Tổng kết giai đoạn ương giống
Giai đoạn ương được định nghĩa là bước đầu trong quá trình nuôi thương phẩm, giai đoạn này có một số lợi ích như tận dụng tối ưu diện tích ao nuôi, tăng tỷ lệ sống, nâng cao tốc độ tăng trưởng trong nuôi thương phẩm [34], [16]. Sau 30 đến 35 ngày nuôi, tôm được san các ao ngoài trời để nuôi tiếp. Thu tốm ở giai đoạn này, dùng lưới kéo để gom tôm và nhanh chóng vận chuyển sang ao khác bằng rổ san tôm. Trước khi san tôm cũng phải ổn định các yếu tố môi trường như: độ mặn, gây màu nước ao nuôi để tránh sốc, đồng thời định lượng số tôm trong ao để chuẩn bị ao nuôi phù hợp. Kết quả định lượng cho thấy rằng tỉ lệ sống trong quá trình ương nuôi cao 92% ở ao D1 và 94% ở ao D2 so với ương trong ao ở ngoài trời 65 - 75% [14], [34], [22]. Nguyên nhân, do ao nuôi D1 và D2 được có diện tích nhỏ (1.000 m2) phủ lưới lam và có tường bao quanh giúp ổn định nhiệt, các yếu tố môi trường, và hạn chế được tảo phát triển, hạn chế được mầm bệnh lây lan và đặc biệt giảm thiểu tối đa dùng hóa chất diệt khuẩn và diệt tảo. Bảng 3.13 kết quả định lượng tôm sau quá trình ương nuôi từ 1 đến ngày nuôi thứ 35 tại ao nuôi D1 và D2.
Bảng 3 13 Tổng kết giai đoạn ƣơng nuôi từ 1 - 35 ngày
TT Chỉ tiêu kỹ thuật Ao D1 Ao D2
1 Diện tích ao (m2) 1.000 1.000
2 Số lượng giống (con) 700.000 720.000
3 Mật độ (con /m2) 700 720
4 Kích cỡ giống PL12 PL10
5 Thời gian ương nuôi (ngày) 30 35
6 Cỡ tôm san (con/kg) 600 550
7 Tỷ lệ sống (%) 92 94
Tuy tốc độ phát triển của tôm tương đối nhanh (550 - 600 con/kg), nhưng chúng tôi quan sát thấy rằng, vẫn còn trường hợp tôm phân đàn theo ba kích cỡ khác nhau (Hình 3.25). Nguyên nhân do mật độ tôm dày nên sự cạnh tranh thức ăn cũng như môi trường sống diễn ra mạnh. Kết quả số lượng tôm trong ao D1 đến thời điểm san là 64 vạn và ao D2 là 67 vạn, san ra hai ao diện tích 3.000 m2 mỗi ao trung bình 64 - 67 vạn tôm, mật độ 213 - 223 con/m2.
Hình 3 25 Xác định chiều dài tôm trong ao ƣơng
Trong quá trình chăm sóc, thường xuyên quan sát đo đạc và xác định tốc độ tăng trưởng của tôm nhằm kịp thời nắm bắt tình hình tôm trong ao. Khi tôm được 50 - 60 ngày, sử dụng chài để cân mẫu kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm từng ao và quan sát các dấu hiệu bệnh cũng như tỷ lệ phân đàn. Để tránh làm tôm bị sốc định kỳ khoảng chài kiểm tra tôm một lần/tuần. Kết quả xác định tốc độ tăng trưởng của tôm từ ngày thứ 50 trở đi được trình bày tại Bảng 3.14:
Bảng 3 14 Tốc độ tăng trƣởng về chiều dài và khối lƣợng của tôm Ngày
tuổi
Kích cỡ
(con/kg) Chiều dài (cm)
ADGw (g/con/ngày)
ADGL (cm/con/ngày)
A13 A14 A13 A14 A13 A14 A13 A14
56 105.0 117.0 9,00 8,70 - - - -
63 84.0 98.0 9,40 9,00 0,34 0,23 0,05 0,04 70 75.0 82.0 10,0 9,70 0,20 0,29 0,08 0,10 77 69.0 74.0 10,2 10,0 0,17 0,19 0,04 0,04 84 64.0 68.0 10,4 10,2 0,16 0,17 0,03 0,03
Qua Bảng 3.14 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân theo chiều dài và khối lượng của hai ao A13 và A14 tương đối nhanh. Sau hai tháng san nuôi, tôm đạt cỡ từ 68 - 64 con/kg. Tốc độ tăng trưởng theo khối lượng ADGw từ 0,16 - 0,34 g/con/ngày. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài từ 0,03 - 0,1 cm/con/ngày. Càng về cuối vụ tốc độ tăng trưởng càng thấp từ 0,04 xuống 0,03 cm/con/ngày về chiều dài và chỉ còn 0,16 - 0,17 g/con/ngày về khối lượng.
