Quản lý đường dây truyền tải điện

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 57)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC QUẾ VÕ

3.1.2.Quản lý đường dây truyền tải điện

Hệ thống truyền tải ( bao gồm cả đường dây và trạm ) bao gồm hàng triệu các bộ phận rất đa dạng như: máy biến áp, máy cắt, giao cách ly, tụ bù, sứ xuyên, thanh cái, cáp ngầm,…các bộ phận này đều phải chịu tác động của môi trường ( gió, mưa, băng giá, văng bật dây…); như vậy, cấu trúc hệ thống truyền tải chịu ảnh hưởng của tất cả những yếu tố rủi ro ngoài trời, đồng thời nó cũng phải chịu tác động của những rủi ro riêng đối với công trình điện ( các ứng suất điện như: xung sét, xung

thao tác, các ứng suất về điện, từ và nhiệt).

Ngoài ra, tất cả các bộ phận này đều bị lão hóa dần theo thời gian. Chính vì vậy, phải triển khai áp dụng các quy trình quản lý, bảo dưỡng và phương pháp giám sát nhằm phòng và tránh kịp thời tình trạng hư hỏng thiết bị thông qua việc phát hiện các bộ phận sắp hư hỏng, kịp thời sửa chữa hoặc thay thế chúng, do vậy sẽ duy trì được độ tin cậy thiết kế hệ thống lắp đặt, giảm thiểu các rủi ro xảy ra sự cố và thời gian ngừng cung cấp điện.

Hiện nay, công tác quản lý sử dụng hiệu quả đường dây tại Điện lực Quế Võ còn nhiều bất cập nên hiệu quả chưa cao. Để quản lý sử dụng hiệu quả tài sản đường dây truyền tải, Điện lực Quế Võ cần thành lập một đơn vị có đủ năng lực chuyên môn và nhân lực cần thiết để thực hiện các chức năng, đó là phải nắm được những vấn đề:

+ Các loại vật liệu, thiết bị khác nhau được sử dụng trên tất cả các tuyến dây đặc tính và nơi lắp đặt.

+ Hồ sơ bảo dưỡng các bộ phận.

+ Các công việc sữa chữa đã tiến hành cho từng cột hay từng bộ phận, ngày tháng thực hiện và điều kiện của các bộ phận khác nhau ( mức độ và tuổi thọ còn lại).

+ Tình trạng vận hành của tất cả các bộ phận và các kết cấu khung cứng. + Loại kiểm định được thực hiện.

+ Những hư hỏng và dấu hiệu bất thường được phát hiện, thứ tự ưu tiên sữa chữa đối với từng trường hợp và kế hoạch sữa chữa.

+ Các biện pháp quản lý và kiểm tra việc sửa chữa.

+ Các yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa và các điều kiện môi trường, đặc biệt tại từng vị trí cột và suốt dọc theo chiều dài đường dây.

+ Hệ thống truyền tải và các bộ phận của đường dây có cần đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế ban đầu hay không?

+ Những giả định ban đầu về điều kiện khí hậu và phụ tải vẫn còn giá trị hay là phải chọn những giá trị khác nhau khi có những thông tin mới về các hiện tượng khí tượng thủy văn.

+ So với các phương pháp thiết kế mới triển khai thì đường dây có còn đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế hay không?

+ Tính năng của đường dây và hệ số không sẵn sang.

+ Danh mục các trường hợp ngừng cung cấp điện bắt buộc thoáng qua cũng như lâu dài, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

+ Công suất hiện tại của mỗi đường dây.

+ Kế hoạch dài hạn về bảo dưỡng và dự kiến nguồn vốn, nhân lực cần thiết. + Các chỉ tiêu được sử dụng để đưa ra những quyết định cần thiết cải thiện tình trạng hoạt động của đường dây, có xét đến các chỉ tiêu về độ tin cậy, độ an toàn và kinh tế.

Ngoài ra, cần kiểm tra các thông tin về thiết bị, phương tiện hay các dữ liệu về tài sản đường dây truyền tải, từ đó đánh giá các bộ phận của hệ thống truyền tải, thực tế vận hành:

+ Mô tả các bộ phận: Mô tả chi tiết từng tuyến đường dây, các bộ phận của nó, các chỉ tiêu thiết kế, bản vẽ thiết kế chi tiết, tên nhà chế tạo hay hãng thầu, số seri, năm lắp đặt, khả năng có phụ tùng thay thế, nếu các bộ phận đã từng được thay thế hoặc sữa chữa thì nêu rõ thời gian và phương pháp,…

+ Thông tin về hành lang tuyến: chiều rộng, bản đồ đi tuyến, cây cối, mục đích sử dụng đất, chất đất, đường dẫn, nối đất, người có quyền sử dụng đất, hình thức thuê đất.

+ Điều kiện môi trường: Độ cao so với mặt biển, khí hậu, mức độ sét, ô nhiễm, các biện pháp giảm tác động đến môi trường cần áp dụng, các biện pháp cần áp dụng để phát quang và kiểm soát sự phát triển của cây cối.

+ Các tiêu chuẩn khi áp dụng khi tiến hành kiểm tra định kỳ các bộ phận kỳ hạn kiểm tra. Kiểm tra bằng mắt và kiểm tra qua ảnh chụp, chuẩn đoán ( ghi nhiệt

độ mối nối, theo dõi độ rung, chụp X- quang dây dẫn), lấy mẫu thử nghiệm phá hủy ( sứ cách điện, kết cấu kim loại), phân tích các thông tin thu thập được cho phép xác định các dấu hiệu hư hỏng có thể tiến hành sữa chữa cần thiết.

+ Thu thập các số liệu về đường dây và các bộ phận của nó, kể từ khi đóng điện đường dây, trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi xảy ra sự cố: loại sự cố, ngày xảy ra sự cố, thời tiết ( sét, gió, bão), môi trường ( mức độ ô nhiễm, độ ẩm, nhiệt độ dây dẫn). Phân tích các sự cố giúp cho việc xác định nguyên nhân sự cố và tốc độ lão hóa được xác định.

Quyết định về quản lý sẽ được đưa ra nhằm tối ưu hóa năng lực, chất lượng phục vụ và các chi phí trên cơ sở đảm bảo an toàn, các yêu cầu về môi trường, các quy trình vận hành, nhu cầu tương lai và các chỉ tiêu tài chính. Các quyết định này phải dựa trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá rủi ro có xét đến hậu quả của quyết định này. Những điểm lưu ý trên sẽ dẫn đến các biện pháp quản lý khác nhau: duy trì công suất thiết kế; khôi phục năng lực; khôi phục độ tin cậy thiết kế, nâng cao năng lực; chương trình khắc phục sự cố khẩn cấp.

Thực hiện quản lý đường dây tải điện sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Điện lực Quế Võ trong việc cải tạo lưới điện, hạn chế sự cố, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng về kỹ thuật xuống mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 57)