A. Bơm dầu bôi trơn (bơm bánh răng)
Kiểm tra các cặp bánh răng
+ Kiểm tra bằng mắt hoặc kính lúp để phát hiện hư hỏng của bánh răng. + Kiểm tra khe hở, độ rơ giữa các răng bằng trực quan, bằng thước lá, thước kẹp … Dùng panme để kiểm tra độ mòn của trục, bạc. Kiểm tra khe hở giữa trục và bạc.
+ Dùng thước lá và thước thẳng để đo khe hở mặt đầu của các rôto trong thân bơm và đo khe hở phải đối diện nếu khe hở vượt quá 0,2 mm phải thay rôto hoặc thân bơm.
+ Dùng căn lá đo khe hở giữa vỏ bơm dầu và roto bị động. Khe hở tiêu chuẩn 0,1 – 0,175 mm. Khe hở lớn nhất cho phép 0,3 mm. [4].
Kết luận:
- Cặp bánh răng không bị sứt mẻ, khe hở vẫn dảm bảo trong tiêu chuẩn. - Bơm dầu bôi trơn vẫn còn hoạt động tốt, đảm bảo được điều kiện làm việc cho phép.
Phương pháp sửa chữa
Dùng dầu hoả rửa sạch các cặn bẩn bám trên bánh răng sau đó dùng khí nén làm sạch bên trong bề mặt làm việc của bánh răng, dùng giẻ sạch lau lại rồi bôi lớp dầu bôi trơn để bảo quản.
Hình 2.92. Bơm dầu trạng thái ban đầu. Hình 2.93. Bơm dầu bôi trơn đã được sửa chữa.
B.Lắp ráp, kiểm tra hệ thống bôi trơn
- Lắp bơm dầu bôi trơn
- Lắp đường ống dẫn dầu
- Lắp bình sinh hàn nước-dầu
- Lắp bầu lọc dầu
Khi lắp ráp hệ thống bôi trơn chú ý kiểm tra độ kín, tránh rò rỉ dầu bôi trơn, đặc biệt là đường ống nối dẫn dầu bôi trơn.