Thu hoạch
Sau 54 - 55 ngày san nuôi, tiến hành xả nước thu hoạch, khi mực nước trong ao còn 60 - 80 cm dùng lưới điện 12 V kéo tôm. Đồng thời thu mẫu đo kích cỡ và chiều dài tôm, ghi tổng khối lượng tôm thu hoạch để phụ vụ quá trình nghiên cứu. Kết quả thu hoạch được trình bày theo Bảng 3.15:
Bảng 3 15 Kết quả thu hoạch tôm
Chỉ tiêu kỹ thuật Ao A13 Ao A14
Diện tích (m2) 3.000 3.000
Ngày thả 18/03/2014 19/03/2014
Mật độ (con/m2) 213 223
Thời gian nuôi (ngày) 84 90
Lượng tôm thu hoạch (kg) 6.179 5.212
Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 64 68
Lượng thức ăn sử dụng (kg) 7.477 6.380
Đánh giá chung về năng suất thu hoạch tôm trong ao nuôi ứng dụng công nghệ semi - Biofloc của trại đạt từ 15,6 - 18,6 tấn/ha/vụ và kích cỡ tôm từ 14,7 - 15,6 g/con cao hơn so với ao nuôi tôm thâm canh không ứng dụng công nghệ Biofloc (15 tấn/ha/vụ), và gấp 4 - 5 lần so với ao nuôi tôm bán thâm canh nhưng thấp hơn so với ao nuôi tôm lót bạc ứng dụng công nghệ Biofloc theo mô hình chuẩn: 20 - 25 tấn/ha/vụ kích cỡ tôm 18 - 20 g/con [30], [40]. Hệ số tiêu tốn thức ăn từ 1,21 đến 1,22 nhìn chung không thấp hơn so với ao nuôi tôm thâm canh thông thường (FCR: 1,2). Tỉ lệ sống của tôm ao A13 và ao A14 chỉ đạt 55,3 - 58,0% được đánh giá là thấp so với những hình thức nuôi khác từ 65% trở lên [14].
Một số nguyên giải thích cho kết quả của vụ nuôi trên là: Thứ nhất, ao nuôi tôm chưa áp dụng hoàn toàn công nghệ Biofloc chuẩn là tận dụng sinh khối chất thải làm thức ăn cho tôm mà chỉ áp dụng quy trình semi - Biofloc để phòng bệnh cho tôm và quản lý môi trường ao nuôi nên hệ số FCR vẫn chưa được cải thiện so với [21]. Thứ hai, trong quá trình nuôi tôm bị mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột, bệnh đục cơ IMNV, và hội chứng EMS nên tôm bị rớt nhiều ảnh hưởng đến tốt độ tăng trưởng của tôm, năng suất và hệ số FCR toàn vụ. Nguyên nhân bệnh xảy ra có thể do cải tạo ao chưa đúng qui trình nên bệnh của vụ trước lây lan sang vụ sau. Mặt khác, trại nuôi nằm trong vùng dịch nên việc lây lan là điều khó tránh khỏi, cũng có thể đàn tôm bố mẹ bị mắc bệnh và di truyền cho thế hệ sau. Thứ ba, trình độ quản lý hệ thống Biofloc ngoài trời còn hạn chế nên tảo phát triển phải dùng hóa chất diệt tảo gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Nguyên nhân khác, hệ thống máy diesel hoạt động không tốt trong những trường hợp khẩn cấp nên việc cung cấp oxy cho ao nuôi nhiều lúc bị thiếu hụt ảnh hưởng đến xấu hô hấp của tôm.
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận
Trại nuôi có vị trí xa khu dân cư, gần trục đường biển chính nối với Phan Thiết, khu vực tập trung giống của cả nước ta, với địa thế như vậy nên thuận lợi cho việc vận chuyển giống, thức ăn và thu hoạch tôm.
