II. Nguồn kinh phí và
(ST) Chênh lệch 2009-2008 Năm
Chênh lệch 2009-2008 Năm 2010 (ST) Chênh lệch 2010-2009 Năm 2011 (ST) Chênh lệch
Tuyệt đối tỷ lệ% Tuyệt đối tỷ lệ% Tuyệt đối Tỷ lệ %
Doanh thu thuần 85.632.509.700 87.562.031.256 1.929.521.556 2.25 99.634.523.123 12.072.491.867 13.79 112.985.876.201 13.351.353.078 13,40
TSLĐ 48.164.863.957 45.182.301.215 -2.982.562.742 -6.19 40.169.669.217 -5.012.631.998 -11.09 41.697.041.298 1.527.372.081 3,80
Số vòng quay TSLĐ 1,78 1,94 0.16 8,99 2,48 0,54 27,84 2,71 0,23 9,25
Thời gian 1 vòng quay 205,06 188,14 -16,92 -8,28 147,18 -40,96 -21,78 168,20 21,02 14,28
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học KTQD
* Dựa vào bảng trên ta thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ tăng dần qua các năm biểu hiện trong các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay TSLĐ tăng dần từ 1,78 vòng năm 2008, lên 1,94 vòng năm 2009, tăng lên 2,48 vòng năm 2010 và 2,71 vòng năm 2011.
- Kỳ luân chuyển TSLĐ từ 205,06 ( ngày/vòng ) năm 2008, đã giảm xuống 188,14 (ngày/vòng) năm 2009, còn 147,18 ( ngày / vòng ) năm 2010 và tăng lên khá khiêm tốn 168,20 (ngày/vòng) năm 2011.
Điều này có được là do trong năm 2009, 2010 và cả năm 2011 TSLĐ của công ty đã giảm đáng kể trong khi doanh thu lại tăng. Do đó có thể nói trong 2 năm 2010, 2011 này, TSLĐ của công ty quay được nhiều vòng hơn, do vậy làm giảm thời gian 1 vòng quay của vốn lưu động, do đó làm tăng tốc độ luân chuyển chuyển vốn lưu động.
* Xét đến mức tiết kiệm hay lãng phí TSLĐ. Ta thấy trong năm 2011 công ty đã sử dụng tiết kiệm được một khoản vốn là: 13.351.353.078 đồng. Có thể nói đây là một biểu hiện rất tốt trong công tác sử dụng TSLĐ năm 2011 của công ty. Đạt được điều này là do tổng mức luân chuyển đã tăng khá lớn, cụ thể năm 2009 tổng mức luân chuyển là: 87.562.031.256 đồng thì năm 2010 tổng mức luân chuyển đạt: 99.634.523.123 đồng và ở năm 2011 tổng mức luân chuyển là 112.985.876.201 đồng.
Bảng 10: Sức sản xuất và sức sinh lời của TSLĐ
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Chỉ tiêu Đ.vị Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Năm 2010 Chênh lệch Năm 2011 Chênh lệch
Tuyệt đối lệ(%)Tỷ Tuyệt đối lệ(%)Tỷ Tuyệt đối
Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần VNĐ 85.632.509.700 87.562.031.256 1.929.521.556 2,25 99.634.523.123 12.072.491.867 13,79 112.985.876.201 13.351.353.078 13,4 LN sau thuế VNĐ 1.004.943.953 1.112.086.367 107.142.414 10,66 1.048.239.356 -63.847.011 -5,74 1.085.258.286 37.018.930 3,5 TSLĐ VNĐ 48.164.863.957 45.182.301.215 -2.982.562.742 -6,19 40.169.669.217 -5.012.631.998 -11,09 41.697.041.298 1.527.372.081 3,8 Hệu quả sử dụng của TSLĐ lần 1,78 1,94 0.16 8,99 2,48 0,54 27,84 2,71 0,23 9,3 Hệ số sinh lời của TSLĐ lần 0,021 0,025 0,004 19,04 0,026 0,001 4 0,026 0,00 0,1 Hàm lượng TSLĐ lần 0,56 0,52 - 0,04 7,14 0,4 - 0,12 -23,08 0,37 - 0,03 -7,7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học KTQD
● Hiệu quả sử dụng TSLĐ
Doanh thu Hiệu quả sử dụng TSLĐ =
TSLĐ bình quân Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2008 = 1,78
Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2009 = 1,94 Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2010 = 2,48 Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2011 = 2,71
Ta thấy trong năm 2008 cứ 1 đồng TSLĐ có thể làm ra 1,78 đồng doanh thu, còn năm 2009 thì cứ 1 đồng TSLĐ có thể làm ra 1,94 đồng doanh thu, con số năm 2010 là 2,48 đồng doanh thu và ấn tượng hơn là 2,71 đồng doanh thu năm 2011.
