Hình thành bộ phận quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 64)

CHI NHÁNH LÁNG HẠ

3.2.6. Hình thành bộ phận quản lý rủi ro

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, cấp tín dụng và giám sát trong toàn hệ thống đồng bộ và hiệu quả. Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những việc rất quan trọng để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Bộ phận này giúp cho ngân hàng có những giải pháp để xử lý khi rủi ro xảy ra đồng thời cũng là bộ phận đánh giá và đưa ra những nhận định, đánh giá khả năng rủi ro nào có thế xảy ra.

Trong khi đó NHNo&PTNT Láng Hạ không có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng riêng biệt mà các cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm làm quản lý rủi ro tín dụng. Như thế ảnh hưởng đến các nhận định, không khách quan trong công tác đánh giá rủi ro và không có sự chuyên sâu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

 Xây dựng quản lý rủi ro tín dụng dựa trên nguyên tắc

Để có thể xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng có chất lượng và hiệu quả cao, các cấp lãnh đạo của các ngân hàng nhất thiết cần có cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm xác định hướng đi đúng đắn trong từng thời kỳ, đồng thời xác định khẩu vị rủi ro đối với hoạt động tín dụng. Đặc biệt, Hội đồng quản trị của ngân hàng cần phải có sự hiểu biết sâu rộng về các loại rủi ro để có thể xác định các loại rủi ro và mức độ rủi ro mà mỗi ngân hàng sẵn sàng chấp nhận trong hoạt động tín dụng để quản lý dựa trên các nguyên tắc:

• Quản lý rủi ro là quá trình chấp nhận rủi ro đã được tính toán trước chứ không phải là trốn tránh rủi ro. Chấp nhận rủi ro là cần thiết để có lợi nhuận.

• Hội đồng quản trị Ngân hàng là nơi quyết định khẩu vị rủi ro: Giữa việc tăng trưởng, lợi nhuận và rủi ro.

• Để quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, phải xây dựng một văn hoá quản trị rủi ro mạnh trong bộ máy tổ chức.

60

• Văn hoá quản trị rủi ro này phải được hỗ trợ bởi các quy trình xây dựng chính sách, chiến lược và được thực hiện với sự cộng tác giữa hoạt động quản lý rủi ro và các khối/bộ phận kinh doanh của tổ chức.

 Xác lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tối ưu

Từ thực tiễn hoạt động của các ngân hàng trên toàn cầu, người ta đưa ra một định hướng cho việc thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng an toàn và hiệu quả được trình bày dưới dạng hình kinh tự tháp:

Các định hướng và đúc kết về mặt thực tiễn này sẽ giúp ích cho ngân hàng rất nhiều trong việc cải tiến hệ thống quản lý tín dụng của một ngân hàng trở nên an toàn và hiệu quả. Việc triển khai đồng bộ, có chiều sâu đối với tất cả các thành phần cần thiết của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng là một yêu cầu rất quan trọng trong công tác triển khai, rà soát và điều chỉnh sau này.

61 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

- Cần tạo môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng hơn cho các hoạt động ngân hàng. Cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế.

- Chính phủ cần phải có biện pháp tích cực buộc tất cả doanh nghiệp thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê và thực hiện kiểm toán bắt buộc bởi công ty kiểm toán độc lập hàng năm. Thực hiện được điều này, các NHTM mới có thể yên tâm về tính chính xác của các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.

- Thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín để phân loại các doanh nghiệp theo mức độ an toàn tín dụng, giúp đỡ các ngân hàng trong khâu thẩm định khách hàng vay.

- Phát triển các hoạt động bảo hiểm để chia sẻ rủi ro với các Ngân hàng như bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tín dụng….

- Chính phủ cần tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách cũng như tài chính để Trung tâm bán đấu giá tài sản hoạt động tốt hơn. Trung tâm bán đấu giá tài sản cần phối hợp với sở địa chính làm nhanh các thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với các tài sản đã được bán đấu giá để tạo ra điều kiện dễ dàng cho người mua.

- Ủy ban nhân dân và sở địa chính các tỉnh, thành phố sớm xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất cho các tổ chức, cá nhân vay và có thế chấp nhà đất tại các NHTM để đảm bảo về mặt pháp lý cho nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng.

- Tòa án cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ việc liên quan đến hoạt động ngân hàng, tránh kéo dài, dây dưa gây đọng vốn cho ngân hàng.

- Kiến nghị với bộ tài nguyên và môi trường hình thành hệ thống thông tin về tài sản đặc biệt như bất động sản một cách công khai đê các ngân hàng, doanh nghiệp cũng như cá nhân có thể tra cứu, kiểm tra mức độ chính xác của

62

các tài sản. Liên tục cập nhật và thông báo các giao dịc chuyển nhượng, thay tên đổi chủ của các tài sản đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w