Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở Điện lực Quế Võ

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 48)

Những năm đầu của thập niện 90, không chỉ riêng Điện lực Quế Võ mà ở Điện lực khác, tỷ lệ tổn thất còn rất cao. Trong những năm này, tỷ lệ tổn thất ở Điện lực

Quế Võ nhiều tháng ở mức trên dưới 20%, một vài xã trên địa bàn huyện, tỷ lệ này trên 30%.Tình hình này gây nên sự băn khoăn, trăn trở rất của cán bộ và công nhân viên chức Điện lực Quế Võ, phải làm gì để giảm tổn thất điện năng.

Theo chủ trương của ngành, Điện lực Quế Võ đã thành lập tiểu ban chống tổn thất dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chống tổn thất của Điện lực Bắc Ninh. Để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất.

Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, điện năng bị hao tổn do một số nguyên nhân sau:

* Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật

Địa hình huyện Quế Võ tương đối bằng phẳng, nhưng hầu hết các địa phương chưa quan tâm đến hành lang an toàn của đường dây điện. Mặt khác, trong những năm 1991- 2004, do nguồn điện được tăng cường nên việc cấp điện cho sinh hoạt trong nông thôn đã từng bước được mở rộng, lưới điện sinh hoạt đã hình thành một cách tự phát, tuỳ tiện chắp vá không theo quy hoạch và quy phạm kỹ thuật, phần lớn là sử dụng dây dẫn có tiết diện quá bé, điện trở suất lớn.

Đường nhánh rẽ dùng dây thép, dây lưỡng kim, dây thông tin, đặc biệt ở một số nơi còn quan niệm chưa đúng đã dùng dây trung tính (dây nguội) ở đường trục và nhánh 1 pha sinh hoạt bằng loại vật liệu dẫn điện kém. Dây kéo về từng hộ rất đa dạng về chủng loại và được nối bằng nhiều chủng loại dây khác nhau. Điều đáng nói và đáng quan tâm ở đây là các đường dây hạ thế mà địa phương và hộ gia đình tự kéo có các mối nối không đảm bảo, điện trở tiếp xúc không đảm bảo độ bền cơ học nên chất lượng điện kém, xuất hiện sự cố đứt dây khi có mưa bão, giông tố, thường xuyên đe doạ mất an toàn đối với con người.

Đường dây đi qua cây cối và kéo từ nhà nọ sang nhà kia luôn là mối đe doạ mất an toàn trong quá trình sử dụng, đa số các đường trục và nhánh 1 pha về hộ gia đình còn dùng cột tre, gỗ hoặc cây tươi có sẵn, khoảng cách quá rộng, độ võng lớn. Khi có mưa gió cột bị nghiêng ngã hoặc đổ, gãy dễ gây mất an toàn. Kể cả những khoảng vượt qua đường bộ, lối đi lại trong ngõ xóm đã gây tai nạn chết người. Xà,

sứ cách điện làm bằng tre, gỗ không đảm bảo, sứ hạ thế không đúng chủng loại ngoài trời dẫn đến rạn, nứt, phóng điện...

Do vốn đầu tư hạn hẹp, rót vốn nhỏ giọt nên phương án xây dựng hệ thống lưới điện hoàn chỉnh đến tận tay người tiêu dùng cơ bản chưa làm được, nhánh rẽ tới hộ tiêu dùng chủ yếu do khách hàng tự đầu tư xây dựng, nên với đủ loại các cột và dây dẫn có kích cỡ khác nhau, chắp vá nhiều, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tổn thất điện năng rất lớn.

Phần lớn mạng lưới điện trên địa bàn huyện đã xây dựng vận hành thời gian lâu dài, chất lượng kém, máy biến áp vận hành quá lâu, hệ thống đường dây nhỏ, quá dài và cáp không đủ tiêu chuẩn đã không đáp ứng với nhu cầu phát triển phụ tải nhanh và đã gây nên hiện tượng quá tải trong quá trình truyền tải điện năng.

