Quản lý ao nuôi

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 50)

3.3.3.1. Quá trình ổn định và quản lý biofloc

Trong ao nuôi sau khi bổ sung thức ăn vài ngày, quần xã vi sinh vật trong ao sẽ phát triển với thành phần vi tảo chiếm ưu thế, nước trong ao có màu xanh. Trong giai đoạn đầu, quá trình cố định nitơ để chuyển hóa sinh diễn ra chậm do hàm lượng hữu cơ tích lũy trong ao còn thấp. Khi sinh khối trong ao và lượng thức ăn đưa vào hàng ngày cao, lúc này, chúng tôi bổ sung thêm nguồn cacbon vào ao nuôi như: mật, bột gạo và sản phẩm CP Plus, EM,... chứa các loại vi sinh vật để tăng hàm

lượng biofloc. Kết quả nhóm vi khuẩn dị dưỡng sẽ phát triển nhanh, chiếm ưu thế và nước dần chuyển sang màu nâu.

Tại trang trại nuôi, sử dụng hai công thức bổ sung nguồn cacbon vào ao nuôi như sau: thứ nhất, 2 kg rỉ đường + 1 gói CP Plus + 300 lít nước ngọt, thứ hai, 12 kg rỉ đường + 6 kg cám gạo + 2 lít EM + 500 lít nước ngọt. Đối với cách bổ sung cacbon thứ nhất chúng tôi tiến hành sục khí liên tục trong 6 - 12 giờ, cách thứ hai ủ yếm khí từ 2 - 3 ngày có thể sử dụng được (Hình 3.14 - 3.15).

Hình 3.14 Hỗn hợp CP Plus, mật Hình 3.15 hỗn hợp EM, mật, cám

Khi hệ thống Biofloc đã phát triển ổn định sử dụng hỗn hợp mật, bột và vi sinh theo định kỳ 3 ngày một lần. Trường hợp màu nước nhạt chưa đạt tới màu nâu thích hợp và lượng floc trong nước còn thấp, liên tục 3 ngày sử dụng hỗn hợp trên đến khi có màu phù hợp. Khi màu nước quá đậm, lượng floc tồn tại nhiều, phải nhanh chóng thay 1/3 lượng nước trong ao nhằm tránh những tác động xấu đến hệ thống ao nuôi như: bám vào mang tôm hay gây thiếu oxy cục bộ [32].

Để tăng hiệu quả đầu tư và vận hành ao nuôi hết công suất, công ty sử dụng nhiều ao ương nuôi tôm giai đoạn nhỏ với mật độ cao (trung bình 700 - 720 PL/m2). Bằng cách này có thể áp dụng công nghệ Biofloc ngay trong giai đoạn đầu nuôi tôm. Sau 30 - 35 ngày nuôi, khi các ao ương này đã đến sức tải giới hạn, tiến hành san thưa tôm qua nhiều ao khác để tôm có thể phát triển tốt.

3.3.3.2. Diễn biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi pH:

Biến động pH trong ao nuôi A13, A14 dao động từ 7,4 - 8,6 (Hình 3.16), nằm trong khoảng ổn định, tôm có thể phát triển tốt. Sự biến động pH trong ao nuôi không tuân theo quy luật ngày và đêm vì hệ thống nuôi vi khuẩn chiếm ưu thế.

Hình 3.16 Biến động pH trong ao nuôi 13 - A14

Giai đoạn đầu của vụ nuôi, pH > 8 nguyên nhân là hệ thống tảo và vi khuẩn song song tồn tại. Tuần thứ 3 của vụ nuôi, ao A13 pH tăng lên đến 8,6 do thời gian này tảo phát triển dày đặc, cùng với đó chúng tôi quan sát thấy tôm ăn ít, bám bờ, nổi đầu vào lúc sáng sớm. Nguyên nhân là khi pH cao, quá trình bài tiết chất thải nitơ bị ức chế do amoniac phía ngoài mang nằm ở dạng trung hòa (NH3), làm giảm thế năng khuếch tán của amoniac từ trong cơ thể ra ngoài dẫn đến gây độc cho tôm [6]. Từ tuần thứ 7 của vụ nuôi, lượng thức ăn thừa và chất đáy nhiều nên phải kiểm soát hệ thống hoàn toàn bằng vi khuẩn, nên định kì đánh mật và duy trì màu nước nên pH có phần thấp hơn. Về cuối vụ, mặt dù vẫn duy trì đánh mật đều nhưng do lượng chất thải lớn cộng với đánh Canxi, Đolomit cho tôm lột xác nên pH tăng cao và biến động theo chu kì buổi sáng pH thấp, buổi chiều cao.

Độ kiềm:

Độ kiềm trong ao nuôi A13 – A14 biến thiên từ 120 - 180 mg CaCO3/l (Hình 3.17) nằm trong khoảng mà tôm có thể phát triển tốt. Trong quá trình nuôi, chúng tôi thường xuyên sử dụng Đolomite, Supper canxi và Bicacbonat để duy trì ổn định độ kiềm. Cùng với đó là việc thay nước trong ao khi kiểm tra độ kiềm tăng cao.

