Những ưu và nhược điểm khi vận hành hệ thống Biofloc

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 31)

a. Ưu điểm

Công nghệ Biofloc được áp dụng vào trong ao nuôi tôm nhờ những ưu điểm nỗi bậc như sau: thứ nhất là thường dùng nước rỉ đường hoặc hạt ngũ cốc chất lượng kém, giá rẻ để đưa vào hệ thống Biofloc vì thế nên có thể chủ động với những nguồn cacbon có sẵn, giảm giá thành sản phẩm. Thứ hai, công nghệ góp phần nâng cao an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả tiêu tốn thức ăn, hiệu quả sử dụng nước, gia tăng hiệu quả sử dụng đất, chất lượng nước, giảm thiểu rủi ro do thời tiết [30]. Thứ ba, là sử dụng các hệ thống quạt nước và sục khí trong ao nuôi áp dụng công nghệ Biofloc có thể tiêu tốn năng lượng, tuy nhiên, chi phí gia tăng về năng lượng có thể được bù trừ nhờ tiết kiệm chi phí thức ăn và phí xử lý môi trường. Thứ tư, công nghệ này như một giải pháp góp phần làm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường mà ngành nuôi trồng thủy sản gây ra, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp này.

Ngoài ra, kiểm soát hệ thống Biofloc bằng vi khuẩn dị dưỡng thường ổn định và bền vững hơn so với tảo hay quá trình nitrat hóa [51]. Ưu điểm của hệ thống ao nuôi, vi khuẩn chiếm ưu thế so với hệ thống tảo chiếm ưu thế đề cập tại (Bảng 1.7).

Bảng 1.7. Hệ thống nuôi tôm kiểm soát bởi vi khuẩn và tảo

Tính năng Hệ thống tảo chiếm ƣu thế Hệ thống vi khuẩn chiếm ƣu thế

Năng lượng Bức xạ mặt trời Chất hữu cơ, oxy

Quá trình diễn ra

Sự có mặt của chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời tảo quang hợp, sinh sản và gia tăng mật độ tác động đến môi trường ao nuôi.

Hàm lượng chất hữu cơ trong ao cao, oxy được cung cấp đầy đủ, vi khuẩn nhanh chóng phát triển phân hủy hợp chất hữu cơ và khí độc.

Sự nhạy cảm với biến đổi của môi trường

Cần thiết phải có ánh sáng. Hoạt động của tảo giảm sút khi thời tiết xấu, bị tàn rất nhanh gây độc cho ao nuôi.

Dễ thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau. Sự tàn lụi của quần thể vi sinh vật khó xảy ra.

hàm lượng oxy tiêu thụ vào ban đêm. Các hoạt động

liên quan

Năng suất sơ cấp: Sản xuất chất hữu cơ và O2, sinh CO2, oxy hóa amoniac.

Phân hủy các chất hữu cơ. Diễn ra quá trình nitrat hóa, tái tạo protein vi sinh [18].

Kiểm soát hàm lượng nitơ vô cơ

Hấp thu bởi sản lượng sơ cấp. Công suất tối đa: 0,7 g NH4

+

/m2 ngày.

Lượng nitơ hấp thu phụ thuộc vào tỉ lệ C:N của các chất hữu cơ. Công suất tiêu thụ thực tế không giới hạn.

Công suất tiềm năng

Thông thường sản lượng sơ cấp không vượt quá 0,4g C/m2/ngày.

Chỉ bị giới hạn bởi nồng độ cơ chất và hằng số tốc độ phân huỷ.

b. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, công nghệ cũng gặp một số khó khăn khi vận hành như sau: Một là khó khăn trong việc quản lý hàm lượng chất rắn lơ lửng và kiểm soát mật độ vi khuẩn, tảo, oxy của hệ thống. Chính vì thế đòi hỏi chi phí đầu tư cao và bắt buộc phải có trình độ cao để vận hành công nghệ Biofloc trong hệ thống ao nuôi. Hai là, hệ sinh thái vi sinh vật trong các hạt biofloc chỉ mới được nghiên cứu ở mức độ cơ bản, đặc biệt là vai trò của biofloc trong việc ức chế hoặc kích thích sự phát triển của mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Vibrio chưa được

