Ở nước ta, tôm là đối tưởng rất quan trọng của ngành thủy sản, nó chiếm tỷ lệ 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Các loại Tôm biển của Việt Nam cũng rất đa dạng. Theo các khảo sát chưa đầy đủ về sinh vật biển, thì trong vùng biển nước ta hiện nay có khoảng 255 loài tôm biển, thuộc các họ
Peinaeidae,Solenoceridae, Aristaeidae, Sicyonidae….cho đến nay loài tôm được nuôi phổ biến nhất là tôm sú và tôm càng xanh, sản lượng cao nhất là tôm sú. Trong những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng( Penaeus vannamei) cũng đã nuôi nhiều để tạo nên sự đa dạng, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địạ Nhận thấy tôm thẻ chân trắng dễ nuôi, năng suất cao gấp, gấp 2 lần năng suất nuôi tôm sú nên chi phí sản suất thấp, giá thành hạ ( giá thấp hơn 20-25% so với tôm sú), nguồn cung ổn định, hiệu quả kinh tế caọ
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dương ( vùng biển phía tây Mỹ La Tinh). Một số nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan bắt đầu nuôi thử nghiệm loại tôm này những thập niên 70 của thế kỉ XX. Qua thời gian dài nghiên cứu các nhà khoa học, sản suất giống và nuôi cho biết môi trường ở các nước cận xích đạo rất phù hợp để nuôi tôm nàỵ Đây là loài tôm quý hiếm, có giá trị cao, có thị trường lớn và đang mở rộng. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chục nước Châu Mỹ. Vào những năm 1998, ở Châu Mỹ có 12 nước nuôi tôm thẻ chân trắng, sản lượng đạt hơn 90% sản lượng nuôi tôm ở Tây bán cầụ Trên thế giới, trong các loại tôm nuôi nhân tạo thì tôm thẻ chân trắng quan trọng thứ 2 sau tôm sú. Còn đối với Châu Mỹ thì tôm thẻ chân trắng là số 1.
Tại Việt Nam, việc đi nuôi tôm thẻ chân trắng vào năm 1996 và đến năm 2005, thì bộ Thủy sản đã để ra chủ trương phát triển nuôi tôm ở một số tỉnh như tỉnh Khánh Hòa, Phú yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Ninh Thuận….sau thời gian nuôi thử nghiệm 0,5 ha ban đầu theo dự án nuôi tôm trên cát ở xã An Hải (Ninh Phước) đến tháng 5/2006, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã phát triển trên 250 ha, năng suất bình quân 8,4 tấn /ha, cá biệt có một số hộ nuôi thu hoạch năng suất từ 15-18 tấn/ha, lãi suất bình quân 200 triệu đồng /ha/vụ (2,5-3 tháng). Với hiệu quả kinh tế nuôi trên, có thể nói tôm thẻ chân trắng mở ra cơ hội mới cho nông dân phát triển kinh tế sau một thời gian dài lao đao vì nuôi tôm sú. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã được nuôi đại trà tại Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa…ở vùng biển Khánh Hòa, tôm thẻ chân trằng có sản lượng tương đối cao so với các loài tôm khác…[5]
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đưa ra tại hội nghị các ngành thủy sản do hiệp hội này tổ chức tại TP Hồ Chí Minh “ năm nay, kinh ngạch xuất khẩu tôm ước đạt khoảng 1,8-1,9 tỷ USD, tăng trưởng 300 triệu USD so với năm 2010. Trong đó, tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sẽ vươn lên bằng tôm sú đạt 50% kim ngạch toàn ngành”. Ông Hòe cũng đã lý giải nguyên nhân: “ tuy khối lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu thấp hơn so với tôm sú nhưng giá trị gia tăng của tôm thẻ chân trắng lại lớn hơn nên
lần đầu tiên kinh ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng bằng tôm sú”. Mặt khác do tình trạng thiếu tôm nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài không chỉ trong năm nay mà có thể trong năm tới do nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang chế biến và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng.
Thành phần hóa học của tôm thẻ chân trắng gồm có nhiều nước, protein, lipid, gluxid, vitamin, enzyme….
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tôm thẻ chân trắng
Thành phần Hàm lượng Đơn vị Protein 18,4 g/100g Nước 78,2 g/100g Lipid 1,2 g/100g Tro 41 g/100g Can xi 56,7 mg/100g Phốt phát 53,6 mg/100g Natri 12,7 mg/100g Kali 32,4 mg/100g Fe 4,3 mg/100g