Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 36)

Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010, số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB), ± độ lệch chuẩn (SD).

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chuẩn bị ao nuôi

3.1.1. Hệ thống công trình và thiết bị

Hệ thống công trình ao nuôi: Khu ao nuôi thương phẩm thuộc công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt có tổng diện tích 10 ha. Hệ thống trại sản xuất có tất cả 26 ao trong đó có: 23 ao nuôi, hai ao lắng, một ao xử lý nước thải.

Hình 3 1 Sơ đồ hệ thống công trình ao nuôi

Ao nuôi diện tích từ 1.000 - 3.000 m2. Hệ thống ao được lót bạt HDPE 100%. Độ sâu ao 2,0 m, độ nghiên bờ 0,5 m, độ nghiêng mặt đáy từ bờ vào lòng chảo 20 cm (Hình 3.2). Ao có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật được bo tròn ở các góc nên thuận tiện cho dòng chảy gom thải vào rốn xả. Riêng ao xử lý nước thải sâu 6 m, rộng 1.000 m2 giúp thoát nước nhanh từ các ao nuôi. Ngoài ra các hệ thống nhà kho: chứa thức ăn cho tôm, chứa dụng cụ máy móc và chứa hóa chất được thiết kế riêng biệt, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu vận hành của công ty.

Hình 3 2 Kết cấu ao nuôi

Hệ thống cấp thoát nước gồm: hệ thống giếng ngầm tại chỗ và hệ thống giếng đóng ở ngoài biển dẫn nước về. Ống dẫn nước được làm bằng nhựa PVC có đường kính 110 có gắn van điều chỉnh cấp nước vào các ao nuôi. Hệ thống ống dẫn nước ngầm tại chỗ được lắp đặt nổi bằng loại ống dẻo PVC. Mỗi ao có ống xả cạn và ống siphon riêng đặt ở giữa ao (Hình 3.3), được lắp đặt ngầm bằng ống nhựa PVC đến ao chứa và xử lý nước bằng Chlorine trước khi xả ra môi trường.

Hệ thống điện và động cơ: điện được cung cấp từ nguồn điện sản xuất ba pha thông qua bình hạ thế 500 kw. Mỗi ao được trang bị bốn giàn quạt nước công suất từ 2,5 đến 7,0 hp, bốn máy nổ chạy bằng nhiên liệu diesel để đảm bảo khắc phục sự cố mất điện tạm thời. Ngoài ra, mỗi ao còn được trang bị oxy đáy nhằm nâng cao chất lượng nước trong quá trình sản xuất.

Các trang thiết bị phụ trợ: Hệ thống nhà ở cho công nhân, khu điều hành. Dụng cụ cho tôm ăn, chài cân mẫu, rổ, lưới san tôm,…Nhìn chung, trại có đầy đủ trang thiết bị để sản xuất và nghiên cứu, hệ thống công trình được lắp đặt hợp lý [15], hệ thống điện ổn định. Việc bảo hành máy móc được thực hiện thường xuyên vì thế các trang thiết bị máy móc luôn trong trang thái sẵn sàng.

3.1.2. Kỹ thuật cải tạo ao

Sau mỗi vụ nuôi, ao được tháo cạn nước hoàn toàn, gia cố lại bờ ao và tùy theo thời gian, điều kiện chuẩn bị thả tôm mà có các bước cải tạo khác nhau. Đối với phương pháp cải tạo khô, phơi khô mặt đáy trong 5 đến 7 ngày, sau khi lượng chất thải này khô và dễ dàng bong tróc ra khỏi mặt đáy, tiến hành thu dọn, chà sạch nền đáy. Đối với cải tạo ướt, sử dụng vòi nước xịt nền đáy, xả hết các chất hữu cơ ở đáy ao ngay khi còn ướt. Sau khi tiến hành xong những bước trên, gia cố lại bạt đáy, xử lý Chlorine diệt khuẩn, tiến hành cấp nước vào ao nuôi.