nghiên cứu làm rõ. Chính vì thế mà áp dụng công nghệ này cũng như “con dao hai lưỡi” trong ngành nuôi tôm [36]. Ba là, trong hệ thống nuôi tôm nước chảy ít thay nước, hàm lượng khí độc, đặc biệt là kim loại nặng sẽ tích lũy trong nước của hệ thống nuôi làm giảm sự hấp thụ thức ăn của tôm. Bốn là, mặc dù những nghiên cứu cơ bản về hệ thống Biofloc đã được tiến hành từ đầu những năm 1990 và ứng dụng vào quy mô thương mại đầu năm 2000, nhưng đến nay, vấn đề quan trọng trong chức năng của hệ thống Biofloc vẫn chưa được hiểu rõ. Chính vì thế mà hiện tại chỉ có tôm và cá rô phi được nuôi rộng rãi trong nhiều hệ thống Biofloc khác nhau được nghiên cứu và đánh giá. Vấn đề này gây khó khăn trong việc thiết lập và cấu hình một hệ thống Biofloc tiêu chuẩn dùng chung cho các đối tượng nuôi khác nhau. Mặt khác đa số tâm lí người nuôi cho rằng cần phải giữ nước ao càng sạch càng tốt trong

suốt quá trình nuôi, họ luôn lo ngại về mô hình mà nước ao luôn vẩn đục nên phải mất một thời gian dài để công nghệ này ứng dụng rộng rãi.

1.3.6. Tình hình áp dụng công nghệ Biofloc trong ao nuôi thủy sản ở nước ta

Thông qua đánh giá khảo sát, đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy rằng, công nghệ đã giúp chủ động trong việc quản lý môi trường, có tính bền vững và đảm bảo cân bằng sinh thái. Năm 2012, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên đã áp dụng công nghệ này, hạn chế được hội chứng EMS, và bước đầu có những thành công nhất định.

Tại Ninh Thuận, quy trình semi - Biofloc được thực hiện trên 5 trang trại với tổng diện tích 30 ha tại vùng nuôi trên cát, các ao nuôi có diện tích 1.000 - 3.000 m2; mô hình thực hiện đầu tiên từ tháng 3/2012, các mô hình còn lại thực hiện từ tháng 6, 7/2012, mật độ thả trung bình 200 - 750 con/m2, năng suất trung bình 25 - 30 tấn/ha/vụ, tỷ lệ thành công quy trình này trên 90% [50]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt thuộc địa chỉ Xã An Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 21/02/2014 đến 04/06/2014.

Đối tượng: Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).

2 2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2 1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu quy trình nuôi thƣơng phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) áp dụng công nghệ Biofloc tại

công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt

Kỹ thuật chọn giống và thả giống Kỹ thuật

chuẩn bị ao

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi

Kết luận và đề xuất ý kiến Kỹ thuật thả giống Quản lý thức ăn Kỹ thuật cải tạo ao Kỹ thuật chọn giống Thu hoạch và đánh giá HQ KT Hệ thống công trình thiết bị Quản lý chất lượng nước Kiểm soát dịch bệnh

2 3 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu, tạp chí, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, kết quả nghiên cứu đã được công bố của cơ quan chức năng,…

Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình trực tiếp tham gia vào sản xuất và phỏng vấn, tìm hiểu từ cán bộ kỹ thuật, công nhân làm việc tại cơ sở nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ao nuôi

Sử dụng các thiết bị để kiểm tra các yếu tố môi trường theo Bảng 2.1, ngoài ra dùng thước đo, cân mẫu, sổ ghi chép,… để lưu lại những số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Kiểm tra môi trường định kỳ bằng dụng cụ test. Thời gian đo thường từ 7 - 8h sáng và 14 - 15h chiều. Sai số của thiết bị đo từ ± 0,1 - ± 20 đơn vị tùy từng dụng cụ đo. Thao tác kỹ thuật thu mẫu chính xác. Đo đạc, tính toán các yếu tố môi trường đúng kỹ thuật, đúng hướng dẫn của từng sản phẩm test.

Bảng 2 1 Các thiết bị đo thông số môi trƣờng ST

T Yếu tố Đơn vị Dụng cụ Thời

điểm đo Sai số Ghi chú 1 pH - Test điện tử pH 56 7 h - 14h ± 0,1 Đo hàng ngày 2 Độ mặn ‰ Khúc xạ kế 14h ± 1,0 Hai ngày/ lần