Hình 3.17 Biến động độ kiềm trong ao nuôi A13 - A14

Hàm lượng Canxi, Magie:

Hàm lượng Ca trong ao nuôi A13, A14 từ 300 - 440 ppm, hàm lượng Mg trung bình từ 500 - 700 ppm (Hình 3.18). Nhìn chung hàm lượng Ca, Mg tương đối ổn định, phù hợp với ao nuôi theo công nghệ Biofloc [9], [44]. Ao A13, tuần thứ 3, tuần 6, 7 và tuần 12 hàm lượng Mg sụt giảm dưới 600 ppm, ngược lại, ở tuần 2, 5 và tuần 9 hàm lượng Mg cao. Nguyên nhân sụt giảm có thể là do trong các tuần này tôm lột xác, sau thời kì lột xác tôm hấp thụ mạnh hàm lượng Mg. Mặt khác, trong các tuần 2, 5, 9 nhận thấy tôm sắp lột xác nên bổ sung vào trong ao trước phòng sự thiếu hụt ngay sau khi tôm lột xác. Hàm lượng Ca thường xuyên ở hàm lượng cao hơn 300 ppm, nguyên nhân do đánh vôi để giữ độ kiềm. Ao A14 cùng lý do nên hàm lượng Mg tuần 3, tuần 8 > 600 ppm, tuần 4 chỉ có 480 ppm. Về cuối vụ nuôi, ao A14 lột xác trong thời gian kéo dài hơn ao A13 nên hấp thụ lượng Ca nhiều hơn.

Cùng với sự biến động sụt giảm quá tiêu chuẩn cho phép (S‰: 10 - 20, Ca: 300 ppm, Mg: 600 ppm) thì tôm cũng có một số dấu hiệu bất thường như: tôm ăn ít, mềm vỏ, cơ bị đục, bơi lờ đờ, nguyên nhân chất Canxi, Magie là thành phần khoáng đa lượng cần thiết cho tôm, cấu tạo nên lớp vỏ kitin bảo vệ cơ thể tôm và giúp tôm tăng cường hấp thu thức ăn. Mặt khác, hàm lượng Canxi và Magie trong nước còn có tác dụng hạn chế tính độc của một số kim loại nặng như: Đồng, Kẽm, Cacmi, Crôm, Niken,... chúng có khả năng cạnh tranh, chiếm chỗ của kim loại nặng tạo liên kết (phức chất) với biểu mô của tế bào mang [6]. Quản lý hàm lượng Ca - Mg trong ao nuôi là ưu tiên hàng đầu của trại nuôi, bằng cách dùng Test Ca/Mg kiểm tra hàm lượng Ca - Mg định kỳ 2 ngày/lần.

Khí độc ( NO2, Amoniac): - NO2

Trong ao nuôi, do pH luôn cao hơn 7,0 nên nitrit tồn tại dưới dạng NO2. Tuy nhiên, khi hàm lượng oxy đáy cao, hàm lượng NO2 hiện diện trong ao nuôi 0 - 0,7 ppm không đủ gây độc cho tôm (Hình 3.19). Hàm lượng NO2 trong ao có xu hướng tăng cao về cuối vụ: ao A13 thông số đo được ở tuần 9, 10 và tuần 12 là 0,5 mg/l, tại ao A14, độ độc nitrit ở tuần 11 là 0,5 mg/l đến tuần 13 tăng lên 0,7 mg/l. Nguyên nhân, cuối vụ, hàm lượng thức ăn thừa và chất thải của tôm ngày càng tích trữ nhiều ở đáy nên vi sinh vật dị dưỡng không phân hủy kịp.

- Amoniac

Cũng tương tự như hàm lượng NO2, càng về cuối vụ, hàm lượng amoniac càng tăng lên tại ao A13 tuần 12 tăng lên 0,5 ppm, tại ao A14 từ tuần 10 trở đi hàm lượng amoniac luôn ở mức 0,5 ppm. Mặt khác, ở tuần 2 ao A13 và tuần 2, 3 ao A14 hàm lượng amoniac cũng tăng lên đến 0,5 ppm, nguyên nhân do đánh BKC diệt tảo (Hình 3.20).

Hình 3.20 Hàm lƣợng amoniac ao nuôi 13 - A14

Amoniac là chất tiết ở dạng nitơ của tôm và được hình thành từ sự phân hủy của hợp chất hữu cơ có chứa nitơ như thức ăn hay tảo chết [7]. Trong ao nuôi, hàm lượng amoniac thường cao sau khi diệt tảo hoặc do thức ăn dư thừa nên chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp để hạn chế như: kiểm soát lượng thức ăn, hạn chế sự phát triển của tảo, kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời khi có diễn biến xấu.