Hình 3 4 Cải tạo ao (phƣơng pháp dọn bùn ƣớt) Bảng 3 1. Nhận xét cải tạo khô và ƣớt Phƣơng pháp cải tạo

ao

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Dọn bùn khô - Tiết kiệm nhân công - Diệt mầm bệnh hiệu quả.

- Mất nhiều thời gian.

Dọn bùn ƣớt - Tiết kiệm thời gian, đúng lịch thời vụ

- Ít công đoạn.

- Phải tập trung làm nhanh - Tốn nhiều công lao động.

3.1.3. Cấp và xử lý nước

Nước được cấp bằng hệ thống bơm từ biển và giếng khoan. Nước cấp cho ao nuôi lấy từ biển có độ mặn từ 17 - 21‰, nước giếng ngầm có độ mặn 11 - 12‰ hai nguồn nước này được cung cấp trực tiếp vào ao lắng sau đó xử lý và cấp cho ao nuôi. Nước có thể không xử lý trong ao lắng mà bơm trực tiếp vào ao nuôi và xử lý ngay trong ao đó.

Tại ao chứa nước được xử lý hai lần: buổi trưa xử lý bằng BKC nồng độ 3 - 3,5 ppm (3 - 3,5 kg/1.000 m3), buổi chiều xử lý bằng ClO2 nồng độ từ 1,5 - 2 ppm (Hình 3.5). Sử dụng quạt nước liên tục sau khi xử lý hóa chất trong một ngày cho hóa chất nhanh chóng phân tán khắp ao tăng hiệu quả diệt khuẩn, sau đó mới bắt đầu cấp xuống các ao nuôi. Trước khi cấp xuống ao cần kiểm tra dư lượng hóa chất tránh gây sốc cho tôm.

Hình 3 5 Hóa chất xử lý nƣớc ClO2

Xử lý nước tại ao nuôi, trước khi thả giống 3 - 5 ngày, nước sau khi được cấp đầy sẽ xử lý bằng các hóa chất như trên. Trước khi thả giống, kiểm tra môi trường một cách toàn diện các yếu tố như độ kiềm, hàm lượng Ca/Mg, pH, riêng đối với độ mặn, nhiệt độ phải kiểm tra trước để báo cho cơ sở sản xuất giống để thuần giống. Đối với ao có diện tích 3.000 m2

, sử dụng 75 kg Đolomit, 30 kg CaCO3 bón xuống ao để gây màu nước. Nếu độ trong cao hoặc là do màu của Oxytetracyline mà không có sự hiện diện của tảo, tiến hành bón thêm vôi (10 kg CaCO3 và 25 kg CaMg (CO3)2), MgCl2 5 kg để kích thích tảo phát triển.

3.2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống

3.2.1. Kỹ thuật chọn giống

Chọn tôm giống có kích thước đồng đều, không bị dị tật, không mang mầm bệnh (Hình 3.6). Màu sắc tôm sáng bóng, hơi hồng, không trầy xước. Tránh chọn những đàn giống có những cá thể màu đen hay trong suốt vì đây là đàn giống có gen di truyền kém chất lượng. Hoạt động của tôm linh hoạt, bơi ngược dòng tốt, khi chiếu sáng tôm tập trung nhanh nơi nguồn sáng và búng trên mặt nước.

Hình 3 6 Kiểm tra tôm giống (PL12)

Vận chuyển tôm giống: vận chuyển giống ở nhiệt độ 22 - 24o (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C, có cung cấp đầy đủ oxy. Lượng Post-larvae được đóng gói tùy theo kích thước tôm giống, quãng đường vận chuyển và kích thước vật chứa. Đối với túi mẫu 15 x 40 cm chứa khoảng 2.000 - 2.500 PL, túi gống 0,5 x 1,0 m chứa khoảng 20.000 - 21.000 PL (Hình 3.7).

