Nước ta với điều kiện thiên nhiên thuận lợi: với bờ biển dài hơn 2500km, vùng biển rộng lớn, nhiều hải đảo, cửa biển phân bố nhiều nơi, hệ thống sông ngòi chằng chịt và lượng mưa rất lớn, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản phát triển. Trên thực tế với thế mạnh như vậy, thủy sản nói chung ở nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ, trong suốt những năm gần đây thủy sản luôn là ngành kinh tế trọng điểm của cả nước với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. Ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh, từ kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ đola Mỹ năm 2000 thì sang năm 2001 đã đạt gấp đôi và năm 2006, trước khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỉ USD. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4,72 tỉ USD.
Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung, nhưng số liệu của tổng cục thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn mang lại kim ngạch khoảng 4,2 tỉ USD, chỉ giảm 6,2% so với năm 2008.
Năm 2010 thủy sản Việt Nam phấn đấu hết mình để đưa ngành thủy sản nước ta lên tầm cao mới, vượt qua khó khăn và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với những diễn biến thuận lợi của thị trường XK của tháng cuối năm, kim ngạch XK cả năm 2011 sẽ vượt 6 tỷ USD.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng bí thư Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong các thị trường XK, EU là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,5% tổng giá trị, Mỹ chiếm 19,2%, Nhật Bản chiếm
15,9%, Hàn Quốc chiếm 7,7%, Trung Quốc chiếm 5,7%, ASEAN chiếm 5,1%, Oxtraylia chiếm 2,6% và 21,2% còn lại là các thị trường khác.
Về cơ cấu mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu với tỷ lệ 39,8%, tiếp đó là cá tra, basa chiếm 30,3%, cá khác chiếm 12%, nhuyễn thể chiếm 9,8%, cá ngừ chiếm 9,8% và các loài khác.
Theo ông Hòe, cho đến nay, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam đã có doanh số XK tăng gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 tăng lên 6 tỷ USD trong năm 2011, với mức tăng trưởng doanh số khoảng 15 – 20% năm.[11]
Trước những kết quả hết sức lạc quan nói trên của XK thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp thủy sản bắt đầu hướng tới con số 10 tỷ USD đến năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển XK thủy sản giai đoạn 2010-2020 của chính phủ, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về XK thủy sản trên thế giớị
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013 xu thế sản xuất thủy sản sẽ do thiếu vốn và chi phí cao năm từ năm tiếp tục ảnh hưởng đến khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Cụ thể, sản lượng cá tra dự báo đạt dưới 1,0 triệu tấn; tôm sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2013 cho đến khi kiểm soát được hội chứng EMS, phụ thuộc vào chi phí thức ăn và chất lượng con giống. Sản lượng hải sản dự kiến sẽ ổn định hơn, tuy nhiên chất lượng vẫn chưa được cải thiện nhiều, đáng lo ngại, mức độ liên kết dọc trong ngành cá tra, tôm và hải sản sẽ tăng lên. Đồng thời, nguyên liệu nhập khẩu dự kiến tăng khoảng 20% so với năm 2012, trung bình 65–70 triệu USD/tháng, cả năm đạt 0,85-1,0 tỷ USD.[13]
Bên cạnh đó, nhu cầu các thị trường chính hồi phục. Cụ thể, nhu cầu thủy sản của EU sẽ phục hồi sau quý II/2013. Xuất khẩu sang EU có thể đạt mức của năm 2011 với khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2012. Thị trường Mỹ được dự
báo sẽ nhập khẩu hơn 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2012. Do có mức thuế cao sau POR8, cá tra sẽ bán với giá cao hơn và đạt mức kim ngạch của 2012
Đối với thị trường Nhật Bản, dự báo chế độ kiểm tra ethoxyquin có thể được dỡ bỏ, xuất khẩu tôm được phục hồi; mặt hàng mới của cá tra được giới thiệu với thị trường Nhật. Còn tại châu Á, nhu cầu thủy sản của Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và Úc dự báo sẽ tăng. Thị trường Trung Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi sẽ được mở rộng và phát triển hơn.
Dự báo về các nhóm mặt hàng chính, ông Dũng cho biết tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2013 sẽ tăng 5% so với 2012, đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD. Trong đó, tôm dự kiến đạt 2,2 tỷ USD, xấp xỉ mức năm 2012; cá tra dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, tăng 5,5%; sản phẩm hải sản đạt khoảng 2,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012.[14]
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, năm 2013, sản xuất thủy sản phải đối mặt với một số thách thức về: Quy hoạch nuôi trồng và xây dựng cơ sở hạ tầng; nguồn bố mẹ và tôm cá giống sạch bệnh và chất lượng cao; Quản lý chặt dịch bệnh và sử dụng kháng sinh; Cải thiện chất lượng tôm cá sau thu hoạch; Hạ thấp sự lệ thuộc vào bột cá bằng cách sử dụng những nguồn đạm thay thế. Áp dụng tiếp cận hệ sinh thái cho nuôi thủy sản; Quản lý và giám sát môi trường; Phát triển liên kết dọc trong chuỗi giá trị.
Đối với xuất khẩu thủy sản sẽ bị thách thức về: Cạnh tranh khốc liệt hơn và xu hướng giảm giá trên thị trường quốc tế; Siết chặt các quy định về dư lượng hóa chất kháng sinh, nhất là ethoxyquin ở thị trường Nhật; Các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá ở Mỹ; Bảo đảm tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm; Truy xuất nguốn gốc sản phẩm; Gia tăng giá trị cả trong nuôi trồng và chế biến thủy sản; Thiết lập các kênh phân phối hàng thủy sản Việt Nam; Xây dựng quảng bá hình ảnh và thương hiệu quốc giạ[12]
Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2013 có thể đạt 2,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2012, nếu giải quyết tốt bốn thách thức tồn tại trong năm 2012 như dịch bệnh,
cạnh tranh tôm nguyên liệu từ thương lái Trung Quốc, thị trường và rào cản Ethoxyquin.
Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng thấp, xuất khẩu thủy sản đang đối mặt với nhiều trở ngại có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu năm 2013. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 chỉ đạt khoảng 6,15 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2011 nhưng chỉ bằng 94,2% so với kế hoạch.