1. Thành tựu:
Là một công ty lâu năm với kinh nghiệm dạn dày trên thương trường, doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công trong công tác tổ chức cũng như mua sắm NVL. Các phương pháp mua sắm NVL cũng linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế thị trường hiện nay. Đi sâu vào phân tích các thành tựu đó, ta có thể thấy được như sau:
được cho mình một phòng ban riêng về kinh doanh thiết bị vật tư, phòng này có nhiệm vụ mua và cung cấp vật tư cho các công trình của Công ty. Do đó, doanh nghiệp đã tránh được hiện tượng như nhiều Công ty khác là các phòng không có chức năng chính về vật tư phải kiêm nhiệm hoặc giao thẳng nhiệm vụ mua sắm vật tư cho từng đội xây dựng dẫn đến phân tán trong việc mua sắm vật tư, khó kiểm soát được khối lượng cũng như chất lượng vật tư mua sắm.
Ưu điểm thứ hai đó là Công ty đã xây dựng được một quy trình mua sắm NVL khép kín và đầy đủ. Từ việc đề xuất mua hàng, lựa chọn người cung ứng cho đến giao nhận vật tư cho từng công trình đều có các bộ phận phụ trách và đôn đốc, kiểm tra, thực hiện. Thêm vào việc xây dựng được những bảng định mức chuẩn giúp cho công tác mua sắm NVL hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, các quy trình, các khâu, các bước trong công tác chuẩn bị cũng như mua sắm NVL tuân theo những quy chuẩn nhất định cho nên sự mua sắm NVL diễn ra ổn định, không gặp nhiều rủi ro khiến cho sự kinh doanh của công ty bị trì trệ.
2. Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì như đã phân tích ở trên doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định làm cho công tác mua sắm NVL chưa đạt được hiệu quả tối đa, tình trạng hao phí NVL vẫn còn diễn ra khiến cho chi phí NVL tăng và đẩy giá thành tăng cao. Tất nhiên giá thành sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thị trường dù vậy nếu chi phí NVL được giảm thiểu hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trên thị trường.
Mặt khác, đối với Công ty Vinaconex 1, vai trò của nhà cung ứng là rất quan trọng vì đặc trưng của ngành xây dựng là chi phí NVL chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu thị trường và quyết định lựa chọn nhà cung ứng còn nhiều mặt thiếu sót. Trong đó nguyên nhân chính là công tác nghiên cứu thị trường chưa cụ thể, bài bản, dẫn đến tình trạng thiếu thông tin về thị trường NVL. Công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu chỉ được thực hiện thông qua sự phản ánh của các nhà cung ứng, hoặc các thông tin của báo đài, truyền
hình… Công ty chưa chủ động tìm hiểu các nguồn thông tin này để có những giải pháp thích hợp.
Về công tác lựa chọn nhà cung ứng, tuy được thực hiện qua 3 bước nhưng cách thức tổ chức thực hiện, đánh giá chưa cụ thể, rõ rang, chi tiết. Đánh giá lựa chọn dựa vào cảm nhận chủ quan của ban lãnh đạo và cán bộ phòng Thiết bị - Vật tư, không có cụ thể cách thức, bảng biểu đánh giá riêng với mỗi nhà cung ứng. Chính vì vậy cần phải có các biện pháp để có thể lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất cho Công ty.
3. Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm trong công tác chuẩn bị và mua sắm NVL của doanh nghiệp chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:
Đối với công tác lên kế hoạch và xây dựng định mức NVL: Công ty chưa có bộ phận chuyên môn hóa phụ trách khâu này cho nên tình trạng mua sắm NVL vẫn diễn ra chưa hiệu quả tối đa. Hơn nữa, công tác định mức chưa được đầu tư chú trọng dẫn đến việc hao phí NVL vẫn còn tồn tại làm cho hiệu quả kinh doanh tăng trưởng không cao.
Đối với công tác lựa chọn nhà cung ứng : Doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường nhà cung ứng cũng như thị trường NVL để có được sự chủ động về thông tin, linh hoạt về giải pháp chọn lựa. Mặt khác, sự đánh giá nhà cung ứng thường dựa trên mối quan hệ lâu năm và kinh nghiệm mà ít thay đổi lại sự đánh giá nhằm mang tính khách quan hơn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC MUA SẮM NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CÔNG TÁC MUA SẮM NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 15