Trong giai đoạn 2009-2013, công tác thẩm định dự án và hồ sơ đấu thầu được nâng cao về nhiều mặt, chất lượng được cải thiện đáng kể, rút ngắn được thời gian thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn này, đã có nhiều hồ sơ đấu thầu cũng như kết quả đấu thầu được thẩm định; trong quá trình thẩm định, tính toàn diện về quy mô, mục tiêu đầu tư và giải pháp kỹ thuật, phương
pháp tính tổng mức đầu tư do chủ đầu tư đề xuất, đặc biệt là việc xác định chi phí bồi dưỡng giải phóng mặt bằng đã được quan tâm nhiều hơn để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Số lượng hồ sơ dự án và kế hoạch đấu thầu được tổ chức thẩm định gia tăng theo từng năm, cơ bản đã đáp ứng được thời gian và chất lượng.
Bảng 2.23: Kết quả thẩm định dự án và kế hoạch đấu thầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013
Tiêu chí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hồ sơ dự án được thẩm định 433 390 297 357 325
Kế hoạch đấu thầu
được thẩm định 355 285 115 153 176
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa)
Nhìn chung, các dự án được phê duyệt giai đoạn 2009-2013 đều phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh, huyện; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch xây dựng và kế hoạch đầu tư phát triển của tỉnh; đảm bảo quy định nhà nước và mục tiêu đầu tư, nâng cao hiệu quả, chất lượng sử dụng vốn. Việc phê duyệt dự án đã đáp ứng yêu cầu cho việc đăng ký kế hoạch vốn với các Bộ, Ngành trung ương và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển của tỉnh. Số lượng kế hoạch đấu thầu được thẩm định ngày càng giảm trong giai đoạn 2009-2013; cụ thể: năm 2009 là 355 kế hoạch được thẩm định nhưng đến năm 2013 có 176 kế hoạch đấu thầu được thẩm định; số lượng hồ sơ dự án được thẩm định cũng có xu hướng giảm dần, đến năm 2013 chỉ còn 325 hồ sơ dự án được thẩm định; điều này nói lên hoạt động thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư sử dụng vốn từ NSNN ngày càng được coi trọng và thắt chặt hơn, không dàn trải và dễ dãi và có trình tự và được quy hoạch cụ thể, chỉ quyết định thẩm định và kế hoạch đấu thầu đối với những dự án thật sự cần thiết và hiệu quả, có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu, có quá trình thực hiện đầu tư không dàn trải, không lãng phí và thất thoát; đảm bảo an toàn, và tiết kiệm; như các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dự án xây dựng và kiên cố hóa trường học, các dự
án vì mục tiêu quốc gia. Không thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho những dự án manh mún và dàn trải.