Lập bộ phận chuyên lập kế hoạch và xác định định mức nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng số 15 – Vinaconex 15 (Trang 47)

I. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới: 1 Định hướng toàn doanh nghiệp:

1.Lập bộ phận chuyên lập kế hoạch và xác định định mức nguyên vật liệu:

nguyên vật liệu, góp phần hạn giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Kết hợp với việc nhận thức rõ được tầm quan trọng của chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cho nên công ty cũng đề ra những phương châm về chất lượng nguyên vật liệu trong mua sắm nhằm giúp mang đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường. Vậy nên, đối với công tác mua sắm NVL công ty luôn đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí NVL, nâng cao hiệu quả mua sắm, chất lượng mua sắm và giảm thiểu các khâu không cần thiết lên hàng đầu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu :

1. Lập bộ phận chuyên lập kế hoạch và xác định định mức nguyên vật liệu: liệu:

1.1. Căn cứ:

Như ta đã phân tích ở chương II, phần I, mục b và bảng so sánh 2.1.9 ta có thể thấy được sự chênh lệch khi sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Việc mua nguyên vật liệu chênh lệch khi số lượng công trình giữa hai thời kì không thay đổi và chưa có nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho ta thấy được sự hao phí nguyên vật liệu trong quá trình mua sắm vẫn còn tồn đọng. Điều đó ít nhiều làm cho chi phí mua sắm nguyên vật liệu tăng lên, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, chưa hoàn thiện mục tiêu tiết kiệm chi phí cũng như khó linh động trong việc giảm giá thành sản phẩm. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giảm chi phí mua sắm nguyên vật liệu, và sự cần thiết phải có định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho nên em đề ra giải pháp này nhằm giúp công ty khắc phục tình trạng hao phí nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí mua sắm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.2. Nội dung giải pháp:

hoạch và xây dựng định mức tiêu dùng NVL, cũng như định mức hao phí NVL. Bởi nó dẫn đến việc doanh nghiệp đã gặp tình trạng hao hụt NVL và chi phí NVL tăng lên đáng kể. Chính vì thế, cần phải lập ra một đội ngũ nhân viên chuyên sâu về việc lập định mức tiêu dùng cũng như định mức hao hụt NVL và kế hoạch thu mua NVL để đạt được thành tựu đáng kể có những cải thiện và thành tựu nhất định trong công tác lập định mức này, góp phần thực hiện phương châm giảm thiểu chi phí NVL của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên này sẽ luôn lập kế hoạch, tìm tòi, nghiên cứu và thay đổi định mức cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay nhằm mang lại hiệu quả cao nhất tiết kiệm chi phí NVL cho doanh nghiệp. Sau đây, ta sẽ có xét một ví dụ so sánh giữa việc chú trọng xác định định mức NVL và việc chưa chú trọng xác định định mức NVL để nhận thấy được sự khác biệt như thế nào:

Nếu trước công trình thi công này công ty xác định định mức hao hụt nguyên vật liệu và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong quý thì bộ phận kế hoạch sẽ dễ kiểm soát lượng nguyên vật liệu, và giao chỉ tiêu cho các đội thi công để đạt được hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu cao nhất. Ta sẽ thấy rõ được sự chênh lệch như sau:

Với việc sử dụng định mức hao phí nguyên vật liệu thì khi thi công các đội trưởng đội thi công có nhiệm vụ quản lí chặt chẽ lượng nguyên vật liệu để đạt được chỉ tiêu hao hụt theo định mức mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình, từ đó dẫn đến lượng nguyên vật liệu không bị tiêu hao lãng phí và chi phí mua sắm nguyên vật liệu cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó, nếu có bảng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong mỗi kì thì cán bộ phòng kế hoạch kĩ thuật sẽ dễ dàng kiểm soát lượng nguyên vật liệu thực tế, lượng nguyên vật liệu phát sinh, có sự so sánh lượng chênh lệch giữa các quý, các kì, các năm, với những năm mà có lượng công trình giống nhau để có những điều chỉnh thích hợp.

Bảng 3.2.1: Bảng định mức hao hụt vật liệu trong thi công:

Loại vật liệu Mức hao hụt thi công

Cát vàng 2,0 Cát mịn 2,5 Dây thép buộc 2,0 Đá dăm các loại 1,5 Gạch nung 4 lỗ, 6 lỗ, 10 lỗ 1,0 Gạch lát 0,5 Gỗ ván khuôn 5,0 Sơn 2,0 Sỏi 2,0 Sắt tròn cây 2,0 Sắt tròn cuộn 0,5 Sắt tấm 5,0 Sắt hình 2,5 Xi măng các loại 1,0

(Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật) Bảng 3.2.2: Công trình Trạm khách Quân khu III

(Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật)

Như thế, với việc xác định định mức và không xác định mức tiêu dùng NVL thì có được sự chênh lệnh đối với công trình này là 225.837.993 cho ta thấy rõ

Tên vật tư Đơn vị Chênh lệch Thành tiền Sử dụng theo định mức Không sử dụng theo định mức Đá dăm 1x2 m3 226.000 243.567 17.567 7.669.551 Đá dăm 4x6 m3 21.854 25.783 3929 631.987 Đá trắng nhỏ kg 133.245 133.245 Cát mịn ML 0,7 - 1,4 m3 39.000 41.235 2235 3.867.854 Cát mịn ML 1,5 - 2,0 m3 61.500 73.124 11.624 2.967.030 Cát nền m3 462.000 462.101 101 505.000 Cát vàng m3 145.012 148.895 3883 6.352.756 Dây thép kg 10.522 18.000 7.478 1.986.390 Dây thép D6-8 kg 7.855 18.000 10.145 8.240 Gạch ốp 200x300 m2 57.600 85.000 27.400 1.672.570 Gạch lát 300x300 m2 73.326 85.000 11.674 4.287.149 Gạch chỉ 6,5x10,5x22cm viên 375 850 475 41.202.096 Gỗ chống m3 1.306.900 1.954.545 647.645 3.720.262 Gỗ ván m3 1.306.900 1.954.545 647.645 20.876 Gỗ ván khuôn m3 1.306.900 1.727.273 420.373 8.763.484

Sơn lót Super ATa kg 34.200 34.200

Sơn phủ Super Ata mịn kg 33.200 33.200

Sơn tổng hợp (sắt) kg 27.000 27.000 Thép hình kg 7.857 12.857 5.000 16.700.216 Thép tấm kg 8.181 12.857 4.676 399.169 Thép tròn kg 7.434 13.333 5.899 475.234 Thép tròn D<=10mm kg 7.434 13.333 5.899 33.961.490 Thép tròn D<= 18mm kg 7.293 13.048 5.755 20.087.482 Thép tròn D > 18mm kg 7.291 13.048 5.757 37.066.709 Thép tròn D > 10mm kg 7.448 13.048 5.600 1.138.973 Xi măng PC30 kg 796 1.041 245 28.552.549 Xi măng trắng kg 1700 2.300 600 30.432 ống nhựa D <=15mm m 1.350 1.350 Vật liệu khác % 3.770.494 Tổng cộng 225.837.993

được tầm quan trọng của việc xác định định mức tiêu dùng và định mức hao phí NVL đối với việc tiết kiệm chi phí NVL trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, công ty có thể sử dụng kĩ thuật MRP (Material Requirement Planning) để hoạch định nhu cầu NVL. Kỹ thuật MRP là một kỹ thuật ngược chiều quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu. Nó bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tiến độ sản xuất chính. Thông tin mà MRP cung cấp rất có ích trong việc hoạch định tiến độ và xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong kì.

1.3. Điều kiện cần để thực hiện giải pháp:

Để giải pháp này được thực hiện tốt thì công ty cần cử ra một đội ngũ có kiến thức và trình độ chuyên lập định mức hao phí nguyên vật liệu và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trực thuộc phòng kế hoạch kĩ thuật gồm 2-4 người nhằm có những hỗ trợ nhất định cho phòng ban này ở công tác xác định nhu cầu NVL. Bên cạnh đó các nhân viên trong đội ngũ này cũng như trong phòng ban kế hoạch kĩ thuật cần phải được trang bị các thiết bị công nghệ, phần mềm tính toán, hoạch định để phục vụ, hỗ trợ cho công việc lập định mức này. Mặt khác, doanh nghiệp nên cử các cán bộ tham gia các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để làm việc đạt được năng suất cao nhất.

1.4. Kết quả dự kiến đạt được:

Nếu thực hiện theo giải pháp này thì công tác chuẩn bị trước khi mua nguyên vật liệu sẽ hoàn thiện, khâu xác định nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu sẽ đạt hiệu năng cao góp phần giúp công tác mua sắm diễn ra ổn định, suôn sẻ. Hơn nữa, công tác này còn góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm được lượng nguyên vật liệu, dẫn đến tiết kiệm chi phí mua sắm NVL, từ đó có thể hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác mua sắm nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng số 15 – Vinaconex 15 (Trang 47)