0
Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Chương II: Những điều cần cân nhắc trước khi kết hôn

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH (Trang 27 -27 )

I. Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ rồi hãy kết hôn

Mỗi một lần chia tay, mỗi lần hò hẹn, cảm giác nhớ nhung, ngọt ngào trong tình yêu có thể sẽ khiến bạn cảm thấy muốn nhanh chóng tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên hôn nhân không chỉ là một sự lãng mạn của tình yêu. Bạn phải suy nghĩ kỹ xem hôn

nhân có nghĩa là gì rồi mới nên đi đến kết hôn. Nếu không hôn nhân sẽ chỉ đem đến cho bạn sự thất vọng và đau khổ.

Mất đi tự do cá nhân

Hôn nhân, đầu tiên có ý nghĩa là sự kết thúc của cuộc sống độc thân tự do, đồng thời cũng là sự mất đi quyền tự do cá nhân. Bởi vậy, trước khi bước vào hôn nhân, tốt nhất bạn nên tự hỏi bản thân: Bạn có muốn từ bỏ sự tự do cá nhân của mình vì hạnh phúc của hôn nhân hay không? Hoặc bạn và nửa kia của bạn có đủ tự tin để tạo ra một không khí thoải mái cho cuộc hôn nhân của hai bạn hay không, có tìm được sự cân bằng giữa sự tự do và sự bó buộc hay không?

Hôn nhân có nghóa là trách nhiệm

Hôn nhân có nghĩa là trách nhiệm, trách nhiệm đối với gia đình, trách nhiệm đối với bạn tình, và trách nhiệm đối với con cái. Khi còn độc thân, bạn chỉ cần có trách nhiệm đối với bản thân bạn, hôn nhân đã biến bạn trở thành chồng, thành vợ, thành bố, thành mẹ, bạn phải chịu trách nhiệm đối với gia đình, quan tâm chăm sóc đến nửa kia của mình, mang lại cho họ sự che chở và tình yêu, bạn có trách nhiệm là cho anh ấy (cô ấy) hạnh phúc. Nếu các bạn có con, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức để nuôi dạy con thành người. Hôn nhân đem đến cho bạn sự ngọt ngào của tình yêu, sự ấm áp của gia đình nhưng đồng thời cũng mang đến cho bạn những trách nhiệm mà bạn không thể trốn tránh. Bạn có đồng ý gánh vác những trách nhiệm đó không? có khả năng để gánh vác hay không?

Cuộc sống bình thường mà rắc rối

Hôn nhân có nghĩa là một cuộc sống bình thường, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, quá khứ đã trôi qua, tình yêu nồng cháy cũng không còn tồn tại, sự nồng nàn trong tình yêu đã trở nên nhạt dần. Bạn có thể chấp nhận sự bình lặng này để gắn bó với nửa kia của mình hay không?

Bạn đã suy nghĩ kỹ chứ?

Nếu bạn nghĩ rằng mình đã hiểu hết về hàm nghĩa của từ hôn nhân, đã có đầy đủ sự chuẩn bị cho hôn nhân, bạn tin rằng đó là điểm bắt đầu của cuộc sống hạnh phúc của bạn với nửa kia của mình, bạn chấp nhận hi sinh một số sự tự do cá nhân nào đó; Bạn cảm thấy có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm; Bạn có thể chịu được cuộc sống bình thường đồng thời từ đó tìm được ý nghĩa thực của cuộc sống; Bạn không ân hận với sự lựa chọn bạn đời của mình, nếu vậy thì bạn có thể tự tin mà tiến đến cánh cửa hôn nhân mà đón nhận hạnh phúc ngọt ngào.

II. Tình yêu đã thực sự chín muồi chưa?

Các bạn có thực sự yêu nhau không? Lúc này, liệu bạn có nghi ngờ mà tự hỏi bản thân câu hỏi này hay không? Bạn có tỉnh táo để nhìn nhận xem tình yêu mà hai

bạn vun đắp đã thực sự chín muồi để các bạn có thể cùng nhau thưởng thức đến cuối đời hay không? Bạn hãy suy nghĩa thật kỹ những câu hỏi dưới đây:

Các bạn có tin tưởng nhau hay không?

Các bạn không còn cãi nhau kịch liệt chỉ vì một sự hiểu lầm nhỏ nhặt, các bạn tin tưởng rằng tình yêu của các bạn đủ mạnh để đối phương sẽ không bỏ bạn ra đi trong bất kỳ tình huống nào, những gì bạn tồn tâm tồn ý giành cho người mà bạn yêu, bạn sẽ nhận được sự báo đáp bằng tình yêu của đối phương; bạn hồn tồn tự tin và tự hào, tuy người yêu của bạn không phải là người ưu tú nhất, thông minh nhất, đẹp nhất nhưng anh ấy (cô ấy) trong mắt bạn lại là người đáng yêu nhất, đáng tin cậy nhất, vòng tay của anh ấy (cô ấy) là chỗ dựa an tồn nhất, là bến cảng yên bình nhất trong cuộc đời bạn.

