Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng– Chi nhánh Tỉnh Nam Định (Trang 45)

- Phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ với khách hàng như : cho vay , gửi tiết kiệm v…v…

3.2.2Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

TẠI NHTMCP VN THỊNH VƯỢN G CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.2Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Lãi suất là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng của các NHTM để huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Do vậy mỗi ngân hàng đều rất quan tâm đến việc xây dựng một chính sách lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.

Đối với ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất huy động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Lãi suất huy động là chi phí chủ yếu nên luôn cố gắng để lãi suất ở mức tối thiểu có thể. Ngược lại, khách hàng mong muốn lãi suất càng cao càng tốt vì như vậy sẽ được hưởng lãi nhiều hơn. Và chính sách lãi suất linh hoạt là chính sách có thể dung hoà được lợi ích của cả hai bên. Chi nhánh có thể nghiên cứu để đưa ra chính sách lãi suất phù hợp theo hướng:

- Lãi suất được xác định trên cơ sở cung cầu về vốn, thường xuyên cập nhập tình hình lãi suất trên từng địa bàn, từng vùng, miền trên toàn quốc để kịp thời thông tin trong điều hành lãi suất.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến của lãi suất trên thị trường vốn và chú ý tỷ lệ lạm phát để điều chỉnh lãi suất kịp thời, hợp lý.

- Điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo nguyên tắc kỳ hạn dài hơn thì lãi suất cao hơn. Lãi suất đầu ra phải lớn hơn lãi suất đầu vào tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động để đảm bảo thu nhập của chi nhánh.

- Chi nhánh cần có chính sách lãi suất linh hoạt theo hướng ưu đãi các khách hàng có giao dịch thường xuyên, khách hàng lớn. Ví dụ như có thể nhận được lãi suất thoả thuận từ phía ngân hàng hay được miễn giảm phí dịch vụ…

- Khuyến khích khách hàng duy trì số dư trên tài khoản với thời hạn dài hơn thời hạn gửi ban đầu. Đối với các khoản tiền gửi trung và dài hạn thì chi nhánh nên tăng lãi suất để hấp dẫn người gửi tiền vì mục đích của họ là hưởng lãi suất từ khoản tiết kiệm đó. Đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn thì mục đích

chính là để thanh toán nên chi nhánh cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến gửi tiền, rút tiền hay yêu cầu thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng– Chi nhánh Tỉnh Nam Định (Trang 45)