3 NO2 mg NO2/l Test NO2 14h ± 0,1 Hai ngày/ lần 4 Độ kiềm mg CaCO3/l Test độ kiềm 14h ± 17 Hai ngày/ lần

6 Ca/Mg ppm Test Ca/Mg 14h ± 20 Hai ngày/ lần

7 Nhiệt độ 0C Nhiệt kế 6h - 14h ± 1,0 Đo hàng ngày 8 Amoniac ppm Test Amoniac 14h ± 0,1 Hai ngày/ lần

9 Fe mg Fe/l Test Fe 7h ± 0,1 Kiểm tra khi

cấp nước mới

Hình 2 2 Một số dụng cụ đo môi trƣờng

2.3.3. Các công thức tính

- Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày theo khối lƣợng (ADGw) và chiều dài (ADGL) của tôm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

+ ADGW, L : Lần lượt là tốc độ tăng trưởng TB về KL và chiều dài của tôm, + W1, W2: Lần lượt là khối lượng trung bình của tôm đo tại thời điểm t1, t2. + L1, L2: Lần lượt là chiều dài trung bình của tôm đo tại thời điểm t1, t2.

- Năng suất

Năng suất (tấn /ha) = Khối lượng tôm thu hoạch (tấn)/ Diện tích ao nuôi (ha)

- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

Hệ số tiêu tốn thức ăn = ∑ KL TĂ toàn vụ (kg)/ ∑ KL tôm thu hoạch (kg)

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010, số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB), ± độ lệch chuẩn (SD).

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chuẩn bị ao nuôi

3.1.1. Hệ thống công trình và thiết bị

Hệ thống công trình ao nuôi: Khu ao nuôi thương phẩm thuộc công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt có tổng diện tích 10 ha. Hệ thống trại sản xuất có tất cả 26 ao trong đó có: 23 ao nuôi, hai ao lắng, một ao xử lý nước thải.

Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống công trình ao nuôi

Ao nuôi diện tích từ 1.000 - 3.000 m2. Hệ thống ao được lót bạt HDPE 100%. Độ sâu ao 2,0 m, độ nghiên bờ 0,5 m, độ nghiêng mặt đáy từ bờ vào lòng chảo 20 cm (Hình 3.2). Ao có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật được bo tròn ở các góc nên thuận tiện cho dòng chảy gom thải vào rốn xả. Riêng ao xử lý nước thải sâu 6 m, rộng 1.000 m2 giúp thoát nước nhanh từ các ao nuôi. Ngoài ra các hệ thống nhà kho: chứa thức ăn cho tôm, chứa dụng cụ máy móc và chứa hóa chất được thiết kế riêng biệt, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu vận hành của công ty.

Hình 3 2 Kết cấu ao nuôi

Hệ thống cấp thoát nước gồm: hệ thống giếng ngầm tại chỗ và hệ thống giếng đóng ở ngoài biển dẫn nước về. Ống dẫn nước được làm bằng nhựa PVC có đường kính 110 có gắn van điều chỉnh cấp nước vào các ao nuôi. Hệ thống ống dẫn nước ngầm tại chỗ được lắp đặt nổi bằng loại ống dẻo PVC. Mỗi ao có ống xả cạn và ống siphon riêng đặt ở giữa ao (Hình 3.3), được lắp đặt ngầm bằng ống nhựa PVC đến ao chứa và xử lý nước bằng Chlorine trước khi xả ra môi trường.

Hệ thống điện và động cơ: điện được cung cấp từ nguồn điện sản xuất ba pha thông qua bình hạ thế 500 kw. Mỗi ao được trang bị bốn giàn quạt nước công suất từ 2,5 đến 7,0 hp, bốn máy nổ chạy bằng nhiên liệu diesel để đảm bảo khắc phục sự cố mất điện tạm thời. Ngoài ra, mỗi ao còn được trang bị oxy đáy nhằm nâng cao chất lượng nước trong quá trình sản xuất.

Các trang thiết bị phụ trợ: Hệ thống nhà ở cho công nhân, khu điều hành. Dụng cụ cho tôm ăn, chài cân mẫu, rổ, lưới san tôm,…Nhìn chung, trại có đầy đủ trang thiết bị để sản xuất và nghiên cứu, hệ thống công trình được lắp đặt hợp lý [15], hệ thống điện ổn định. Việc bảo hành máy móc được thực hiện thường xuyên vì thế các trang thiết bị máy móc luôn trong trang thái sẵn sàng.

