Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2009 2013 (Trang 27)

2.1.2.1. Hoạt động xây dựng các văn bản pháp lý cho đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa còn có hoạt động tham mưu xây dựng các quy định pháp lý cho hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh, giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản chấn chỉnh trong lĩnh vực đấu thầu, giám sát đánh giá đầu tư, quản lý

đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Bảng 2.5: Một số văn bản pháp lý cho hoạt động đầu tư sử dụng vốn NSNN được xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013

TT Nội dung Năm

1 Quyết định số 569/QĐ-UBND về Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo cho các chủ dự án thuộc ngành Lao động

Thương binh và Xã hội năm 2009

2009

2 Quyết định số 941/QĐ-UBND về Điều chỉnh, bổ sung quy mô đầu tư các dự án “ Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên năm 2009 tỉnh Thanh Hóa” từ nguồn TPCP cho các huyện: Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy và thành phố Thanh Hóa

2009

3 Quyết định số 1995/QĐ-UBND về Điều chỉnh nguồn vốn của dự án tái định cư thực hiện đầu tư xây dựng Trường THPT Tĩnh Gia phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

2009

4 Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 03/4/2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn tỉnh

2012

5 Văn bản số 2039/UBND-KTTC về Đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục Công trình: Nạo vét luồng tàu bến số 2 Cảng Nghi Sơn

2010

6 Văn bản số 3307/UBND-KTTC về Kiểm tra, đề xuất hỗ trợ kinh phí xây dựng đường nối Quốc lộ 1A vào khu tái định cư nút giao thông cuối tuyến đường tránh Quốc lộ 1A, đoạn thành phố Thanh Hóa

2010

7 Văn bản số 6587/UBND-THKH về việc Bố trí vốn cho các dự án đường giao thông Định Bình- Định Công và Kè chống sạt lở bảo vệ Khu dân cư phố Kiểu, xã Yên Thường, huyện Yên Định

2011

8 Văn bản số 6583/UBND-KTTC về việc Nghiên cứu, đề xuất, phân bổ nguồn kinh phí TW bổ sung dự toán 2011 cho tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a

2011

9 Văn bản số 3596/UBND-DTMN về việc Sử dụng vốn kết dư Chương trình 134 2012 10 Văn bản số 2782/UBND-THKH ngày 04/5/2012 về việc tăng cường quản

lý, sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN và TPCP

2012

11 Văn bản số 6901/UBND-THKH ngày 24/9/2012 về tăng cường quản lý, sử dụng vốn NSNN và TPCP ứng trước năm 2013

2012

Trong giai đoạn này, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư từ NSNN theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sở đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các chỉ thị, văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn, gồm: Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 03/4/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn tỉnh, văn bản số 2782/UBND-THKH ngày 04/5/2012 về tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ NSNN và văn bản số 6901/UBND-THKH ngày 24/9/2012 về tăng cường quản lý, sử dụng vốn NSNN ứng trước năm 2013. Bên cạnh đó, được sự tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh cũng ban hành một số văn bản nhằm chấn chỉnh công tác đấu thầu: Văn bản số 1810/UBND-KTTC ngày 04/4/2011, Văn bản số 6321/UBND-THKH ngày 22/9/2011.

Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển của tỉnh: Các chính sách của Nhà nước đã định hướng cụ thể về

trọng tâm phân bổ nguồn vốn NSNN là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các KCN, CCN và các vùng kinh tế - xã hội phía Tây, đặc biệt là khu Kinh tế Nghi Sơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và phân bổ nguồn vốn đầu tư được giao. Đồng thời các chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế và khuyến khích đầu tư tạo điều kiện thông thoáng trong hành lang pháp lý về thu hút, phân bổ, sử dụng và thực hiện hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN được đạt hiệu quả cao, tạo môi trường đầu tư bình đẳng không có quá nhiều thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến đầu tư được rộng rãi và đạt hiệu quả cao.

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm. Giai đoạn 2006-2010 là 11,5%/năm, trong đó nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%, công nghiệp xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho các kỳ kế hoạch tiếp theo

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2013

(Đơn vị: %/năm)