Các bạn có chung thủy với nhau không?

Các bạn đã lựa chọn đối phương là nửa kia của mình trong phần đời còn lại, không quan tâm đến bất cứ ai khác. Vì tình yêu đáng nâng niu này, các bạn nguyện chung thủy với đối phương. Dù rằng tình yêu không phải là vĩnh cửu nhưng các bạn yêu nhau chân thành, khi các bạn cùng nhau bước vào hôn nhân, các bạn đã trở thành duy nhất của nhau trong thế giới tình cảm.

Các bạn có khoan dung với nhau không?

Bạn ngưỡng mộ ưu điểm của anh ấy (cô ấy), bạn cũng có thể thông cảm với những khuyết điểm của anh ấy (cô ấy), mọi thứ của anh ấy (cô ấy) bạn đều có thể chấp nhận và khoan dung. Các bạn có thể không thể tránh khỏi mâu thuẫn hoặc các cuộc cãi vã nhưng sự khoan dung giữa các bạn có thể hóa giải mọi nguy cơ, xóa tan những sự xung đột mâu thuẫn nhỏ nhặt.

Các bạn có hiểu nhau không?

Sự hiểu nhau là cơ sở của tình yêu giữa các bạn, các bạn hiểu rõ tính cách và phẩm chất của đối phương, các bạn có thể hòa nhập với cách sống của đối phương, trong bất kỳ tình huống nào, các bạn đều có thể đứng từ góc độ của đối phương để nghĩ cho đối phương. Anh ấy (cô ấy) gặt hái được thành công, bạn sẽ tự hào về anh ấy (cô ấy); Anh ấy (cô ấy) thất bại, bạn không trách móc anh ấy (cô ấy) mà bạn sẽ cho những lời an ủi động viên mà người khác không thể cho anh ấy (cô ấy). Các bạn là bạn đời, cũng là tri âm, là thứ quý giá mà đối phương có được trong cuộc đời.

Sau khi suy nghĩ, đồng thời đưa ra những đáp án khẳng định, các bạn đã có thể từ biệt cuộc sống độc thân, cùng dắt tay nhau vững bước tiến đến hôn nhân.

Thứ nhất, bạn đã tách khỏi gia đình về mặt tâm lí. Đây là điều kiện quan trọng đầu tiên để bạn chuẩn bị kết hôn. Khi bạn đã chuẩn bị tốt để tách khỏi bố mẹ về mặt tâm lí thì bạn mới có thể gắn bó với nửa kia mà không sợ mất đi chính mình.

Thứ hai, người nhà và bạn bè của bạn ủng hộ mối quan hệ của hai bạn. Sự ủng hộ và đồng tình của người nhà và bè bạn sẽ giúp các bạn xây dựng được một mối quan hệ tốt.

Thứ ba, có sự thống nhất trong việc muốn có con hay không. Giải quyết được vấn đề muốn có con hay không, rồi mới bàn đến chuyện kết hôn. Xây dựng một gia đình, yêu cầu hai bạn phải có những sự tính toán cho tương lai.

Thứ tư, bạn không còn kỳ vọng vào việc tìm kiếm một đối tượng hồn hảo. Nếu bạn luôn cảm thấy không hài lòng với người bạn trai hiện thời, cảm thấy hơi nuối tiếc và vẫn luôn mơ tưởng gặp được một chàng hồng tử, điều đó chứng tỏ hôn nhân sẽ không đem đến cho bạn niềm vui sau khi kết hôn.

Thứ năm, bạn của bạn đã kết hôn. Tuy hôn nhân là sự kết hợp của hai người nhưng nó cũng vẫn là một hiện tượng xã hội. Ở một mức độ nào đó, khi chúng ta kết hôn là do bạn bè xung quanh đã đều kết hôn. Bạn bè kết hôn, đôi khi sẽ làm cháy lên ngọn lửa tình yêu trong bạn, thúc đẩy bạn thể nghiệm ý nghĩa và cảm giác của hôn nhân.

Thứ sáu, các bạn có cùng triển vọng về tương lai, làm giảm bớt đi những lo lắng về cuộc hôn nhân. Khi nghĩ đến tương lai tốt đẹp mà cuộc hôn nhân đem lại, bạn sẽ không còn do dự.

