Tiến hành bảo dưỡng đường dây

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 60)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC QUẾ VÕ

3.1.3.Tiến hành bảo dưỡng đường dây

Bảo dưỡng chỉ có thể duy trì hoặc khôi phục lại độ tin cậy thiết kế và phù hợp với hệ số không khả dụng thấp nhất của đường dây, đồng thời phải đảm bảo mức chi phí thấp nhất. Để làm được điều này, Điện lực Quế Võ quản lý đường dây cần xây dựng chính sách bảo dưỡng trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo, đánh giá về kỹ thuật, các dữ liệu về thực tế vận hành các bộ phận. Để phù hợp với tình hình cụ thể của từng khu vực trên địa bàn mà Điện lực Quế Võ sửa đổi bổ sung, ở một chừng mực nào đó, một số tiêu chuẩn và chính sách bảo dưỡng theo điều kiện cụ thể vận hành tại đó, dựa trên các loại bảo dưỡng chính như sau:

vật liệu, thay thế các bộ phận thiết bị xung yếu không để chúng bị hư hỏng. Một số công việc có thể thực hiện khi cắt điện ( thời gian cắt điện kế hoạch). Bồi dưỡng dự phòng được đặc trưng bởi định kỳ thực hiện ( 03 tháng hoặc 06 tháng một lần), thời gian thực hiện, các khoản giảm doanh thu và số giờ lao động.

+ Bảo dưỡng tiên liệu: gồm các biện pháp theo dõi trục tiếp xác định chính xác tình trạng của các bộ phận nhằm dự đoán những hư hỏng có thể xảy ra và chỉ ra những bộ phận cần phải được bảo dưỡng. Ví dụ, theo dõi độ rung của dây dẫn sẽ cho phép xác định tuổi thọ còn lại của dây dẫn, hoặc theo dõi độ căng của dây cáp sẽ chỉ ra khi nào cần phải căng lại dây nếu như khoảng cách so với đất bị giảm do dây bị rão hoặc tăng độ điện dung.

+ Sửa chữa sự cố: bao gồm tất cả những hoạt động sửa chữa ngoài kế hoạch, được thực hiện nhằm khôi phục đường dây khi xảy ra hư hỏng một bộ phận nào đó và mất khả năng mang dòng điện. Công việc bao gồm việc chỉ ra bộ phận, vị trí hư hỏng, giải quyết trạm chập, tháo và thay thế bộ phận hoặc chi tiết bằng phụ tùng thay thế hoặc sửa chữa tại hiện trường ( như nối dây dẫn đứt bằng ống nối hay bằng nối ép). Sữa chữa sự cố được đặc trưng bởi tuần suất thực hiện, thời gian thực hiện, khoản giảm doanh thu và số giờ lao động. Thông thường sửa chữa sự cố tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với bảo dưỡng dự phòng, do đó, mục tiêu của quản lý bảo dưỡng là phải xây dựng một kế hoach bảo dưỡng nhằm đảm bảo độ tin cậy với mức chi phí thấp nhất. Việc thực hiện bảo dưỡng đường dây dựa vào chính sách, tiêu chuẩn, phương pháp và hướng dẫn bảo dưỡng của Điện lực Quế Võ.

Các tiêu chuẩn bảo dưỡng quy định các hoạt động bảo dưỡng dự phòng có hệ thống, như các loại kiểm tra cần thực hiện, định kỳ thực hiện cũng như các chỉ tiêu liên quan đến cá hoạt động bảo dưỡng có điều kiện, các hoạt động này tùy thuộc vào kết quả kiểm tra và tình hình quan sát được, từ đó sẽ sửa chữa hay thay thế các bộ phận.

Bảo dưỡng dự phòng được thực hiện nhằm tránh xảy ra tình trạng cắt điện và do đó, ngăn ngừa các bộ phận đường dây bị hư hỏng hoặc làm việc kém, tức là xác định những chỗ bất thường, những chỗ hỏng hoặc bắt đầu hỏng để phát hiện những bộ phận đường dây bị hư hại, đánh giá tình trạng hiện tại của các bộ phận và xác

định tuổi thọ còn lại của chúng. Các hoạt động bảo dưỡng dự phòng chủ yếu là kiểm tra quan trắc, tuy nhiên cũng một số các thử nghiệm tại chỗ hay lấy mẫu về thử nghiệm tại phòng thí nghiệm nhằm chuẩn đoán tình trạng của một số bộ phận.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 60)