Trại nuôi được thiết kế xây dựng thống công trình nuôi khoa học trên tổng diện tích 10 ha và đầu tư công nghệ tương đối đầy đủ đáp ứng được những điều kiện tốt để nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Biofloc.
Kỹ thuật cải tạo ao, được thực hiện đúng quy trình, phù hợp với chu kỳ sản xuất của công ty. Thời gian cải tạo ao từ 15 - 20 ngày. Tôm giống được sản xuất ngay tại công ty, nhìn chung chất lượng tôm giống đảm bảo. Giống được tuyển chọn và thả nuôi đúng quy trình kỹ thuật.
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi được kiểm soát định kỳ, duy trì trong phạm vi thích hợp: pH từ 7,4 - 8,6, độ kiềm 120 - 180 mg CaCO3/l, NH3, NO2 luôn < 1 ppm... Hệ thống Biofloc phát triển tốt, ổn định được môi trường, đặc biệt giải quyết được vấn đề chất thải và khí độc trong suốt vụ nuôi.
Áp dụng mô hình nuôi theo công nghệ semi - Biofloc trong điều kiện trang trại của công ty chưa giải quyết được vấn đề về dịch bệnh cũng như vấn đề FCR (1,21 - 1,22) một cách hiệu quả, do đó, tỷ lệ sống (55,3 - 58,0%) và năng suất toàn vụ chưa cao (18 - 21 tấn/ha).
Từ các số liệu thu thập trong quá trình nuôi có thể khẳng định rằng, áp dụng công nghệ Biofloc vào trong ương nuôi mật độ cao ở giai đoạn đầu của tôm rất có hiệu quả mật độ nuôi 700 - 720 con/m2, tỷ lệ sống từ 92 - 94%.
4 2 Đề xuất ý kiến
Cần có những nghiên cứu sâu về thành phần vi sinh vật trong hạt floc, nhằm hạn chế tối đa khả năng gây bệnh của vi sinh vật phát triển trong floc lên tôm.
Cần nghiên cứu mật độ vi sinh vật, mối quan hệ giữa vi sinh vật và môi trường để duy trì floc hạn chế sự phát triển của tảo.
Mặt khác, nên xây dựng mô hình nghiên cứu công nghệ Biofloc chuẩn để đánh giá sát thực hiệu quả của mô hình mang lại khi áp dụng ở Việt Nam.
D NH MỤC TÀI LIỆU TH M KHẢO Tài liệu trong nƣớc
[1] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản 2009, Nhà xuất bản Hà Nội.
[2] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản 2010, Nhà xuất bản Hà Nội.
[3] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản 2013, Nhà xuất bản Hà Nội.
[4] Bộ thủy sản (2003), Danh mục các loài nuôi trồng thủy sản biển và
nước lợ ở Việt Nam, nhà xuất bản Hà Nội. Trang 42.
[5] Lại Văn Hùng (2004), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy
sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 63 - 69.
[6] Lê Văn Cát (2006), Nước nuôi thủy sản, chất lượng và giải pháp cải
thiện chất lượng, Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc.Trang 65 - 77, 100 - 102.
[7] Nguyễn Đình Trung (2011), Giáo trình quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Nha Trang. Trang 41, 46, 62 -
63.
[8] Nguyễn Trọng Nho, Lục Minh Diệp và ctv (2006), Kỹ thuật nuôi giáp xác, Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 23 - 25, 144 -
147.
[9] Nguyễn Văn Đức (2013), Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) áp dụng công nghệ Biofloc”,Tại Công ty TNHH Thủy sản Hải Dương, tỉnh Ninh Thuận, luận văn
tốt nghiệp Đại học Ngành NTTS. Trường Đại Học Nha Trang, Nha Trang.
[10] Tạp chí thương mại thủy sản, số 137/138 (2011), Sản xuất tôm ở châu Á năm 2010.
[11] Tổng cục thủy sản (2012), Báo cáo tình tình nuôi trồng thủy sản 2012, Nhà xuất bản Hà Nội.
[12] Tổng cục thủy sản (2013), Báo cáo tình tình nuôi trồng thủy sản 2013, Nhà xuất bản Hà Nội.