3.2.2. Kỹ thuật thả giống

Trước khi thả giống hai ngày, phải kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi và thông báo cho công ty sản xuất giống biết. Mục đích của việc này là thuần môi trường, giúp tôm thích nghi với điều kiện môi trường tại ao nuôi nhanh chóng. Trong nghiên cứu môi trường của hai ao ương D1 và D2 được đo trước khi thả giống hai ngày (Bảng 3.2), nhìn chung chất lượng nước tốt cho ương nuôi và phù hợp với môi trường của cơ sở sản xuất giống.

Bảng 3 2 Các yếu tố môi trƣờng trƣớc khi thả giống Ao nuôi Nhiệt độ (o C) Độ mặn (‰) pH Độ kiềm (mgCaCO3/l) Ca/Mg (ppm) Độ sâu (cm) D1 28 15 7,5 130/110 400/608 160 D2 28 16 7,5 140/120 440/577 160

Trong khi thả giống sử dụng sản phẩm Shrimp power gồm các vitamin: A, D, E, K, C,… và oxy viên, tạt đều xuống góc ao - vị trí thả giống giúp tránh sốc và tăng sức khỏe cho tôm [5]. Tiến hành chạy quạt sục, oxy đáy nhằm cung cấp oxy và giúp tôm nhanh chóng phân bố đều khắp ao.

Post-larvae sau khi được vận chuyển trong các bao đựng giống được thả ngay xuống ao, ngâm trong 10 phút để nhiệt độ trong và ngoài cân bằng nhau. Tôm được thả ở đầu gió trước quạt nước và cách bờ khoảng 1 m để tránh hiện tượng tôm tập trung quá nhiều ở một nơi và dạt vào bờ ao. Thời điểm thả giống tốt nhất là vào buổi sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều.

Bảng 3 3 Thông số Post-larvae khi thả giống

Chỉ tiêu kỹ thuật Ao D1 Ao D2

Diện tích (m2) 1.000 1.000

Ngày thả 18/02/2014 18/02/2014

Nguồn giống Công ty Đất Việt Công ty Đất Việt

Kích cỡ giống PL 12 PL 10

3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi

3.3.1. Quản lý thức ăn 3.3.1.1. Thức ăn 3.3.1.1. Thức ăn

Công ty Đất Việt sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp để nuôi tôm. Thức ăn để nuôi tôm thẻ chân trắng mà công ty dùng là loại thức ăn LOTUS (Hình 3.9). Thành phần chủ yếu: Bột cá, bột đậu nành, bột mì, bột mực, bột men, dầu cá, lecithin, cholesterol, vitamin và khoáng. Thức ăn cung cấp đầy đủ thành phần cần thiết cho sự phát triển tối ưu của tôm [5].

Hình 3 9 Thức ăn tôm

Bảng 3 4 Thành phần dinh dƣỡng các loại thức ăn LOTUS

Loại thức ăn Thành phần (%)

Protein Lipit Tro Độ ẩm

LOTUS 4000 ≥42 6 - 8 ≤14 ≤3 ≤11 LOTUS 4001 ≥45 6 - 8 ≤14 ≤3 ≤11 LOTUS 4002 ≥40 6 - 8 ≤14 ≤3 ≤11 LOTUS 4003 ≥39 5 - 7 ≤15 ≤4 ≤11 LOTUS 4003-P ≥38 5 - 7 ≤15 ≤4 ≤11 LOTUS 4004-S ≥38 5 - 7 ≤14 ≤4 ≤11 3.3.1.2. Phụ gia và thuốc

Phụ gia và thuốc bổ sung vào thức ăn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vitamin, khoáng vi lượng, các loại men vi sinh nhằm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Đồng thời cung cấp các chất

kháng sinh giúp tôm phòng và trị bệnh. Mỗi loại sản phẩm điều có công dụng nhất định, Công ty sử dụng các chất phụ gia và thuốc như (Bảng 3.5):

