Quản lý khách hàng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 28)

hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ khách hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu KWh/ tháng.

Khách hàng của ngành điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông thôn và miền. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, mục tiêu phát triển khách hàng của ngành là:

* Hướng phát triển khách vào các thành phần công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương, nhất là các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, các xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Đây là những khách hàng sử dụng nhiều điện, giá bán cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng doanh thu của ngành.

* Đối với những khách hàng khác, hướng việc phát triển khách hàng vào các khu dân cư tập trung dọc đường giao thông, gần với lưới điện, có thể giảm bớt kinh phí đầu tư mà vẫn bán được điện.

Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng như vậy nên việc quản lý khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu tiền điện. Quản lý khách hàng theo từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho công việc ghi công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng tháng, công việc này góp phần giảm tổn thất điện năng một cách đáng kể.

Khách hàng quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm vững được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi có sự cố xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.

Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện; các công tơ chết cháy không đạt chất lượng phải được thay kịp thời. Các hình thức vi phạm

hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh.

Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng của ngành điện.

1.3.4. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng

Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với riêng ngành Điện ở Việt Nam mà đối với ngành điện của các nước trên thế giới. Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và ngành điện. Theo EVN, năm 2003 Việt Nam giảm được 1% điện năng tổn thất sẽ tiết kiệm được 237.400 MW, tương ứng với gần 179 tỷ đồng ( tổng sản lượng điện phát ra năm 2003 là 7,2 tỷ KWh). Kể từ khi thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (hiện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đến nay, EVN không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn tập trung đầu tư phát triển mới nguồn điện, lưới điện, cải tạo nâng cấp lưới điện, đổi mới phương thức quản lý sản xuất kinh doanh…thực hiện tốt công tác giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống, đảm bảo hàng năm đều giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp hơn kế hoạch Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao.

Ngành điện là một ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm điện, nên muốn tiếp tục duy trì và phát triển thì ngành điện phải có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư mở rộng để phát triển. Nếu sản phẩm điện mua từ các nhà máy phát điện, trong quá trình truyền tải và phân phối bị tổn thất 100% thì các Công ty kinh doanh điện sẽ không có lợi nhuận, thâm hụt ngân quỹ do chỉ có đầu ra mà không có đầu vào và các Công ty kinh doanh thuộc ngành điện sẽ nhanh chóng bị phá sản, không tồn tại.

Trong trường hợp lượng điện tổn thất với tỷ lệ cao. Do đây chính là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản phẩm, nên khi tỷ lệ tổn thất cao tất yếu sẽ dẫn đến giá thành điện cao. Công ty kinh doanh điện muốn có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư thì giá bán phải cao hơn giá bán thành phẩm, giữa giá bán và giá thành là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Giá bán điện cao, theo quy luật cung- cầu, dẫn đến sản lượng điện tiêu thụ giảm. Đối với ngành điện, đây là một thiệt hại lớn, ngành sẽ thu hồi vốn lâu, như vậy, việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả, tất yếu dẫn đến phá sản. Nền kinh tế quốc dân cũng bị thiệt hại rất lớn, bởi ngành điện có một vị trí quan

trọng trong nên kinh tế quốc dân. Vì vậy, khi ngành điện không tự mình phát triển đi lên thì Nhà nước phải bù lỗ bằng ngân sách chính phủ, mà nguồn ngân sách Chính phủ được thu từ các thành phần kinh tế. Vậy, gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại phải tăng giá bán sản phẩm của mình, dẫn đến tình trạng hạn chế tiêu dùng. Đây không phải là điều mong muốn của thị trường, của các doanh nghiệp. Điều này làm cho nên kinh tế bị đình trệ, sản phẩm hàng hóa không được lưu thông. Vậy tổn thất điện vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

Ngược lại, tỷ lệ tổn thất điện năng thấp sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành điện nói riêng. Theo số liệu tính toán và thông kê năm 2003, nếu giảm tổn thất điện năng xuống 0,5% thì sẽ tiết kiệm được trên 100 triệu KWh, tương đương 5 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho nhà nước. Giảm tổn thất điện năng tức là giảm được tỷ lệ thiết bị phát điện của nhà máy, đồng thời giảm được nhiên liệu tiêu hao,…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc giảm chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng.

Đối với các hộ sử dụng điện để sản xuất, giá điện giảm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng them thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng hóa được kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.

Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách nhà nước được sử dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển đồng đều cho xã hội.

Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao: điện áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới, không còn hiện tượng câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải,…nên độ bền của các máy móc, thiết bị cao hơn. Không còn xảy ra các tình trạng tai nạn về điện đáng tiếc do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chập điện,…

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 28)