỗ trợ cho 59 tỉnh là 3.265,8 tỷ đồng. Trong đó năm 2012 là 1.675,8 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2011.

- Ngân sách địa phƣơng: Tính đến năm 2012 đã có 55/63 tỉnh, thành phố bố trí ngân sách địa phƣơng cho Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với tổng kinh

35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phí là 14.080 tỷ đồng (năm 2012 khoảng 7.438 tỷ, tăng 12% so với năm 2011). Trong đó các tỉnh, thành phố tự túc ngân sách chiếm khoảng 71% (cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh - 2162 tỷ, Vĩnh Phúc - 1948 tỷ; Hà Nội - 1.923 tỷ).

1.3.2.5. Một số vấn đề rút ra qua việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới.

Theo đánh giá sơ kết 2 năm 2011-2012, việc triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, hầu hết các tỉnh đã tích cực triển khai và đạt đƣợc nhiều kết quả tốt, thể hiện ở những mặt sau:

- Đã làm chuyển biến, nâng cao một bƣớc nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị và ngƣời dân về Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Hình thành bộ máy tổ chức chỉ đạo, thực hiện chƣơng trình ở các cấp từ Trung ƣơng đến các xã, thôn.

- Đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.

- Nhiều địa phƣơng đã chủ động xây dựng cơ chế, chính sách làm cơ sở thực hiện từng tiêu chí ở địa phƣơng. Nhiều cơ chế, chính sách là những cách làm sáng tạo, có hiệu quả.

- Đã xây dựng đƣợc một số các xã cơ bản đạt nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phƣơng, ngoài 11 xã điểm do Ban Bí thƣ chỉ đạo đã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, còn có thêm 32 xã đạt từ 16-18 tiêu chí, cụ thể: Hà Nội (8 xã), Bắc Giang (2 xã), Quảng Ninh (10 xã), Lào Cai (1 xã), Yên Bái (1 xã); Bắc Ninh (5 xã), Hƣng Yên (1 xã), Hải Phòng (3 xã). Trong đó có 9 xã đạt 18 tiêu chí (chƣa đạt tiêu chí cơ cấu lao động); Đã có 950 xã (đa số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ) đạt từ 10 tiêu chí trở lên.

- Công tác tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua „„Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới‟‟ đƣợc thực hiện khẩn trƣơng, đồng bộ, nghiêm túc,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn Lý Quang Ngọc. (Trang 37)