3.1.2. Kỹ thuật cải tạo ao

Sau mỗi vụ nuôi, ao được tháo cạn nước hoàn toàn, gia cố lại bờ ao và tùy theo thời gian, điều kiện chuẩn bị thả tôm mà có các bước cải tạo khác nhau. Đối với phương pháp cải tạo khô, phơi khô mặt đáy trong 5 đến 7 ngày, sau khi lượng chất thải này khô và dễ dàng bong tróc ra khỏi mặt đáy, tiến hành thu dọn, chà sạch nền đáy. Đối với cải tạo ướt, sử dụng vòi nước xịt nền đáy, xả hết các chất hữu cơ ở đáy ao ngay khi còn ướt. Sau khi tiến hành xong những bước trên, gia cố lại bạt đáy, xử lý Chlorine diệt khuẩn, tiến hành cấp nước vào ao nuôi.

Hình 3 4 Cải tạo ao (phƣơng pháp dọn bùn ƣớt) Bảng 3 1. Nhận xét cải tạo khô và ƣớt Phƣơng pháp cải tạo

ao

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Dọn bùn khô - Tiết kiệm nhân công - Diệt mầm bệnh hiệu quả.

- Mất nhiều thời gian.

Dọn bùn ƣớt - Tiết kiệm thời gian, đúng lịch thời vụ

- Ít công đoạn.

- Phải tập trung làm nhanh - Tốn nhiều công lao động.

3.1.3. Cấp và xử lý nước

Nước được cấp bằng hệ thống bơm từ biển và giếng khoan. Nước cấp cho ao nuôi lấy từ biển có độ mặn từ 17 - 21‰, nước giếng ngầm có độ mặn 11 - 12‰ hai nguồn nước này được cung cấp trực tiếp vào ao lắng sau đó xử lý và cấp cho ao nuôi. Nước có thể không xử lý trong ao lắng mà bơm trực tiếp vào ao nuôi và xử lý ngay trong ao đó.

Tại ao chứa nước được xử lý hai lần: buổi trưa xử lý bằng BKC nồng độ 3 - 3,5 ppm (3 - 3,5 kg/1.000 m3), buổi chiều xử lý bằng ClO2 nồng độ từ 1,5 - 2 ppm (Hình 3.5). Sử dụng quạt nước liên tục sau khi xử lý hóa chất trong một ngày cho hóa chất nhanh chóng phân tán khắp ao tăng hiệu quả diệt khuẩn, sau đó mới bắt đầu cấp xuống các ao nuôi. Trước khi cấp xuống ao cần kiểm tra dư lượng hóa chất tránh gây sốc cho tôm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3 5 Hóa chất xử lý nƣớc ClO2

Xử lý nước tại ao nuôi, trước khi thả giống 3 - 5 ngày, nước sau khi được cấp đầy sẽ xử lý bằng các hóa chất như trên. Trước khi thả giống, kiểm tra môi trường một cách toàn diện các yếu tố như độ kiềm, hàm lượng Ca/Mg, pH, riêng đối với độ mặn, nhiệt độ phải kiểm tra trước để báo cho cơ sở sản xuất giống để thuần giống. Đối với ao có diện tích 3.000 m2

, sử dụng 75 kg Đolomit, 30 kg CaCO3 bón xuống ao để gây màu nước. Nếu độ trong cao hoặc là do màu của Oxytetracyline mà không có sự hiện diện của tảo, tiến hành bón thêm vôi (10 kg CaCO3 và 25 kg CaMg (CO3)2), MgCl2 5 kg để kích thích tảo phát triển.

3.2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống

3.2.1. Kỹ thuật chọn giống

Chọn tôm giống có kích thước đồng đều, không bị dị tật, không mang mầm bệnh (Hình 3.6). Màu sắc tôm sáng bóng, hơi hồng, không trầy xước. Tránh chọn những đàn giống có những cá thể màu đen hay trong suốt vì đây là đàn giống có gen di truyền kém chất lượng. Hoạt động của tôm linh hoạt, bơi ngược dòng tốt, khi chiếu sáng tôm tập trung nhanh nơi nguồn sáng và búng trên mặt nước.

Hình 3 6 Kiểm tra tôm giống (PL12)

Vận chuyển tôm giống: vận chuyển giống ở nhiệt độ 22 - 24o

C, có cung cấp đầy đủ oxy. Lượng Post-larvae được đóng gói tùy theo kích thước tôm giống, quãng đường vận chuyển và kích thước vật chứa. Đối với túi mẫu 15 x 40 cm chứa khoảng 2.000 - 2.500 PL, túi gống 0,5 x 1,0 m chứa khoảng 20.000 - 21.000 PL (Hình 3.7).

3.2.2. Kỹ thuật thả giống

Trước khi thả giống hai ngày, phải kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi và thông báo cho công ty sản xuất giống biết. Mục đích của việc này là thuần môi

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 31)