Bảng 3 5 Phụ gia, thuốc và công dụng của từng sản phẩm Sản phẩm bổ sung Liều lƣợng/kg

thức ăn Công dụng

Oxytetracyline 3 g - 5 g Trị bệnh do vi khuẩn

Β - Glucan 3 g Tăng đề kháng, kích thích bắt mồi Shrimp power 3 g Bổ sung các loại vitamin

Ciprofloxacin 3 viên Chữa các bệnh đường ruột Mangannese Sulphate 3 g Hỗ trợ tiêu hóa

Metronidazol 3 viên Kháng viêm

Dilacox 1 ml Phòng và trị bệnh cầu trùng

Sanacore 3 g Phòng bệnh Qurium sensing (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Zymentin 3 g Cải thiện đường ruột, tăng cường tiêu hóa Bio long sinh 3 g Hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn

Khi tôm được 50 ngày chỉ trộn thức ăn với các chất bổ sung và cắt hoàn toàn kháng sinh để tránh dư lượng có trong sản phẩm đồng thời giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hình 3 10 Một số loại thuốc dùng trong nuôi tôm

3.3.1.3. Chế độ cho ăn

Chế độ ăn thay đổi theo ngày tuổi và mật độ và tình trạng sức khỏe của tôm và trạng thái môi trường của ao nuôi. Trong giai đoạn nhỏ, lượng thức ăn ở mỗi lần cho ăn trong ngày giống nhau. Từ 20 ngày trở đi, việc thay đổi lượng thức ăn được

dựa vào việc kiểm tra sàng ăn hàng ngày. Lượng thức ăn từng giờ trong ngày có sự khác nhau, được điều chỉnh thông qua việc kiểm tra sàng ăn và kiểm tra đáy. Khẩu phần ăn theo Bảng 3.6 do công ty đưa ra cho 700.000 PL là hợp lý, đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho tôm [5], vừa tiết kiệm, hạn chế thức ăn thừa trong ao nuôi.

Bảng 3 6 Chế độ ăn dƣới 20 ngày tuổi trong ao 700 000 PL Ngày nuôi Tuổi tôm (ngày) MS thức ăn Việc sử dụng thức ăn khẩu phần ăn/ ngày(kg) Lƣợng tă/ngày (kg) Tổng lƣợng tă(kg) 1 2 3 4 5 1 PL12 OO 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 1,5 1,5 2 PL13 OO 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 2,0 3,5 3 PL14 OO 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2,5 6,0 4 PL15 OO 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 3,0 9,0 5 PL16 OO 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 3,5 12,5 6 PL17 OO 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 4,0 16,5 7 PL18 OO 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 4,5 21,0 8 PL19 OO 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 5,0 26,0 9 PL20 OO+O1 1,1 1,1 1,1 1,1 1,1 5,5 31,5 10 PL21 OO+O1 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 6,0 37,5 11 PL22 OO+O1 1,3 1,3 1,3 1,3 1,3 6,5 44,0 12 PL23 O1 1,6 1,6 1,6 1,6 1,6 8,0 52,0 13 PL24 O1 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 9,0 61,0 14 PL25 O1 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 10,0 71,0 15 PL26 O1 2,3 2,3 2,3 2,3 2,3 11,5 82,5 16 PL27 O1 2,7 2,7 2,7 2,7 2,7 13,5 96,0 17 PL28 O1 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 15,0 111,0 18 PL29 O2 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 17,5 128,5 19 PL30 O2 4,2 4,2 4,2 4,2 4,2 21,0 149,5 20 PL31 O2 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 22,5 172,0

Tôm nuôi từ 60 ngày đến khi thu hoạch tập tính bắt mồi diễn ra mạnh về đêm nên khi cho ăn lúc 19h

sẽ không đáp ứng đủ khẩu phần ăn của tôm trong khoảng thời gian kéo dài 12 giờ nên cho ăn 5 lần/ngày, lần cho ăn lúc 21h cho ăn với lượng thức ăn bằng 30 - 40% so với các lần cho ăn khác (Bảng 3.7).