Chỉ tiêu Tăng bình quân

2001-2005 2006-2010 2011-2012 2012-2013

Tổng GDP 9,1 11,5 11,8 12

1.Theo ngành kinh tế

-Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,4 4,2 4,1 3,8

-Công nghiệp và xây dựng 15,1 15,8 15,1 15,3

-Dịch vụ 8,1 12,2 12,9 13,5

2.Theo khu vực kinh tế

-Quốc doanh 9,7 7,4 8,0 8,5

-Ngoài quốc doanh 8,3 11,9 11,4 11,8

-Đầu tư nước ngoài 15,8 22,4 23,7 23,9

(Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa) Như bảng biểu về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm của tỉnh Thanh Hóa trong từng giai đoạn 2001-2005, 2006-2010, 2011-2012, 2012-2013 theo nhóm ngành thì ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, từ 4,4% năm 2001-2005 xuống còn 3,8%/năm giai đoạn 2012-2013. Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế theo hướng CNH-HĐH của toàn Tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tăng mạnh vào giai đoạn 2006-2010 là 15,8%/năm, nhưng lại giảm xuống còn 15,3% giai đoạn 2012-2013 cho thấy tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Dịch vụ tăng qua các giai đoạn, tăng mạnh ở giai đoạn 2006-2010 là 12,2%/năm, cho thấy ngành dịch vụ của toàn Tỉnh cũng đang trên đà phát triển. Theo khu vực kinh tế thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tạo ra GDP cho toàn tỉnh ở cả ba giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn 2012-2013 là 23,9%/năm.

Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển của tỉnh: Sự gia tăng về tỷ trong sản xuất của các ngành công nghệp, xây

dựng và dịch vụ trong tổng GDP của toàn tỉnh trong từng giai đoạn cho thấy khả năng tăng trưởng của các ngành, đồng thời kéo theo là sự phân bổ, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các ngành cũng có xu hướng gia tăng, công tác phân bổ nguồn vốn từ NSNN phải

trong nền kinh tế của toàn tỉnh, tạo nguồn lực cho quá trình sản xuất tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp vào GDP trong toàn Tỉnh. Tuy chú trọng đến công tác phân bổ vốn từ NSNN cho các ngành chiếm tỷ trọng cao, nhưng không được mất cân đối giữa các ngành và các lĩnh vực kinh tế, tạo sự phát triển đồng thuận, hài hòa, có yếu tố tương trợ và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế theo hướng phát triển toàn diện nhưng không kìm hãm lẫn nhau. Phân bổ vốn đầu tư đúng, phù hợp vào các ngành trọng điểm của tỉnh cũng như các ngành còn non trẻ của tỉnh góp phần gia tăng hiệu quả đầu tư; chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra cao, chi phí thấp, thời gian ngắn, không thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư

2.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về cơ cấu ngành thì cơ cấu ngành của Tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng GDP của toàn tỉnh ngày càng tăng trong từng giai đoạn. Năm 2005, cơ cấu giữa ba khối ngành: Nông, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 31,6% - 35,1% - 33,3%. Năm 2010 là 24,1% - 40,6% - 35,3%, năm 2012 là 21,6% - 43,6% - 34,8%. Đặc biệt trong năm 2013 là 17,6% - 45,8% - 36,6% . Những năm gần qua, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ đạt khá cao, tuy nhiên phần đóng góp của ngành xây dựng lại là rất lớn, chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ của trung ương nên tác động của ngành xây dựng là rất lớn, bao gồm xây dựng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông, trường học, khu vực công cộng như công viên,.... bên cạnh đó khu vực dịch vụ trong tổng GDP cũng có xu hướng tăng dần.

Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Tổng GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 9.961,8 18.745,0 34.544,0 58.788,0 64.784,0

-Nông, lâm nghiệp

và thủy sản % 39,6 31,6 24,1 21,6 17,6

-Công nghiệp và

xây dựng % 26,6 35,1 40,6 43,6 45,8

-Dịch vụ % 33,8 33,3 35,3 34,8 36,6

Bảng 2.8: Định hướng kế hoạch đến năm 2015 của tỉnh

Ngành kinh tế Tỷ trọng/tổng GDP (%)

Giá trị gia tăng/năm (%)

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 14,1 3,5

Công nghiệp, xây dựng 50,5 22,3

Dịch vụ 35,4 16,8

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa)

Định hướng kế hoạch của tỉnh đến năm 2015 theo nhóm ngành kinh tế: Trong tổng GDP, nhóm ngành nông, lâm thủy sản chỉ chiếm 14,1% giá trị gia tăng hàng năm là 3,5%/năm; nhóm ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 50,5% trong tổng GDP, giá trị gia tăng hàng năm là 22,3%/năm; nhóm ngành dịch vụ chiếm 35,4% trong tổng GDP, giá trị gia tăng hàng năm đạt 16,8%/năm. Bên cạnh đó, định hướng đến năm 2015 tỷ lệ huy động GDP vào Ngân sách đạt từ 8%/năm trở lên. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 310.000 tỷ đồng.

Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển của tỉnh: Cần có sự phân bổ nguồn vốn đầu tư và đầu tư đúng

hướng vào các ngành nghề trong toàn bộ nền kinh tế, bên cạnh là coi trọng công tác phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho cơ sở hạ tầng, còn phải chú trọng phân bổ cho các ngành dịch vụ tăng nhanh, nhưng phải đảm bảo có sự chênh lệch không quá lớn giữa các ngành, tạo sự mất cân đối trong đầu tư và phát triển toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh. Đảm bảo sự phát triển bền vững giữa các ngành, giữa các vùng miền trong toàn Tỉnh. Thanh Hóa hiện đang còn là tỉnh nghèo, ngành nông-lâm- ngư nghiệp còn phải được chú trọng đầu tư nhiều để nâng cao chất lượng sản phẩm nông, thủy sản. Bên cạnh đó, cũng là tỉnh thu hút FDI cao nhất trên cả nước vào các KCN, KKT, đặc biệt là Khu Knh tế Nghi Sơn. Do vậy có chính sách phân bổ nguồn vốn đầu tư phù hợp, sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao.

2.1.2.4. Xã hội

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng. Niên học 2011-2012 toàn tỉnh có 687 trường mầm non, 1.595 trường phổ thông các cấp. Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn toàn tỉnh, kể cả ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học là 271 trường (đạt 34,7%), bậc THCS là 72 trường (đạt 11,5%) và bậc THPT là 10 trường đạt (7,4%). Đội ngũ giáo viên được bổ sung thường xuyên, từng bước hoàn thiện về cơ cấu và chất lượng giảng dạy được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu giáo dục, đào tạo của toàn tỉnh.

Mạng lưới y tế được xây dựng khá hoàn thiện từ tỉnh đến xã phường, Các cơ sở y tế được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; nguồn nhân lực ngày càng được tăng cường. Số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ tăng, kéo theo đó các trình độ khác như thạc sĩ, chuyên khoa 2, chuyên khoa 1 có sự gia tăng đáng kể. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học tăng từ 19,6% năm 2001 lên 20,3% năm 2009 và 22% năm 2013

Bảng 2.9: Cơ sở y tế và đội ngũ nhân lực của Tỉnh năm 2012

Cơ sở khám chữa bênh Cơ cấu nhân lực

39 bệnh viện 1.591 bác sỹ

35 phòng khám khu vực 3.277 dược sỹ

1 bệnh viện điều dưỡng 1.541 y tá

1 khu điều trị bệnh phong 532 hộ sinh

722 trạm y tế xã _

(Nguồn: Sở Y tế Thanh Hóa)

Tác động đến hiệu quả đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đầu tư phát triển của tỉnh: Về cơ bản các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu

tư toàn xã hội nói chung và đầu tư từ NSNN nói riêng đã giải quyết được phần nào nhu cầu đặt ra trong đầu tư phát triển con người và của toàn xã hội nói chung của Tỉnh Thanh Hóa, giúp cải thiện đáng kể đời sống nhân dân trên địa bàn toàn Tỉnh. Tuy nhiên, đời sống xã hội ở các huyện miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, chưa được khắc phục, do vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác phân bổ nguồn vốn đầu tư từ NSNN phải được thực hiện bằng cách tăng cường nguồn vốn NSNN cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia,... để giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở các huyện, khu vực này. Thanh Hóa là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số

lượng học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Vì vậy sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao nếu nguồn vốn đầu tư được bố trí một cách phù hợp và có cách sử dụng, quản lý thực hiện một cách khoa học và chi tiết

2.1.2.5. Nhân lực

Thanh Hóa là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; tháp dân số trẻ, tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,32% năm 2001 xuống còn 0,7% năm 2010 và còn 0,66% năm 2012. Cùng với sự gia tăng dân số, nguồn lực của Thanh Hóa cũng sẽ gia tăng nhanh.

Bảng 2.10: Dự báo dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa đến 2020

(Đơn vị: 1000 người)

Chỉ tiêu 2007 2010 2015 2020

1.Quy mô dân số 3.671,4 3.781,0 3.926,9 4.100,0

-Dân số thành thị 41,4 623,9 981,7 1476,0

% so với tổng dân số 9,3 16,5 25,0 36,0

-Dân số nông thôn 3.330,0 3.157,1 2.945,2 2.624,0

% so với tổng dân số 90,7 83,5 75,0 64,0

2.DS trong độ tuổi lao động 2.179,0 2.575,7 2.670,3 2.788,0

% so với tổng dân số 59,4 68,1 68,0 68,0

(Nguồn: Quy hoạch KT-XH đến 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa)

Dự báo năm 2015, nguồn nhân lực của Tỉnh là 2.670 nghìn người và năm 2020 là 2.788 nghìn người. Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn tiếp tục duy trì “cơ cấu dân số vàng” nếu khai thác tốt thời cơ này sẽ tạo một nguồn nhân lực tốt và từ đó có thể phục vụ sản xuất và tạo giá trị sản phảm hàng hóa, của cải dồi dào cho toàn xã hội trong tương lai. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa của người lao động ngày càng tăng cao, số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm, đây thực sự là một nguồn lợi thế lớn mạnh của tỉnh.

Bảng 2.11:Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động Thanh Hóa đến 2020 (Đơn vị: 1000 người) Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng BQ (%/Năm) 2006-

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2009 2013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)