Như vậy một đồng TSLĐ của năm 2009 đã đem lại doanh thu nhiều hơn so với năm 2008 là 0,16 đồng và năm 2010 nhiều hơn 0,54 đồng so với năm 2009 và năm vừa qua 2011 nhiều hơn 0,23 đồng so với năm 2010.
● Hàm lượng TSLĐ ( hay còn gọi là mức đảm nhiệm TSLĐ )
TSLĐ bình quân 1 Hàm lượng TSLĐ = =
Doanh thu Hiệu quả sử dụng TSLĐ 1 Hàm lượng TSLĐ năm 2008 = = 0,56 1,78 1 Hàm lượng TSLĐ năm 2009 = = 0,52 1,94 1 Hàm lượng TSLĐ năm 2010 = = 0,4 2,48 SV: Nguyễn Đăng Thạch Lớp : TCDN 59
1
Hàm lượng TSLĐ năm 2011 = = 0,37
2,71
Kết quả trên cho thấy năm 2008 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,56 đồng TSLĐ, năm 2009 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,52 đồng TSLĐ, năm 2010 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,4 đồng và năm 2011 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,37 đồng TSLĐ. Như vậy, để đạt 1 đồng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 công ty cần sử dụng một lượng TSLĐ ít hơn là 0,04 đồng và năm 2010 thì cần sử dụng ít hơn là 0,12 đồng so với 2009 và năm 2011 thì cần sử dụng ít hơn 0,03 đồng so với năm 2010. Điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2010 và năm 2011 đều cao hơn so với năm trước đó .
● Xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế TSLĐ (mức DLTSLĐ sau thuế ) ta thấy:
Tỷ suất lợi nhuận
TSLĐ =
Lợi nhuận sau thuế Tài sản lưu động bình quân Mức DLTSLĐ sau thuế năm 2008 = 0,021 hay 2,1% Mức DLTSLĐ sau thuế năm 2009 = 0,025 hay 2,5% Mức DLTSLĐ sau thuế năm 2010 = 0,026 hay 2,6% Mức DLTSLĐ sau thuế năm 2011 = 0,026 hay 2,6%
Cho thấy năm 2008 cứ 1 đồng TSLĐ có thể tạo ra 0,021 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 cứ 1 đồng TSLĐ có thể tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2010 và năm 2011 là 0,026 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, mức DLTSLĐ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 19,04%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4% và năm 2011 so với năm 2010 là 0,1%. Năm 2010, TSLĐ bình quân của công ty đã giảm với tỷ lệ giảm 11,09%, và lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm với tỷ lệ nhỏ hơn là 5,74%. Đó chính là lý do làm cho chỉ tiêu mức doanh lợi TSLĐ của năm 2010 tăng so với năm 2009.
Những thuận lợi bao gồm khách quan và chủ quan là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và việc sử dụng TSLĐ nói riêng. Những thuận lợi ấy nó quyết định tới thành quả đạt được của công ty mà ta có thể nhận thấy đó là:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường Đại học KTQD
- Công ty đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo lãnh đạo TP, lãnh đạo Sở công nghiệp Hà nội, lãnh đạo quận Hai Bà Trưng, các cơ quan ban nghành chức năng cùng bạn hàng trong và ngoài nước trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và trong sản xuất kinh doanh
- Tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ chủ chốt đã trưởng thành vững vàng ,CBCNV tin tưởng gắn bó, đoàn kết với tinh thần quyết tâm cao.