Về cuối vụ nuôi, sự gia tăng của hàm lượng khí độc NO2 và NH3 > 0,5 ppm có những ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, đặc biệt tại vị trí giữa đáy ao – nơi tập trung chất thải. Kết quả kiểm tra hàng ngày phát hiện tôm yếu, bơi lờ đờ và tụ tập ở vị trí rốn xả khoảng 10 - 20 cá thể. Điều này chứng tỏ rằng hàm lượng NH3 và NO2 tuy không gây độc ở mức độ 0,5 – 1,0 ppm như theo lý thuyết nhưng kết hợp với các yếu tố bất lợi khác như: sự sụt giảm hàm lượng Ca - Mg kéo dài, pH biến động bất thường và sức khỏe tôm yếu lại là nguyên nhân dẫn đến tôm chết. Các nỗ lực giảm thiểu khí độc trong ao được thực hiện bằng cách kiểm tra định kỳ hàm lượng khí độc (NH3 và NO2), xử lý Compozym phân hủy thức ăn thừa, dùng Zeolit kết

hợp với Super VS hấp thụ khí độc ở đáy ao và phân hủy bùn đáy hoặc sử dụng

Yucca schidigera để hấp thụ khí độc.

Kim loại nặng (Fe):

Hình 3.21. Biến động hàm lƣợng Fe ao nuôi 13 - A14

Ao nuôi A13 và A14, kim loại nặng được xác định từ 0 - 0,5 mg/l sau mỗi lần cấp nước (Hình 3.21). Về cuối vụ, ao nuôi được cấp nước nhiều nên hàm lượng Fe thường xuyên tồn tại. Trong đó ao A14, tuần 8, 9 tuần 11, 12 ở mức cao 0,5 mg/l nguyên nhân do không đánh EDTA. Vấn đề này được giải quyết bằng việc kiểm tra chất lượng nước và bổ sung EDTA với liều lượng phù hợp xuống ao nuôi nhằm kết tủa kim loại nặng (trong đó có Fe), lắng đáy và đưa ra khỏi ao nuôi thông qua siphon. Định kỳ kiểm tra hàm lượng Fe trong ao nuôi nếu hàm lượng cao dùng EDTA đánh xuống ao 3 kg/1.000 m3

nước cấp.

Nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của vật nuôi, sự phát triển của tảo và hệ vi sinh vật trong ao nuôi. Nhiệt độ tối ưu cho tôm từ 250C - 300C [14]. Với điều kiện khí hậu của địa phương là nắng nhiều (số giờ nắng trung bình 10 h/ngày) nên nền nhiệt ở địa phương khá ổn định, nhiệt độ dao động từ 24 - 350

C.

Nền nhiệt trong ao nuôi A13 và A14 tương đối ổn định nhiệt độ dao động từ 24 - 300C, chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và chiều nhỏ 1 - 20C (Hình 3.22). Nguyên nhân, điều kiện khí hậu của địa phương nắng nhiều kết hợp với nước nuôi trong ao

luôn duy trì ở mức 1,7 - 1,8 m nên nhiệt độ trong ao ổn định. Đây là điều kiện tốt cho ao nuôi ứng dụng công nghệ Biofloc [44].

Hình 3.22 Biến động nhiệt độ trong ngày của ao nuôi 13 - A14

Độ mặn:

Độ mặn của nước được hình thành chủ yếu từ các thành phần: Canxi, Magie, Natri, Kali, Bicacbonat, Clorua và Sunfat,… Nồng độ và tỷ lệ thay đổi tùy từng nguồn nước. Độ mặn ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tôm, nếu biến động lớn 3 - 4‰ tôm sẽ bị sốc, ăn ít, chậm lớn hoặc có thể bị chết khi thả giống [6].

Hình 3.23 Biến động độ mặn trong ao nuôi A13 - A14

Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi có độ mặn từ (14 - 21‰), sự biến động độ mặn 1 - 3‰ (Hình 3.23). Nhìn chung, độ mặn trung bình < 20‰ đây là điều kiện tốt cho tôm thẻ chân trắng phát triển. Các ao nuôi ngoài trời như Ao A13 và A14 phần lớn được cấp nước trực tiếp từ giếng đóng và giếng biển không qua bể lắng. Nước lấy từ biển thường đầy đủ các thành phần: Canxi, Magie, Natri, Kali, Bicacbonat, Clorua và Sunfat,… Tuy nhiên, nước lấy từ giếng đóng một số thành phần bị thiếu

hoặc có nhưng rất thấp vì thế cần bổ sung thêm khoáng Đất Việt, K2O, hoặc Dametin nhằm nâng cao chất lượng nước. Để điều chỉnh độ mặn chúng tôi cấp nước biển vào ao lắng nếu độ mặn thấp tiến hành phơi nước để nâng độ mặn, nếu độ mặn cao, pha với giếng nước ngọt khi cấp nước cho các ao.

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)