Thứ bảy, bạn không còn quá chú ý đến sự nghiệp của bản thân. Cuộc sống hôn nhân tuy cũng có thể thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp của phụ nữ nhưng thông thường ít nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của phụ nữ, nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp thì bạn nên kết hôn muộn hơn.

Thứ tám, bạn muốn thiết lập một mối quan hệ tốt về mặt kinh tế đối với nửa kia. Cuộc sống hôn nhân không thể tách rời khỏi vấn đề tiền bạc.

IV. Lời khuyên của các chuyên gia hôn nhân

Một tình yêu lãng mạn không nhất thiết sản sinh ra một cuộc hôn nhân hoàn hảo.

Một chàng trai tuấn tú ôm một cô gái xinh đẹp, cùng đứng trước biển ngắm nhìn hồng hôn. Những đôi trái gái yêu nhau, đứng trước một bức tranh đẹp như vậy đều sẽ nghĩ rằng đó là một hình ảnh của một gia đình nhỏ hạnh phúc sau này.

Quả thực, cả nam và nữ đều luôn hi vọng hôn nhân có thể kéo dài một tình yêu đẹp, nhưng kết quả thì lại luôn làm cho người ta thất vọng. Một tình yêu lãng mạn luôn trở nên mãnh liệt do những nguyên nhân bất lợi như trở ngại, ngăn cản, sự xa

cách… tạo ra. Nhưng sau hôn nhân, khi hai người sống hàng ngày ở bên nhau, khi những yếu tố bất lợi này đã không còn tồn tại, tình cảm nồng cháy sẽ dần dần nguội lạnh. Một số đôi vợ chồng còn vì thế mà cảm thấy mình bị lừa dối.

Hai vợ chồng chỉ có sống hòa thuận, khoan dung lẫn nhau, thường xuyên trò chuyện với nhau, trao đổi ý kiến, thích nghi với nhau, cùng nhau gánh vác việc nhà, tôn trọng lẫn nhau thì tình yêu mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Hai vợ chồng không nhất thiết phải như hình với bóng

Có một số người cho rằng vợ chồng thì nên như hình với bóng. Trên thực tế, nếu lúc nào cũng như vậy thì cảm giác mới mẻ giữa hai người sẽ ngày càng ít đi, cảm giác chán ghét sẽ ngày càng tăng lên, đó chính là kẻ thù lớn nhất của hôn nhân.

Ép buộc đối phương luôn phải ở bên mình là một cách làm chỉ có hại mà không có lợi gì. Nếu bắt buộc phải cùng đối phương làm một việc gì đó thì bạn cũng nên khéo léo để tránh làm tổn thương đến tình cảm của đối phương.

Những người bạn đôłi chân chính không caàn phải biết suy nghóa của nhau Giữa hai vợ chồng thường hay nói đến việc: "Nếu anh ấy thực sự yêu tôi, không cần tôi phải nói, anh ấy cũng sẽ biết những suy nghĩ của tôi". Cách nhìn phiến diện này thậm chí còn tồn tại trong tình yêu, ví dụ như: "nếu anh ấy thực sự yêu tôi thì tôi chẳng cần phải nói cho anh ấy biết anh ấy nên làm những việc gì" hay "nếu một người con gái yêu sâu sắc một chàng trai thì cô ấy sẽ hiểu được cách làm thế nào để đem lại hạnh phúc cho anh ấy"…

Trên thực tế, đây là một cách nhìn phiến diện. Một người không thể thể nghiệm một cách tự giác tình cảm của người khác. Chúng ta chỉ có thể thông qua việc có được sự hướng dẫn, thông qua thử nghiệm và thất bại mới có thể học được tất cả. Việc một đôi vợ chồng mới cưới thường tìm cách làm thế nào để cùng chung sống một cách hòa bình nhất mới là có ý nghĩa nhất.

Việc này bao gồm cả việc bạn phải nói ra cách suy nghĩ của bạn, dụng ý mà bạn ám chỉ trong lời nói, và cũng đừng hi vọng người bạn đời của bạn có thể tự nhiên mà hiểu được thế giới nội tâm của bạn.

Trên thực tế, cho dù vợ hay chồng bạn là chuyên gia tâm lí thì cũng chưa chắc đã hiểu rõ được suy nghĩ thực sự của bạn. Nếu muốn đối phương hiểu được ý nghĩ của bạn thì tốt nhất là nên trò chuyện, trao đổi nhiều hơn với nhau.

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc có yêu cầu hai bên phải tuyệt đối tin tưởng nhau không?