- Hiệu quả về đầu tư mở rộng sản xuất giấy và ván ép công nghiệp tiếp tục được phát huy, uy tín của công ty TNHH thương mại và sản xuất Hoa Sơn được duy trì và ngày càng phát triển thu hút được người tiêu dùng và các đơn vị có liên quan đến sản phẩm của công ty.
- Quy trình công nghệ sản xuất khép kín với nguồn cung cấp nguyên vật liệu có tính chất ổn định, phong phú, chất lượng cao nên công ty có điều kiện chủ động trong sản xuất.
- Về mặt pháp lý, công ty là doanh nghiệp tư nhân được hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân với 2 ngân hàng, ngân hàng giao dịch chính là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Công ty thông qua 2 ngân hàng này để thực hiện các giao dịch thanh toán thu chi nội ngoại tệ với khách hàng, người mua, người bán, ký kết các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, công ty còn được đơn vị và các tổ chức khác hỗ trợ về vốn, được sự giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng mở rộng thị trường. Trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng như thực hiện giao dịch với các đối tác có nhiều thuận lợi.
Những thuận lợi này là nền tảng cho những kết quả khả quan mà công ty đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là 2 năm 2010 và năm 2011:
+ Doanh thu tăng, cụ thể doanh thu tăng khá cao với tỷ lệ là 13,8% năm 2010 và 13,4% năm 2011
+ Tài sản năm 2010 của công ty tăng so với năm 2009 với tỷ lệ 11,53% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 6,48%, do TSDH năm 2010 tăng cao hơn năm 2009 là 50,45% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 9,21% . Bên cạnh đó khoản VCSH cũng tăng
khá cao với tỷ lệ là 24,17% năm 2010 và 4,09% năm 2011, khi khoản này tăng công ty sẽ tự chủ được trong việc sử dụng TSLĐ của mình.
+ Khoản tiền mặt tăng cũng là vấn đề tốt cho công ty vì không những công ty sẽ đáp ứng được nhu cầu chi trả với khách hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên mà giúp cho khả năng thanh toán của công ty được cải thiện tốt hơn.
+ Khoản phải thu giảm với tỷ lệ 5.05% năm 2010 và giảm xuống còn 9,21% năm 2011, chứng tỏ doanh nghiệp đã không bị chiếm dụng vốn quá lớn và hiệu quả quay vòng vốn nhanh, nhưng tỷ lệ của khoản phải thu trong tổng TSLĐ thì lại lớn điều đó cho thấy một phần vốn của công ty vẫn đang bị chiếm dụng và công ty cần phải tìm hướng khắc phục trong thời gian tới.
+ Hàng tồn kho tăng trở lại khá cao năm 2011 với tỷ lệ 20,44%. Việc khoản này tăng là không tốt cho công ty vì nó cho thấy công ty đang gặp phải khó khăn trong việc thiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản này trong tổng TSLĐ còn khá lớn khi nó chiếm tới 35,9%.
+ Hệ số sinh lợi TSLĐ trong hai năm liên tiếp 2010, 2011 tăng so với năm 2008 và 2009. Năm 2008 con số này là 0,021 lần thì sang năm 2009 là 0,025 lần, năm 2010 và 2011 con số này đều 0,026 lần, điều này cho thấy mức doanh lợi TSLĐ tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng TSLĐ tăng trong 2 năm liên tiếp.
+ Hàm lượng TSLĐ giảm trong 2 năm liên tiếp: năm 2010 giảm 23,08% và năm 2011 giảm 7,7% chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSLĐ sẽ càng tăng lên.
+Tốc độ luân chuyên TSLĐ tăng lên vì trong năm 2008 số vòng quay TSLĐ là 1,78 vòng thì năm 2009 đã tăng lên tới 1,94 vòng, tăng vọt năm 2010 là 2,48 vòng và năm 2011 con số này là 2,71 vòng.