[13] Trần Nhữ Huy (2011), Tìm hiểu kỹ thuật tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931), tại Vạn Ninh, Khánh Hòa, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành NTTS. Trường Đại Học Nha Trang. Nha Trang.
[14] Trần Văn Dũng (2011), Bài giảng kỹ thuật sản xuất giống và nuôi
giáp xác, Nhà xuất bản Đại học Nha Trang. Trang 49 - 50.
[15] Võ Ngọc Thám (2012), Giáo trình công trình và thiết bị nuôi trồng
thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Nha Trang. Trang 123 - 127,136.
Tài liệu nƣớc ngoài
[16] Apud FD, Primavera JH, Torres PL (1983), Farming of Prawns and
Shrimps. Extension Manual (5), SEAFDEC Aquaculture Department, Iloilo,
Philippines. 67pp. Biofloc Technology (BFT): A Review for Aquaculture Application and Animal Food Industry 325.
[17] Aquacop (1975), Maturation and spawning in captivity of penaeid shrimp: Penaeus merguiensisde Man, Penaeus japonicusBate, Penaeus aztecusIves, Metapenaeus ensisde Haan and Penaeus semisulcatusde Haan. In: Avault W, Miller R.
[18] Avnimelech Y (1999), Carbon and nitrogen ratio as a control element in aquaculture systems. pp 227 - 235.
[19] Avnimelech Y (2007), Feeding with microbial flocs by tilapia in minimal discharge bioflocs technology ponds. pp 140 - 147.
[20] Avnimelech Y, Kochva M, et all (1994). Development of controlled
intensive aquaculture systems with a limited water exchange and adjusted carbon to nitrogen ratio. pp 119 - 131.
[21] Burford MA, Thompson PJ, McIntosh RP, Bauman RH, Pearson DC (2004), The contribution of flocculated material to shrimp (Litopenaeus
[22] Cohen J, Samocha TM, et all (2005), Characterization of water quality factors during intensive raceway production of juvenile L. vannamei using limited discharge and biosecure management tools. pp 425 - 442.
[23] Crab R, Chielens B, Wille M, Bossier P, Verstraete W (2010), The effect of different carbon sources on the nutritional value of bioflocs, a feed for Macrobrachium rosenbergiipost-larvae. pp 559 - 567.
[24] De Schryver P, Boon N, Verstraete W, Bossier P. (2012), The biology and biotechnology behind bioflocs. In: Avnimelech Y, editor. Biofloc Technology - a practical guide book, 2nd ed. The World Aquaculture Society,
Baton Rouge, Louisiana, USA. pp 217 - 230.
[25] Diego valderrama, James. L. Anderson (2011), Shrimp production review, Santiago, Chile.
[26] Diego valderrama, James. L. Anderson (2013), Shrimp production review, Santiago, Chile.
[27] Donald V. Lightne (2013), The Penaeid Shrimp Viral Pandemics due
to IHHNV, WSSV, TSV and YHV. History in the Americas and Current Status,
Department of Veterinary Science and Microbiology University of Arizona. [28] Emerenciano M, Cuzon G, Goguenheim J, Gaxiola G, Aquacop (2011), Floc contribution on spawning performance of blue shrimp Litopenaeus
stylirostris.
[29] Emerenciano M, Cuzon G, López-Aguiar K, Noreña-Barroso E, Máscaro M, Gaxiola G. (2011), Biofloc meal pellet and plant-based diet as an alternative nutrition for shrimp under limited water exchange systems. CD of
abstracts of World Aquaculture Society Meeting 2011, Natal, RN, Brazil.
[30] John A.Hargreaves (2013), Biofloc Production Systems for Aquaculture, USA.
[31] Kuhn DD, Boardman GD, Craig SR, Flick GJ, et all (2008), Use of
shrm, Litopenaeus vannamei, in recirculating aquacultura systems. pp 112 -
116.
[32] Maurício Emerenciano, G. Gaxiola and G. Cuzon (2014), Biofloc Technology: A review for aquaculture application and animal food industry. pp
1.
[33] McIntosh D, Samocha T.M, Jones E.R, Lawrence A.L, McKee D.A, Horowitz S. & Horowitz A (2000), The effect of a bacterial supplement on the high-density culturing of Litopenaeus vannameiwith low-protein diet in outdoor tank system and no water exchange. pp 215 - 227.
