Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 26)

tải và phân phối điện năng

Trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng thì tổn thất điện năng là không tránh khỏi. Lượng tổn thất điện năng theo lý thuyết là lượng tổn thất kỹ thuật- lượng điện năng tiêu tốn để phục vụ cho công nghệ truyền tải điện. Lượng điện năng tiêu tốn cho công nghệ này lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật truyền tải. Do đó, nếu kỹ thuật công nghệ của thiết bị càng tiên tiến thì sự cố càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố xảy ra,…dẫn đến lượng điện hao tổn càng ít. Để vận hành máy truyền tải mất ít thời gian vận hành hơn, tốn ít năng lượng nên lượng điện mất mát giảm. Ngược lại, thì lượng điện tổn thất sẽ rất lớn. Chính điều này đã giải thích tại sao ở các nước kém phát triển tỷ lệ tổn thất điện lại cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.

Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ: hệ thống điện chắp vá, tận dụng, chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống như với đủ mọi dây dẫn tận dụng khác nhau,…Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời gian sẽ bị lão hóa. Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện đại hóa các thiết bị, máy móc trong mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, nếu không quản lý, bảo dưỡng, giám sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn thất lớn. Những máy biến áp của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây, công tơ cũ, lạc hậu, không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người sử dụng dễ lấy cắp điện. Trong ngành điện, sự đổi mới kỹ thuật không đồng bộ cũng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng. Ví dụ như hiện nay, ngành điện

đang cải tạo, đổi mới lưới điện để khắc phục tình trạng quá tải. Ngành điện đã thay các trạm biến áp có cấp điện áp 35 KV, 15 KV bằng các máy biến áp có cấp điện áp 22 KV nhưng đường dây và các trạm phân phối không được cải tạo đồng bộ dẫn đến tình trạng không khai thác được cuộn 22 KV mà các cuộn 35, 15, 10, 6 KV vẫn bị quá tải.

Tất cả những nhân tố trên đều dẫn đến tổn thất điện năng. Muốn giảm được lượng điện tổn thất này thì phải cải tiến kỹ thuật công nghệ truyền tải nhưng phải cải tiến đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 26)