Nếu bạn quá tin tưởng đối phương, cho rằng bạn đời của mình quá thực thà nên không thể hấp dẫn được người khác, như vậy sự tin tưởng của bạn sẽ không khiến bạn tôn trọng đối phương.

Ngồi ra, nếu bạn cho rằng người bạn đời của bạn có sức hấp dẫn đối với người khác, nên bạn phải quan tâm nhiều đến đối phương, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp tạo ảnh hưởng của bạn đối với đối phương để cuộc hôn nhân có thể phát triển theo chiều hướng tốt.

Theo ý kiến của các chuyên gia, dưới tiền đề là cùng tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, việc người chồng hay người vợ có một số những bí mật nhỏ của riêng mình là điều có thể chấp nhận được.

Trong gia đình vợ chồng không nên thích gì làm nấy

Tại cơ quan, đa phần mọi người đều tỏ ra lịch sự có văn hóa, nhưng một khi về đến nhà thì lại bộc lộ một cách thoải mái những sự ức chế. Họ không cố gắng tìm cách để xóa đi nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của cảm giác đó mà chỉ biết trút sự bực tức vào những việc như đá con chó, đánh con nhỏ hay gây gổ với vợ mà chẳng lấy đó làm xấu hổ.

Việc làm tổn thương người khác là điều không nên. Làm thế nào để gửi gắm hạnh phúc nơi người ấy

Người chồng hoặc người vợ phải là người đem lại hạnh phúc cho đối phương (về điểm này thì yêu cầu của người vợ đối với người chồng thường cao hơn). Trên thực tế, trong mối quan hệ với bất kỳ một ai, đem gửi gắm hạnh phúc của mình nơi người khác là một kiểu bị động, là một hành động không sáng suốt, là không đáng tin cậy, dù người đó là bố mẹ hay chồng mình.

Cho rằng sau khi phát hiện vợ hoặc chồng mình ngoại tình thì hai vợ chồng phải li hôn

Việc ngoại tình đương nhiên là một việc xấu nhưng li hôn liệu có phải là một sự lựa chọn tốt nhất? Nếu cuộc hôn nhân còn có thể cứu vãn được thì tại sao lại không thử xem?

V. Anh ấy có thực sự là người bạn muốn lấy làm chồng hay không?

Trước khi bước vào hôn nhân, bạn có thể còn do dự, chưa thực sự nắm bắt được cuộc sống trong tương lai, bạn hãy thử cân nhắc một số vấn đề dưới đây:

1. Người bạn đời lí tưởng phải có một tài năng nào đó. Vấn đề kinh tế sau hôn nhân là một vấn đề thực tế nhất.

2. Người bạn đời lí tưởng phải có năng lực phán đoán tốt, trong sự nghiệp, bạn có thể xem xét từ việc sắp xếp chương trình cho ngày nghỉ cuối tuần, giả sử người bạn đời tương lai của bạn tỏ ra lúng túng trong việc xử lí những vấn đề nhỏ nhặt, nếu trong tương lai gặp những việc lớn hoặc những thay đổi lớn, bạn có thể dựa vào anh ấy được không?

3. Một người không biết chú ý đến ngoại hình, ăn mặc tùy tiện không phải là một người bạn đời lí tưởng. Thành công của một người tuy rằng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng trang phục chỉnh tề, mặt mũi sáng sủa, sạch sẽ, sẽ để lại ấn tượng tốt cho mọi người, đây là điều không thể thiếu.

4. Lấy một người có những tật xấu thì khó có thể kì vọng vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc, như hút thuốc, uống rượu, đánh bạc, chơi đêm. Có thể trong quá trình tìm hiểu, anh ấy có thể vì bạn mà bỏ đi những tật xấu đó, nhưng nếu sau khi kết hôn, anh ấy lại bị nhiễm lại những thói xấu đó thì các bạn có thể vì chuyện đó mà dẫn đến li hôn.

5. Lãng phí đương nhiên là không tốt, nhưng quá tiết kiệm cũng là những điểm có ảnh hưởng đến hôn nhân. Trong quá trình yêu, rất khó để phát hiện ra những khuyết điểm của đối phương, nhưng nếu bạn chịu khó quan sát kỹ một chút thì bạn cũng có thể nhận ra được.

6. Những người đàn ông có tính đố kỵ quá mức cũng không phải là những đối tượng lí tưởng, bởi vì anh ấy quá đa nghi, trong những tháng ngày sau khi kết hôn, khó có thể đảm bảo rằng bạn không gặp lại người bạn trai cũ hay họ hàng thân thích, đôi khi thậm chí còn là bạn thân của bạn, anh ấy lúc nào cũng nghi ngờ này nọ, liệu

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT GIỮ GÌN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH (Trang 27 -27 )

×