Hoàn thiện công tác lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng số 15 – Vinaconex 15 (Trang 51)

I. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới: 1 Định hướng toàn doanh nghiệp:

2. Hoàn thiện công tác lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng:

2.1. Căn cứ:

Nhà cung ứng đóng một vai trò cực kì quan trọng đến sự thành công của công tác mua sắm nguyên vật liệu. Doanh nghiệp có mua được nguyên vật liệu đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn đã đề ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng để từ đó có những quyết định chính xác nhất. Mặt khác, qua phân tích ở chương II ta có thể thấy rõ được một số hạn chế trong khâu lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng ở công tác mua sắm nguyên vật liệu của công ty, do đó, giải pháp này được đề ra nhằm khắc phục những nhược điểm ở khâu này, giúp hoàn thiện hơn công tác mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp.

2.2. Nội dung giải pháp:

Để lựa chọn được nhà cung ứng, Công ty đã có một bảng đánh giá các nhà cung ứng, tuy vậy bảng đánh giá đó chưa thể hiện được hết những tiêu chí cần có khi lựa chọn nhà cung ứng dẫn đến việc lựa chọn và đánh giá nhà cung ứng còn khá chung chung. Công tác lựa chọn nhà cung ứng cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu cụ thể, mức độ quan trong và cho điểm đối với từng nhà cung ứng, rồi dựa vào bảng lựa chọn nhà cung ứng có số điểm cao nhất. Em xin đưa ra một bảng đánh giá lựa chọn nhà cung ứng như sau:

Bảng 3.2.3: Bảng quyết định lựa chọn nhà cung ứng

STT Các yếu tố Mức độ quan trọng (%) Công ty A Công ty B

1 Giá cả 2 Chất lượng 3 Chủng loại

4 Tiến độ cung cấp hàng

5 Điều kiện và phương thức thanh toán 6 Các dịch vụ sau bán

7 Thái độ làm việc của nhà cung cấp

8 Tổng điểm 100%

Ta có bảng trên với các yếu tố trên sẽ được xác định như sau: Cả 7 yếu tố trên được tính tổng 100%, tùy theo mức độ quan trọng của mỗi yếu tố vào từng thời

điểm khác nhau mà cho điểm. Ví dụ như, vào thời điểm NVL của công ty đang thiếu thì yếu tố chủng loại và tiến độ cung cấp hàng được coi là các yếu tố quan trọng hơn cả. Ngược lại khi lượng NVL của Công ty vẫn còn thì các yếu tố về giá cả, chất lượng, thái độ làm việc của nhà cung cấp và dịch vụ sau bán hàng sẽ được quan tâm hơn.

Sau khi xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố, cán bộ NVL phải đánh giá cho điểm đối với từng nhà cung ứng cụ thể. Việc đánh giá cho điểm thì xác định theo thang 10 điểm, nhà cung ứng nào đạt đủ các quy chuẩn đề ra tốt nhất thì được điểm cao nhất là 10 điểm và hạ dần số điểm đối với những quy chuẩn chưa đạt yêu cầu về nhà cung cấp. Sau đó lấy tổng điểm theo công thức:

Tổng điểm =S (mức độ quan trọng * điểm của mỗi nhà cung cấp)

Từ tổng điểm của mỗi nhà cung cấp, ta có thể so sánh và lựa chọn ra nhà cung cấp có điểm số cao nhất để cung cấp NVL cho doanh nghiệp.

Việc đánh giá nhà cung cấp thông qua các yếu tố trên vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu khi chọn nhà cung cấp, vừa đảm bảo tiêu chí khách quan mà vẫn chọn được nhà cung ứng tốt nhất. Tuy vậy doanh nghiệp cũng phải lưu ý, trong những trường hợp phải nhanh chóng quyết định lựa chọn nhà cung ứng thì việc xây dựng bảng đánh giá, cho điểm như trên sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Đối với trường hợp này, cán bộ NVL phải nhanh chóng đánh giá các nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu NVL để kịp thời đáp ứng tiến độ sản xuất.

2.3. Điều kiện cần để thực hiện giải pháp:

Phòng thiết bị vật tư cần cử ra 1-2 cán bộ chuyên môn về việc lập bảng đánh giá các nhà cung ứng theo quy chuẩn nhất định. Và từ đó các cán bộ đánh giá dựa trên bảng tiêu chuẩn đó để có được những đánh giá khách quan với độ chính xác cao nhất. Nếu như các cán bộ của công ty khó lập ra một bảng chuẩn để đánh giá thì công ty cần mời chuyên gia về việc lập bảng đánh giá nhà cung ứng để đưa ra được một bảng chuẩn nhất định nhằm áp dụng cho nhân viên phòng thiết bị vật tư thực hiện theo. Mặt khác, doanh nghiệp cần khuyến khích đội ngũ nhân viên.

Khi thực hiện theo giải pháp này thì việc đánh giá nhà cung ứng trở nên khách quan hơn, mang lại độ chính xác cao hơn từ có nhà quản trị có những quyết định lựa chọn nhà cung ứng đúng đắn mang lại hiệu quả cao trong việc mua sắm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, với việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng theo chuẩn như vậy, bằng cách lựa chọn nhà cung ứng nào đó mà không lựa chọn nhà cung ứng quen thuộc thì ít nhiều công ty cũng cho các nhà cung ứng thấy cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của họ trong thị trường nhà cung ứng để có được sự tín nhiệm của doanh nghiệp chứ không chỉ dựa vào mối quan hệ truyền thống, từ đó doanh nghiệp sẽ càng có nhiều lựa chọn nhà cung ứng để đảm bảo việc mua sắm nguyên vật liệu đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng số 15 – Vinaconex 15 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w