Củng cố và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng số 15 – Vinaconex 15 (Trang 56)

I. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới: 1 Định hướng toàn doanh nghiệp:

4. Củng cố và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng:

4.1. Căn cứ:

Trong kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào cũng tạo ra cho mình những mối quan hệ bền vững, dài lâu để nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi, đặc biệt là đối với hoạt động mua sắm nguyên vật liệu thì các mối quan hệ với các nhà cung ứng càng đóng vài trò quan trọng trong việc mua sắm NVL cho doanh nghiệp. Có nhiều mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng càng giúp cho doanh nghiệp nắm được đầu vào của nguyên vật liệu và giúp doanh nghiệp có nhiều chọn lựa trong việc mua nguyên vật liệu hơn. Do đó, việc củng cố và thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng là giải pháp cần được chú trọng trong công cuộc hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp

Thực tế đã cho thấy rằng việc tạo một mối quan hệ bạn hàng thân thiết với nhà cung ứng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Công ty. Do vậy, với cả nhà cung ứng truyền thống và nhà cung ứng mới, doanh nghiệp đều cần có những chính sách riêng nhằm phát triển và gắn kết biến thành mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Một số hoạt động thiết lập mối quan hệ mà doanh nghiệp nên làm như sau:

Đối với nhà cung ứng truyền thống:

Đó là những nhà cung ứng mà cả Công ty và nhà cung ứng đều am hiểu về nhau, có mỗi quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định, bền vững. Mối quan hệ lâu dài có thể đem lại những lợi ích như: luôn được ưu tiên trong đảm bảo nguyên vật liêu sản xuất, giảm thiểu chi phí rủi ro, độ tin cậy của nhà cung ứng… Tuy nhiên, các mối quan hệ chỉ bền chặt khi có sự thỏa mãn, hòa hợp về lợi ích từ hai phía. Vì vậy, để duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng truyền thống, Công ty có thể dùng các phương thức sau:

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc gặp gỡ các nhà cung ứng truyền thống để trao đổi, tặng quà, bày tỏ thái độ coi trọng nhà cung ứng, thêm hiểu biết về nhà cung ứng của Công ty.

- Thực hiện chính sách ưu tiên mua hàng đối với các nhà cung ứng truyền thống.

- Liên lạc vào trao đổi thường xuyên với các nhà cung ứng dù trong lúc cần mua sắm NVL hay là chưa cần mua sắm NVL để tăng tính gắn kết giữa hai bên.

Đối với các nhà cung ứng mới:

Việc lựa chọn nhà cung ứng mới cho doanh nghiệp mang lại một số lợi ích như : nhiều sự lựa chọn hơn, có phương thức thanh toán, dịch vụ sau bán hàng, giá cả hấp dẫn hơn với nhà cung ứng truyền thống. Tuy nhiên,lựa chọn nhà cung ứng mới cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như: nguy cơ về chất lượng sản phẩm, độ tin cậy…. Chính vì thế, sự chính xác về thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung ứng, do đó, công tác nghiên cứu thị trường lại càng cần thiết và cần đạt được hiệu quả cao hơn bao giờ hết. Để có được sự đúng đắn, chính xác về thông tin và tìm kiếm các nhà cung ứng mới thì doanh nghiệp cần có những biện pháp

thúc đẩy tìm kiếm như sau:

- Viết thư mời, thư ngỏ cung cấp nguyên vật liêu thông qua website của Công ty hoặc các website về thị trường NVL xây dựng.

- Tham dự các hội chợ, hội thảo chuyên ngành.

- Dùng các công cụ hỗ trợ thông tin như báo, đài, Internet, các phương tiện truyền thông…

4.3. Điều kiện cần để thực hiện giải pháp:

Để giải pháp này được thực hiện thành công thì doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuẩn bị các quà tặng, và có đội ngũ phòng ban thiết bị vật tư phải thường xuyên liên lạc với các nhà cung ứng truyền thống để làm cho mối quan hệ ngày càng khăng khít hơn. Bên cạnh đó, phòng thiết bị vật tư kết hợp với đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường để tìm ra được những nhà cung ứng tiềm năng và thực hiện liên hệ với các nhà cung ứng đó để phát triển dần mối quan hệ. Mặt khác, công ty khi mua nguyên vật liệu cần cân nhắc và có những chính sách thích hợp để không những giữ được mối quan hệ với nhà cung ứng truyền thống mà còn tạo được mối quan hệ với nhà cung ứng mới. Hơn nữa, để thực hiện được chính sách củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng thì công ty phải dành ra một khoản ngân sách để chi trả cho những hoạt động như quà tặng, tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ…

4.4. Kết quả dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp:

Với những hoạt động đã đưa ra ở trên nhằm củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng cũ cũng như mới thì doanh nghiệp sẽ có được một nền tảng các mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu vững chắc, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động mua sắm nguyên vật liệu. Các mối quan hệ càng bền chặt, càng đa dạng và ngày một phong phú hơn nhờ chính sách này, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tín của công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng số 15 – Vinaconex 15 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w