Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 47)

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động dịch vụ và thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Láng Hạ

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế: Trong 3 năm qua, thị trường thế giới và trong nước biến động phức tạp. Nền kinh tế không có được sự ổn định, kéo theo nhiều bất ổn trong năm 2010 và 2012: thị trường chứng khoán lao dốc; lãi suất và tỷ giá biến động liên tục, thị trường vàng biến động dữ dội, theo chiều hướng tăng cao; kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài giảm mạnh… Giá cả thị trường biến động mạnh, nhất là biến động về tỷ giá ngoại tệ, giá cả hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu (xăng dầu, điện, lương thực thực phẩm, …) tăng cao, thiên tai xảy ra liên tiếp ở nhiều vùng gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và làm tổn thất không nhỏ đến hoạt động đầu tư của ngân hàng.

Điều đó cho thấy 3 năm 2010-2012 là những năm hoạt động đầy khó khăn của không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cho cả nền kinh tế nói chung.

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý còn chưa đồng bộ, còn chồng chéo, tốn kém nhiều thời gian và công sức và tiền của của người dân cũng như các doanh nghiệp. Khách hàng là doanh nghiệp lập báo cáo tổng kết hàng năm theo quy định còn chậm, số liệu không bắt buộc kiểm toán, không có chế tài xử lý việc vi phạm định về BCTC, báo cáo thống kê hàng năm. Do vậy, chưa phản ánh được chính xác tình hình hoạt động kinh doanh trong thời kỳ báo cáo. Chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong công tác thẩm định khách hàng vay của ngân hàng.

- Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán, thị trường các sản phẩm phái sinh chưa thực sự phát triển. Hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này chưa tạo được một hành lang pháp lý để các ngân hàng hoạt động. Đây cũng là một trong

những nguyên nhân dẫn đến việc NHNN&PTNT Láng Hạ chưa sử dụng công cụ phái sinh để hạn chế RRTD.

- Sự hợp tác của các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế. Các ngân hàng chưa

thực sự đoàn kết với nhau, chưa có sự trao đổi thông tin với nhau, đặc biệt là về thông tin tín dụng. Vẫn còn nhiều hiện tượng một khách hàng vay được ở nhiều ngân hàng mà sử dụng một tài sản thế chấp ở tất cả các ngân hàng mà khách hàng đó vay… Bên cạnh đó, tiềm lực của các NHTM Việt Nam còn yếu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì thách thức cho các NHTM Việt Nam còn tăng lên gấp bội.

Nguyên nhân chủ quan

+Từ phía ngân hàng

- Mặc dù Ngân hàng đã có những thay đổi trong quan điểm về quản trị RRTD,

đã xây dựng được những nội dung cơ bản trong chính sách quản trị RRTD nhưng việc áp dụng vào thực tế còn chưa tốt, cần phải tiếp tục bổ sung để phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế: Cần áp dụng nhiều tiêu chuẩn đo lường chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng, cần quán triệt hơn nữa việc thực hiện các quy định phân quyền phán quyết tín dụng…

- Có sự chênh lệch trình độ của cán bộ và quy trình tuyển nhân viên mới còn chưa hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ mà ngân hàng mới tuyển khá nhiều và chủ yếu vẫn còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong công tác tín dụng, chưa nắm bắt được tất cả nội dung của các quy trình tín dụng mới và điều này sẽ có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin còn hạn chế

Do khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin còn hạn chế nên đã gây khó khăn cho công tác tìm kiếm thông tin khách hàng trong nội bộ ngân hàng cũng như bên ngoài, việc đánh giá mức độ rủi ro từng khoản vay theo phương pháp định lượng thông qua việc áp dụng các mô hình chưa được thực hiện vì muốn đánh giá bằng phương pháp này đòi hỏi phải có những phần mềm công nghệ hiện đại.

- Hiện nay, ngân hàng mới chỉ áp dụng các biện pháp truyền thống để hạn

- Công tác kiểm tra, giám sát khoản cho vay khách hàng chưa thực sự chặt chẽ, sát sao.

Hiện nay, số lượng cán bộ tín dụng còn ít, trong khi đó chủ trương của ngân hàng là mở rộng cho vay với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Do đó, việc kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên là tương đối khó khăn cho ngân hàng và thực tế là NHNo&PTNT Láng Hạ vẫn chưa thực hiện được việc kiểm tra, giám sát khoản cho vay một cách thường xuyên. Ngoài ra, một số cán bộ còn chưa chú trọng đến khâu này. Mặt khác, sự phối hợp giám sát các khoản cho vay giữa ba phòng: Phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý nợ, phòng quản lý rủi ro còn chưa thật tốt. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chưa làm thật tốt trách nhiệm của mình trong công tác kiểm tra từng nghiệp vụ riêng lẻ để nhằm phát hiện kịp thời đồng thời dự báo được các rủi ro trong tương lai.

- Công tác marketing trong hoạt động tín dụng còn chưa được chú trọng

đúng mức.

Ngân hàng chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm đến tận tay khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng chưa thật chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Thêm vào đó, sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp chưa đa dạng. Và ngân hàng cũng chưa thực hiện được tốt việc thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

- Việc ngân hàng mở rộng cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn do cán bộ tín dụng còn chưa có kinh nghiệm trong thẩm định các doanh nghiệp khách hàng ngoài quốc doanh, chưa có nhiều thông tin về các khách hàng này nên chất lượng một số khoản cho vay còn chưa cao.

+Từ phía khách hàng vay

- Do năng lực kinh doanh của khách hàng kém. Điều này thể hiện trong khâu tổ chức nhân sự, quản lý nội bộ, quản lý và sử dụng vốn… Hiện nay ở ngân hàng, vốn tín dụng tập trung vào bộ phận quốc doanh rất lớn, một số khách hàng ở bộ phận doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh không hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp.

- Do khách hàng thiếu thông tin về thị trường, bạn hàng trong kinh doanh, công tác marketing của khách hàng chưa tốt, chưa nắm bắt được diễn biến kinh tế

xã hội, nhu cầu dân cư… Chính điều này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Do hạn chế trong việc tiếp cần số liệu nên em chưa đánh giá được chất lượng khách hàng của ngân hàng trong 3 năm vừa qua cũng như trích lập dự phòng từng nhóm nợ. Trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, trong chương 2 tập trung phân tích thực trạng RRTD tại NHNo&PTNT Láng Hạ. Thông qua đó đã đưa ra những đánh giá, nhận định về những kết quả đã đạt được của ngân hàng trong công tác hạn chế RRTD cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đây chính là cơ sở để có thể đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại NHNo&PTNT Láng Hạ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w