Bảng 3 7 Chế độ cho ăn theo thời gian nuôi Ngày nuôi Số lần cho ăn Giờ ăn

01 - 20 4 lần 7h, 11h, 15h, 19h, 23h 21 - 50 4 lần 7h, 11h, 15h, 19h 51 - 60 4 lần 7h, 11h, 15h, 19h

61 - 90 5 lần 7h, 11h, 15h, 19h và 21h

Trong khoảng 20 ngày đầu tiên, khi mới tập cho tôm vào sàng ăn (Hình 3.11), việc xác định lượng thức ăn hàng ngày phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tế của từng công ty (kiểm tra đáy, xem phân tôm). Sau 20 ngày, khi tôm đã quen với sàng ăn thì căn cứ vào lượng thức ăn sử dụng ngày hôm trước và trong lần ăn trước qua kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Hình 3 11 Sàng kiểm tra thức ăn

3.3.1.4. Kỹ thuật cho ăn

Thức ăn được rải mỏng và đều ở vùng hành lang sạch (2 - 10 m tính từ bờ ao) trong ao tạo điều kiện cho tôm ăn nhanh và hạn chế cạnh tranh với nhau, tránh được tình trạng phân đàn. Giai đoạn đầu, kích thước các viên thức ăn nhỏ và lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi còn ít, lúc này để tránh thức ăn bị gió thổi bay và nổi trên mặt nước, nên trộn thức ăn với nước sau đó rải xuống ao. Khi kích thước hạt thức ăn lớn hơn (4002 - 4003 và 4S), có thể để thức ăn khô.

Điều chỉnh thức lượng thức ăn trong ngày để tránh tình trạng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước và tốn kém chi phí thức ăn. Với những ngày bình thường, cho ăn theo đúng khẩu phần nhưng có một số trường hợp đặc biệt cần điều chỉnh lượng

thức ăn tức thời như khi: Hàm lượng oxy trong ao quá thấp tôm nổi đầu, thời tiết thay đổi đột ngột, tôm lột xác nhiều hoặc mới san tôm qua ao khác [14].

Điều chỉnh thức ăn qua việc kiểm tra sàng ăn (Hình 3.11), sàng kiểm tra thức ăn có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, dù đặt sàng ăn ở vị trí nào nhất thiết phải thỏa mãn hai điều kiện: đặt sau giàn quạt và phải nằm trong vùng hành lang cho tôm ăn. Số lượng sàng ăn ít nhất hai sàng/ao để kiểm tra điều chỉnh thức ăn, theo dõi tốc độ bắt mồi và tình trạng sức khỏe của tôm thuận tiện.

Bảng 3 8 Lƣợng thức ăn cho vào sàng và thời gian kiểm tra sàng ăn Ngày nuôi Lƣợng thức ăn Thời gian kiểm tra

sàng ăn (giờ)

10 - 20 Tập cho tôm ăn trong sàng

21 - 30 6 g/kg thức ăn 2 giờ

31 - 60 10 g/kg thức ăn 1 giờ 30 phút

61 - 90 12 g/kg thức ăn 1 giờ

Bắt đầu từ ngày nuôi thứ 10 tiến hành đặt sàng ăn xuống ao nuôi với lượng nhỏ thức ăn để tập cho tôm ăn quen dần trong sàng. Thông thường từ ngày nuôi thứ 20, khi kết thúc tăng thức ăn theo lịch cố định, bắt đầu điều chỉnh thức ăn theo kết quả kiểm tra sàng ăn (Bảng 3.8).

Bảng 3 9 Phƣơng pháp điều chỉnh lƣợng thức ăn trong sàng ăn % Thức ăn còn lại Lƣợng điều chỉnh

>10% Giảm 5 - 10% so với lần trước

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei Boone, 1931) sử dụng công nghệ Biofloc tại Công ty TNHH Nghiên cứu và sản xuất Đất Việt (Trang 36)