- Phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch và thực hiện các nghiệp vụ với khách hàng như : cho vay , gửi tiết kiệm v…v…
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ mà chi nhánh đã đạt được, công tác huy động vốn của Chi nhánh cũng còn một số những mặt tồn tại cần khắc phục:
- Nguồn vốn huy động tăng trưởng không đều qua các năm, kết cấu nguồn vốn huy động từ dân cư chưa cao.
- Công tác mở rộng đầu tư tín dụng còn chậm, việc khai thác, tiếp cận khách hàng chưa kịp thời và nhanh nhạy.
- Trình độ cán bộ nhân viên còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục đào tạo nâng cao nghiệp vụ trình độ chuyên môn cũng như đào tạo thêm về tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi ngày càng cao hiên nay.
- Hoạt động marketing còn hạn chế. Trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chưa thực sự chú ý đến công tác này như: chính sách sản phẩm còn đơn điệu, chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều yếu tố:
• Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Môi trường cạnh tranh: Cùng với cơ chế thị trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập trên mọi lĩnh vực và ngành kinh tế thì cạnh tranh trong ngân hàng là tất yếu và ngày càng mạnh mẽ hơn. Công tác huy động vốn của Chi nhánh gặp khó khăn một phần nguyên nhân là do sự cạnh tranh hết sức sôi động, gay gắt giữa các NHTM hoạt động trên cùng địa bàn.
- Chỉ số giá tiêu dùng của một số mặt hàng thiết yếu diễn biến thất thường như xi măng, sắt thép, xăng dầu đặc biệt là vàng có biến động tăng bất thường, tỷ giá USD tăng mạnh gây ảnh hưởng không nhở đến tâm lý của nhân dân và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung.
- Thói quen của khách hàng: Tiêu dùng tiền mặt còn ăn sâu trong tiềm thức người dân, để thay đổi thói quen này không phải dễ mà cần trải qua một thời gian dài.
• Nhóm nguyên nhân chủ quan:
Ngân hàng chưa có được một chiến lược Marketing rõ ràng và cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực Marketing, chưa có phòng chuyên trách để đề ra chiến lược Marketing cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc đem lại tiện ích cho khách hàng. Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mà chủ yếu khách hàng đến ngân hàng do có nhu cầu. Các biện pháp phát tờ rơi, trực tiếp đến khách hàng để giới thiệu về Ngân hàng mình, về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để khách hàng lựa chọn cũng chưa được phát rộng rãi, chủ yếu khách hàng đến Ngân hàng thì mới biết được. Điều này đã giảm đi rất nhiều cơ hội kinh doanh cho Ngân hàng.
Trình độ của một số cán bộ nhân viên trong Chi nhánh chưa cao nên mặc dù Chi nhánh đã đổi mới về công nghệ NH nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn.
Với tất cả những điều nêu trên đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp kịp thời hạn chế những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh để tồn tại và phát triển.
Kết luận chương 2: Trong chương này đã phân tích khái quát được thực trạng các mặt hoạt động và đặc biệt phân tích sâu về thực trạng công tác huy động vốn của VPBank – Chi nhánh Nam Định trong những năm qua nêu rõ những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém, chỉ ra các nguyên nhân cụ thể của những yếu kém đó. Những đánh giá này là tiền đề để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại VPBank – Chi nhánh Nam Định trong chương 3.
CHƯƠNG 3