Khâu thiết kế chưa điều tra kỹ lưỡng thị trường, chưa tính hết, tính đủ nhu cầu phát triển của phụ tải và khả năng cung cấp của thiết bị, do đó đã xảy ra hiện tượng:

* Bố trí các trạm biến áp – phân phối chưa hợp lý, nên việc cấp điện phải đi vòng nhiều.

* Vị trí các cột điện chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, do đó thường xảy ra sự cố. * Ngành điện Quế Võ chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng công trình mới, việc đầu tư cải tạo lưới điện cũ chưa được quan tâm đúng mực.

* Dự kiến phụ tải không sát thực tế, nên có khu vực phụ tải không phát triển làm cho đồ thị phụ tải của hệ thống điện không bằng phẳng, có máy biến áp bị quá tải, có máy vận hành non tải, gây sự cố, mất điện.

Công tơ đo đếm ở một số xã vẫn còn kém cả về số lượng và chất lượng. Số lượng công tơ trang bị cho các hộ tiêu thụ vẫn còn thiếu, dẫn đến tình trạng số hộ dùng điện khoán vẫn còn nhiều. Số lượng công tơ được lắp đặt chưa đồng bộ do thiếu vật tư, không thống nhất về giá cả nên đã gây ra hiện tượng tiêu hao điện.

Những tồn tại trên của Điện lực Quế Võ dẫn đến việc tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ tổn thất của Điện lực Quế Võ có giảm ở mức có thể chấp nhận được nhưng chưa phải tối ưu.

Từ khi tiếp nhận hệ thống lưới điện, để khắc phục những tồn tại trên nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra: Giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể, trong những năm qua, Điện lực Quế Võ đã xây dựng một chương trình hành động, giải quyết từng bước một những tồn tại nêu trên:

+ Toàn bộ hệ thống sứ cách điện của mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh dần được thay thế bằng loại sứ chịu nhiệt, thay thanh cái, cáp trần bằng cáp bọc trong ống, toàn bộ đường trục của lưới hạ áp nhất thiết phải được bọc nhựa PVC để chống hiện tượng câu, móc điện. Các giải pháp này vừa góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất điện năng, vừa nâng cao độ an toàn sử dụng điện và giảm chi phí bảo trì.

+ Nâng cao hệ số công suất, tiến hành đại tu lưới điện. Để công tác đại tu lưới điện đảm bảo đúng tiến độ và các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn vị chủ động khai thác vật tư, tiến hành khảo sát, lập phương án thu công các công trình sửa chữa lớn, phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện thử nghiệm định kỳ hệ thống Rơle bảo vệ, đo lường thiết bị của các trạm 35, 22, 10, 6 KV.

+ Công tác đại tu bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của mạng lưới điện được chú ý, quan tâm thường xuyên hơn: các máy biến áp được bọc dầu, sơn sửa vỏ, kiểm tra đo tải thường xuyên nên các hiện tượng quá tải, gây sự cố đã giảm một cách đáng kể.

Một phương thức vận hành kinh tế mới đang được áp dụng bước đầu: hòa song song các máy biến áp trong giờ cao điểm, giờ thấp điểm; cắt bớt một số máy không cần thiết. Nâng cao điện áp vận hành tại các điểm nút tới giá trị tối ưu trong điều kiện hiệ thực của lưới điện, lựa chọn hợp lý các đầu phân áp ( cả trạm biến áp trung gian, biến áp phân phối, cả trạm của khách hàng và trạm của ngành điện).

* Các nguyên nhân có tính chất thương mại

Hiện nay, tổn thất thương mại của ngành điện Quế Võ vẫn còn lớn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là:

+ Việc sử dụng điện của một số khách hàng và của nhân dân còn tùy tiện. Hiện

tượng mất cắp điện trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng do tệ câu, móc điện còn xảy ra với nhiều thủ đoạn khác nhau: quay ngược công tơ, làm công tơ chạy chậm lại, đấu phụ tải trước công tơ. Có nhiều trường hợp, khách hàng tiêu thụ câu móc điện trực tiếp từ đường dây hoặc đập vỡ công tơ dùng điện tự do hoặc tinh vi làm kẹt công tơ hoặc quay chậm công tơ.