[34] Mishra JK, Samocha TM, Patnaik S, Speed M, Gandy RL, Ali A (2008), Performance of an intensive nursery system for the Pacific white shrimp,
Litopenaeus vannamei, under limited discharge condition. pp 2 - 15.
[35] Nunes AJP, Castro LF, Sabry-Neto H (2010), Microbial flocs spare
protein in white shrimp diets. pp 28 - 30.
[36] P. De Schryver, R. Crab, T. Defoirdt, N. Boon, W. Verstraete (2008), The basics of Bioflocs technology: The added value for aquaculture,
Ghent Uni.
[37] Panjaitan P (2004), Field and laboratory study of Penaeus monodon
culture with zero water exchange and limited water exchange model using molasses as a carbon source. Ph.D. Thesis, Charles Darwin Univ., Darwin, NT, Australia.
[38] Ray AJ, Lewis BL, et all (2010), Suspended solids removal to improve shrimp (Litopenaeus vannamei) production and an evaluationof a plant-based feed in minimal-exchange, superintensive culture systems. pp 89 -
98.
[39] Ray AJ, Seaborn G, et all (2010), Characterization of microbial communities in minimal-exchange, intensive aquaculture systems and the effects of suspended solids management. pp 130 - 138.
[40] Rosenberry B (2010), Controlling pH in Biofloc ponds. The shrimp news international.
[41] Sinha AK, Baruah K, Bossier P (2008), Horizon Scanning: the potential use of Biofloc as an anti-infective strategy in aquaculture - an overview. pp 8 - 10.
[42] Wasielesky W.Jr, Atwood H, Stokes A, BrowdyCL (2006), Effect of
natural production in a zero exchange suspended microbial flocbased super- intensive culture system for white shrimp Litopenaeus vannamei. pp 396 - 403.
[43] Wyban, J.A. & Sweeney, J.N. (1991), Intensive shrimp production technology, High Health Aquaculture, Hawaii, USA.
[44] Yoram Avnimelech (Hoàng Tùng chủ trì biên dịch 2012), Thực hành
công nghệ Biofloc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Web tham khảo
[45] Châu Tài Tảo (2014), Tổng quan nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei trên thế giới và Việt Nam, http//www.uv-vietnam.com.vn. Truy cập
ngày 12/03/2014.
[46] FICen (2014), Nuôi tôm nước lợ bằng công nghệ nước xanh, http//
www.fistenet.gov.vn. Truy cập ngày 25/2/2014.
[47] Fisheries and aquaculture department, http//www.fao.org. Truy cập
ngày 10/5/2014.
[48] Lê Hải Quỳnh (2013), Rủi ro công nghệ Biofloc, http://tepbac.com. Truy cập ngày 28/05/2014.
[49] Taw N (2010). Biofloc technology expanding atwhite shrimp farms,
http//www.gaalliance.org. Mag 05/2010
[50] Thủy Sản Việt Nam (2013), Quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, http//ww.harvestaquafeed.com. Truy cập ngày 12/05/2014.
[51] Triệu Thanh Tuấn (2014), Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm cá theo công nghệ Biofloc, http//www.aquanetviet.org. Truy cập ngày 12/03/2014.
[52] VASEP (2014), Xuất khẩu thủy sản quý một năm 2014, http//www. fistenet. gov.vn. Truy cập ngày 26/05/2014
PHỤ LỤC NHẬT KÍ MÔI TRƢỜNG O NUÔI 13 Tuần nuôi Độ mặn Độ kiềm pH Nhiệt độ Ca/Mg NO2 Fe Amoniac S C S C 1 21 140 8,5 8,4 25 25 400/632 0,0 0,0 0,0 2 16 150 8,4 8,3 26 28 380/692 0,1 0,0 0,5 3 17 180 8,4 8,4 27 27 420/547 0,1 0,1 0,1 4 15 140 8,6 8,3 27 29 300/608 0,1 0,0 0,1 5 16 170 8,1 8,2 27 29 440/729 0,0 0,0 0,0 6 15 150 8,0 7,9 27 29 400/537 0,3 0,0 0,1 7 15 140 7,5 7,5 26 28 400/543 0,0 0,1 0,5 8 15 150 7,7 7,6 27 29 400/630 0,0 0,0 0,3 9 15 160 7,6 7,5 27 30 340/729 0,5 0,0 0,3 10 16 120 7,9 7,9 26 28 380/608 0,5 0,1 0,0