Phòng và trị bệnh

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 58)

Ngoài việc kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp còn kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm trong ao (Hình 3.24). Công việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trên tôm và đưa ra các phương pháp xử lí: vật lí, hóa học, sinh học… sớm nhất nhằm hạn chế thiệt hại. Các dấu hiệu bệnh trên tôm xuất hiện trong quá trình nuôi và các hướng xử lí được trình bày trong (Bảng 3.12).

Bảng 3 12 Kiểm tra sàng ăn, dấu hiệu và cách xử lý

Dấu hiệu Hƣớng xử lý

Tôm nhợt nhạt, mềm vỏ Tôm đang thời kì lột xác, bổ sung khoáng chất qua đánh thuốc và thức ăn: Super Premix, K2O, canxifor,…

Phân tôm dài có màu tảo Tôm không ăn được thức ăn, bổ sung men tiêu hóa Phân tôm dính đuôi Bệnh đường ruột, xử lý bằng thuốc

Hình 3 24 Kiểm tra sàng thức ăn và kiểm tra sức khỏe tôm trên sàng

Trong suốt vụ nuôi hai ao A13, A14 tôm đã mắc phải một số bệnh như sau:

Bệnh liên quan đến đường ruột:

Ngày nuôi thứ 23, 72 -84 ao A13, ngày nuôi 21, 72 - 84 ao A14 tôm có dấu hiệu bệnh: tôm giảm ăn, chậm lớn, phân trong đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột hoặc đuôi phân dài. Thức ăn trong

đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm. Khi kiểm tra sàng ăn, phân tôm màu sắc nhợt nhạt, hoặc màu đen khác với màu thức ăn. Nguyên nhân, ao nuôi có nhiều chất hữu cơ. Đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột, do đó tại điểm này không thể hấp thụ chất dinh dưỡng nên thường xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát [8].

Xử lý: giảm khẩu phần ăn/lần ăn, tiến hành thay nước làm giảm lượng chất hữu cơ, kích thích tôm bắt mồi. Trộn vào thức ăn thêm các loại men tiêu hóa và các loại vi sinh tăng khả năng tiêu hóa cho tôm, kết hợp với dùng kháng sinh Oxytetraxyline 4 kg/3.000m2. Kết quả sau 7 -10 ngày cho ăn liên tục quan sát thấy đường ruột tôm bình thường trở lại.

Bệnh đục cơ IMNV

Tôm ao A13 ngày nuôi 63 - 77, A14 ngày thứ 77 - 84 bị mắc bệnh này. Dấu hiệu, phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần ra khắp cơ thể, rất dễ nhận biết nhất là sau mỗi kỳ lột xác, để xác định dấu hiệu bệnh xem thân tôm vào buổi tối hoặc kiểm tra tôm bằng cách nhìn qua ánh nắng mặt trời. Tôm bị bệnh này vẫn có thể sống được và thường chỉ chết sau khi mỗi kỳ lột xác. Bệnh này có thể nguyên nhân chính do tôm bị thiếu khoáng, hàm lượng oxy trong ao thấp, hàm lượng khí độc cao, nhiệt độ thay đổi hoặc tôm có thể bị nhiễm virut IMNV,... [8].

Công ty trị bệnh bằng cách kiểm tra trước khi mỗi đợt lột rộ bổ sung khoáng, và vitamin vào ao. Kết quả 7 - 14 ngày trị bệnh thân tôm hết bị đục, hoạt động tốt và ăn bình thường trở lại. Nhưng trong thời gian bị bệnh chúng tôi quan sát thấy tôm rớt đáy nhiều.

Hội chứng EMS

Ngày nuôi thứ 37 ao A13, ngày nuôi 45 ao A14, từ ngày 63 trở đi cả 2 ao A13 và A14 điều có biểu hiện của bệnh EMS như sau: tôm chậm lớn, bị mềm vỏ, màu sắc tôm nhợt nhạt, gan tụy mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to, bơi lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và rớt đáy hàng loạt. Nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh, nguồn có từ tôm giống bố mẹ, từ môi trường vùng nuôi, có thể cả từ thức ăn, chế phẩm sinh học kém

chất lượng. Cũng có thể do ảnh hưởng trực tiếp thời tiết bất thường, phù hợp cho các vi khuẩn gây EMS bùng phát, gây bệnh trên diện rộng [8].

Xử lý, cho tôm ăn hai lần: [Ciprofloxacin + Metrodazol + Mangannese Sulphate + ß - Glucannase + Vitamin C]/ngày, hai lần: [Oxytetra + Metrodazol + Mangannese Sulphate + ß - Glucannase + Vitamin C]/ngày. Trong giữa vụ nuôi sau khi điều trị khoảng 7 ngày tôm hết bệnh, nhưng trong thời gian, kiểm tra đáy chúng tôi thấy rằng tình trạng tôm rớt đáy trung bình khoảng 3 kg/ ngày. Hiện tượng bùng phát bệnh ở cuối vụ nuôi diễn ra nhanh tôm liên tục bị rớt đáy, giảm ăn. Sau khi tính toán lợi nhuận kinh tế công ty đã tiến hành thu hoạch.

Tóm lại trong vụ nuôi vừa qua, có thể thấy rằng nhiều bệnh diễn ra trong ao nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tỉ lệ sống của tôm và bệnh tái phát diễn biến nhanh hơn và khó điều trị hơn bệnh lần đầu như bệnh (EMS). Đây có thể coi là nguyên nhân chính làm giảm năng suất của ao nuôi.

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 58)