+ Số lượng công tơ chất lượng kém được sử dụng còn tương đối nhiều, nên lượng điện năng tiêu thụ thực tế nhiều khi không đúng với chỉ số công tơ.

+ Công tác quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng mua bán điện chưa chặt chẽ, dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán điện chưa được thực hiện đầy đủ. Vẫn còn tồn tại tình trạng, tên người sử dụng điện khác với tên người ký kết hợp đồng, thậm chí tên phố, số nhà ( địa chỉ) vẫn ghi như cũ từ những năm trước trong khi thực hiện tại đã thay đổi, nhiều trường hợp khách hàng sử dụng không đúng mục đích ghi trong hợp đồng.

+ Tổn thất điện năng do Ban kinh doanh ( tức chi nhánh) chịu trách nhiệm về tổn thất. Các đội quản lý công tơ và đội thu tiền điện không chịu trách nhiệm về tổn thất.

Như vậy, trong tình hình hiện nay, tổn thất còn cao là do người trực tiếp quản lý hộ tiêu thụ và tổn thất. Người quản lý khu vực sẽ dễ dàng cấu kết với các hộ tiêu thụ làm hao tổn điện năng của Nhà nước, bởi họ không chịu trách nhiệm về tổn thất nên dễ dàng buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ câu, nối trước công tơ làm thất thoát điện của nhà nước.

Mặt khác, các đơn vị chuyên trách có kỹ thuật: Đôi sửa chữa lưới điện, đội quản lý đường dây,…phụ thuộc nhiều vào Ban kinh doanh, tuyến liên hệ ngang này dẫn đến sự chậm chạp trong việc sử lý sự cố vận hành mạng, tạo nên tình hình phức tạp trong công tác kinh doanh do luồng thông tin quá lớn, số đầu vào nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ của cán bộ công nhân viên ngành điện nhìn chung đã được nâng cao, đều đã được học qua các trường kinh tế và kỹ thuật. Hiện nay, ngành điện tiến hành kiểm tra sử dụng điện và lập biên bản các vụ vi phạm nhưng trách nhiệm xử lý lại thuộc về Sở Công nghiệp. Điều đó không hợp lý vì cán bộ của sở công nghiệp vừa

mỏng về lực lượng, vừa không chuyên ngành lại không nắm vững các tình tiết vi phạm nên không thể xử lý các vụ vi phạm một cách thỏa đáng. Đó là chưa nói đến những kẽ hở có thể làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong quá trình xử lý.

Công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành điện tiêu cực, cấu kết với khách hàng để lấy cắp điện vì mục đích vụ lợi vẫn tồn tại. Nhiều nơi vẫn còn hiện tượng thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công tác ghi chỉ số công tơ. Thêm vào đó, tình trạng tồn tại tương đối phổ biến là có nhiều đường dây, trạm điện thuộc sử hữu của khách hàng, ngành điện khai thác bán điện cho nhiều phụ tải khác nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản, do đó, khi có sự cố xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm sữa chữa, gây nên sự bất bình của khách hàng với Điện lực Quế Võ, dẫn đến các hộ sử dụng điện biểu hiện tiêu cực.

Điện phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt chưa tách khỏi hoàn toàn điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh chưa được tách cụ thể theo từng cấp điện áp, theo từng giờ sử dụng để áp dụng các mức giá bán khác nhau một cách hợp lý.

Một số khách hàng trên địa bàn dây dưa tiền điện, không chịu thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Lợi dụng đặc điểm riêng có của ngành điện- sử dụng trước, thanh toán trả tiền sau, nên nhiều hộ sử dụng điện đã chiếm dụng vốn của ngành điện thông qua việc nợ nần dây dưa này.

