Khởi động là quá trình chuyển động cơ từ trạng thái đứng yên sang trạng thái làm việc. Muốn tự làm việc, động cơ phải thực hiện được một chu trình làm việc trọn vẹn và công do chu trình ấy sinh ra phải đủ cung cấp năng lượng để động cơ có thể thực hiện được một chu trình tiếp theo. Như vậy, cần cung cấp năng lượng ban đầu để động cơ có thể hoạt động được, sao cho sự đốt cháy nhiên liệu có thể thực hiện được một chu trình và công sinh ra phải đủ thực hiện được chu trình sau.
Hệ thống khởi động làm nhiệm vụ quay trục khuỷu động cơ đạt tới tốc độ nhất định để từ đó động cơ có thể làm việc độc lập được. Tốc độ quay này phải đảm bảo hòa trộn nhiên liệu với không khí tạo thành hỗn hợp cháy trong xylanh và hỗn hợp có thể bốc cháy dãn nở sinh công.
Khi động cơ đã hoạt động thì hệ thống khởi động sẽ không làm việc nữa.
- Sơ đồ, nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động
Khi bật khoá khởi động 8 về vị trí khởi động, dòng điện từ cực (+) ốc đồng b
khoá điện 8 a, tới đây dòng điện chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất qua cuộn giữ 3
ra mát về cực âm của ắc quy, nhánh thứ hai qua cuộn kéo 2 ốc đồng c rôto của
máy khởi động ra mát về âm của ắc quy. Dòng điện qua cuộn dây kéo và cuộn giữ từ hoá lõi thép của solenoid rất mạnh, nên lõi thép bị hút sâu vào trong ống thép. Trong khi chuyển động như vậy lõi thép nén lò xo 11 lại và kéo càng cua 4 xoay quanh chốt
10 đẩy khớp truyền động chạy trên trục máy khởi động về phía bánh đà, đồng thời đẩy đĩa tiếp điện về phía các ốc đồng b và c.
Hình 1.21. Sơ đồ dây hệ thống khởi động điện.
1-Solenoid. 2-Cuộn dây kéo. 3-Cuộn dây giữ. 4-Càng cua. 5-Vành răng bánh đà. 6-Ly hợp một chiều của khớp truyền động.
7-Máy khởi động. 8-Công tắc máy. 9-Bình ắc quy chì-axít. 10-Chốt quay. 11- Lò xo hồi vị.
Khi bánh răng của khớp truyền động ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời tiếp điểm chính (gồm hai ốc đồng b, c và đĩa tiếp điện) cũng đóng lại. Lúc náy sẽ có dòng
điện rất lớn khoảng 200A chạy từ (+) ắc quy b c về cuộn cảm và rôto của máy
khởi động mát.
Dòng điện lớn chạy qua máy khởi động sẽ biến thành mômen cơ học lớn, truyền qua khớp truyền động làm quay bánh đà làm cho trục khuỷu của động cơ quay, tạo điều kiện cho động cơ nổ. Người điều khiển vặn khoá về vị trí ban đầu dòng điện trong cuộn giữ bị mất dưới tác dụng của lò xo hồi vị các cơ cấu trở về vị trí ban đầu, kết thúc quá trình khởi động.
Hình 1.22. Các bộ phận cơ bản của máy khởi động điện.
1-Vỏ ngoài. 2-Nắp trước. 3-Nắp sau. 4-Chổi than. 5-Khối cực. 6-Cuộn cảm. 7-Rôto. 8-Khớp ly hợp một chiều. 9-Solenoid. 10-Ốc.
Chương 2
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN