Chứng từ, tài khoản sử dụng:

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thí nghiệm anpha (Trang 80)

- Giá vốn hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ANPHA 3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tớ

3.5.1. Chứng từ, tài khoản sử dụng:

Học viện ngân hàng

Các chứng từ gốc khi chuyển về văn phòng cần phải được phân loại, sắp xếp riêng theo từng nội dung để thuận tiện cho công tác theo dõi, đối chiếu số liệu để vào các hồ sơ, thẻ, bảng liên quan nhằm phân định rõ ràng các chi phí kinh doanh cho từng phân xưởng.

Do cách thức hoạt động của công ty là sản xuất và tiêu thụ nên việc nhập kho hàng hóa để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông phải được đặc biệt chú ý. Quá trình này có thể gặp nhiều rủi ro, khó tránh khỏi sự giảm giá hay mất mát hàng tồn kho. Vì vậy công ty nên bổ sung tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên liên tục của hàng tồn kho thì tiến hành trích lập dự phòng.

Lập dự phòng giúp công ty bù đắp được các thiệt hại có thể xảy ra do hàng tồn kho giảm giá, đồng thời phản ánh giá trị thực tế thuần túy hàng tồn kho của công ty nhằm đưa ra tài liệu trung thực về tài sản công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán

Công thức tính:

Mức DPGGHTK= Số hàng hóa bị giảm giá tại thời điểm lập X (Giá đơn vị ghi sổ kế toán- Giá đơn vị trên thị trường)

Kết cấu TK159:

Bên Nợ: Khoản nợ dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập Bên Có: khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập

Dư Có: khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có

- Cuối niên độ kế toán khi tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng hóa, kế toán ghi: Nợ TK632: Giá vốn hàng bán

Có TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Cuối niên độ kế toán sau:

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng hóa phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng hóa đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, số chênh lệch được trích lập thêm, kế toán ghi:

Nợ TK632: Giá vốn hàng bán

Học viện ngân hàng

+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng hóa phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng hóa đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước, tiến hành hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi:

Nợ TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK632: Giá vốn hàng bán

Hàng hóa cần trích lập dự phòng bao gồm hàng hóa có giá trị lớn và thời gian lưu kho lâu, trong năm có sự biến động về giá lớn. Khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị hàng hóa, đồng thời tăng độ chính xác về hạch toán giá vốn hàng bán trong kỳ theo quy định.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho một năm một lần vào cuối mỗi niên độ kế toán. Số dự phòng phải trích lập cho một mặt hàng bằng chênh lệch dương giữa giá gốc hàng hóa với giá trị thuần có thể thực hiện, (không bao gồm các chi phí liên quan tới tiêu thụ hàng hóa)

Khi lập dự phòng giảm giá hàng bán cần có thêm quyết định của ban giám đốc về số dự phòng cần được trích lập trong kỳ

Biểu số 3.1:Bảng tính dự phòng giảm giá hàng hóa

Bảng tính dự phòng giảm giá hàng hóa.

Số TT Loại hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá ghi sổ Đơn giá thị trường Chênh lệch Mức dự phòng 1 2 3 4 5 6 7=6-5 8=7x3 …. … … … … tổng cộng

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thí nghiệm anpha (Trang 80)