Trước những tình hình thực tế trên, Điện lực Quế Võ đã xác định: cần có giải pháp hợp lý và đồng bộ để hạn chế tỷ lệ tổn thất điện năng. Cùng với việc điều tra, khảo sát, quy hoạch hệ thống điện và đề nghị cấp vốn để cải tạo, nâng cấp lưới điện, Điện lực Quế Võ đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm của CBCNV, chống mọi biểu hiện tiêu cực, hành vi cửa quyền, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt là việc kiện toàn lại tổ chức một số bộ phận: trực sữa chữa điện, lắp đặt công tơ mới, ghi chỉ số công tơ và thu tiền sử dụng điện,…thành lập các tổ điện địa phương có chức năng thực hiện công tác sữa chữa, xử lý sự cố và làm các thủ tục cấp điện mới trong thời gian nhanh nhất, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhân

dân theo dõi, giám sát hoạt động cảu nhân viên ngành điện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm của CBCNV. Điện lực Quế Võ còn mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ về ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện và tổ chức các cuộc thi kiểm tra chữ viết hóa đơn, hợp đồng,…tránh nhầm lẫn.

Điện lực Quế Võ đã thực hiện những biện pháp tích cực nhằm đơn giản hóa thủ tục mua bán điện, cải tiến thủ tục, giấy tờ và thời gian lắp đặt công tơ điện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Hình thức lắp đặt công tơ tính theo phí chọn gói được triển khai ở nhiều khu vực trong địa bàn huyện. Điện lực Quế Võ quy định về thời gian lắp đặt công tơ 01 pha là 05 ngày và công tơ 03 pha là 07 ngày với thủ tục đơn giản, không phải qua khâu trung gian, cò mồi. Việc làm này tuy đã được khách hàng nhiệt liệt hoan nghênh, hưởng ứng, song vẫn còn một số điểm bất cập. Đó là giá cả để lắp đặt công tơ mỗi nơi mỗi khác, mặc dù đã có quy định cụ thể nhưng việc thực hiện vẫn chưa hoàn toàn nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định đã ban hành. Điện lực Quế Võ luôn quan tâm đến những ý kiến phản ánh của khách hàng về chất lượng công tơ và tình hình sử dụng điện ở các hộ tiêu thụ. Năm 2004, các đội kiểm tra lưu động đã tiến hành kiểm tra công tơ. Đối với những hộ tiêu thụ vi phạm quy chế sử dụng điện: câu móc điện, quay ngược công tơ,…ngành điện đã có các hình thức xử phạt nghiên minh. Trong năm 2004, Điện lực tiếp nhận quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ tiêu thụ đã kiểm tra 400 lần, lập và xử lý 151 trường hợp vi phạm sử dụng điện.

Các khách hàng tiêu thụ là những hộ sản xuất kinh doanh, Điện lực Quế Võ luôn khuyến khích và yêu cầu lắp công tơ 03 pha để tách điện sinh hoạt ra khỏi điện kinh doanh, phân cấp điện tiêu thụ theo cấp điện áp và giờ sử dụng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và giúp cho việc tính giá điện thuận lợi hơn.

Công tác quản lý hợp đồng tiêu thụ điện đang dần được thực hiện chặt chẽ hơn: tiến hành kiểm tra, rà soát lại hợp đồng tiêu thụ điện. Tại các trạm biến áp công cộng, tiến hành lắp đặt các công tơ tổng để việc đánh giá mức tổn thất được chính xác và có biện pháp xử lý kịp thời. Công tác quản lý thu nợ tiền điện đang được quan tâm và nghiên cứu để đưa ra biện pháp thu nợ đọng hiệu quả nhất.

Để hạn chế hiện tượng lấy cắp điện, Điện lực Quế Võ đã thống nhất chủng loại công tơ, bọc hộp và đưa ra ngoài nhà, đồng thời thay thế những công tơ chết cháy.

Nhờ việc duy trì và hoàn thiện những biện pháp hợp lý và quan trọng của chương trình giảm tổn thất điện năng, với sự giúp đỡ và ủng hộ của chính quyền, nhân dân địa phương, công tác giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp trong công tác quản lý và giảm tổn thất điện năng tại Điện lực Quế Võ (Trang 48)