Nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang

Một phần của tài liệu Dạy học dự án một số kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang Vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh (Trang 52 - 106)

Vt lí lp 11 cơ bn

Trước khi lập kế hoạch tổ chức học tập theo dự án chương “Mắt và các dụng cụ quang học” , chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nội dung kiến thức cơ

bản về Mắt và các dụng cụ quang học ở chương trình Vật lí lớp 11 cơ bản, gồm những nội dung sau:

* Kiến thức về lăng kính:

- Đường truyền của tia sáng qua lăng kính. - Các công thức lăng kính.

- ứng dụng của lăng kính.

* Kiến thức về thấu kính mỏng:

- Định nghĩa thấu kính.

- Các yếu tố của thấu kính: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính... - Sự tạo ảnh của vật bởi hấu kính.

* Kiến thức về hệ thấu kính: - Sơđồ tạo ảnh. - Các công thức về hệ thấu kính. * Kiến thức về Mắt: - Cấu tạo quang học của mắt. - Sựđiều tiết của mắt. - Năng suất phân li của mắt. - Các tật khúc xạ của mắt: Cận thị, viễn thị , lão thị. * Kiến thức về kính lúp: - Định nghĩa về kính lúp. - Sự tạo ảnh của một vật bởi kính lúp. - Số bội giác của kính lúp. * Kiến thức về kính hiển vị - Công dụng và cấu tạo của kính hiển vị - Sự tạo ảnh qua kính hiển vị - Số bội giác của kính hiển vị * Kiến thức về kính thiên văn: - Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn. - Sự tạo ảnh của kính thiên văn. - Số bội giác của kính thiên văn. 2.2.3. Cu trúc ca chương “ Mt và các dng c quang”- SGK Vt lí 11 ban cơ bn

Chương “Mắt và các dụng cụ quang” gồm 15 tiết, trong đó có 5 tiết bài tâp, 2 tiết thực hành và 10 tiết lý thuyết được phân bố theo trình tự logic như sau:

- Lăng kính: 1 tiết

- Thấu kính mỏng: 2 tiết - Mắt: 2 tiết

- Kính lúp: 1 tiết - Kính hiển vi: 1 tiết - Kính thiên văn: 1 tiết.

Việc phân bố nội dung kiến thức của chương như vậy vừa đảm bảo tính logic của kiến thức, nội dung của bài trước là cơ sở để học sinh tiếp thu kiến thức của bài sau; đồng thời đảm bảo tính logic nhận thức: từ những kiến thức trực quan tới những kiến thức mang tính trừu tượng.

2.2.4. Đặc đim ca chương “Mt và các dng c quang”.

- Các nội dung kiến thức của chương đều có tính thực tế và khả năng

ứng dụng caọ

- Một số kiến thức mang tính trừu tượng đòi hỏi học sinh khi học chương này phải vận dụng trí tưởng tượng phong phú.

- Lượng lý thuyết và bài tập nhiều so với thời lượng truyền tải trên lớp. - Việc giảng dạy nội dung kiến thức của chương được tiến hành chủ

yếu dựa trên phương pháp thực nghiệm và trực quan. Vì thế đòi hỏi phải có

đầy đủ những thiết bị học tập tương ứng cho từng bài, từng nội dung kiến thức. Nhưng thực tế thì ở đa số các trường phổ thông hiện nay đều thiếu thiết bị, đặc biệt là thiết bị học tập dùng cho chương nàỵ Ví dụ: kính hiển vi, kính thiên văn...

2.3. Dạy học dự án một số kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang” - Vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng Vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

2.3.1. Lí do t chc dy hc d án

Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ

quang học” - SGK Vật lí lớp 11 cơ bản, chúng tôi thấy nội dung kiến thức của chương có nhiều ứng dụng thực tế: Lăng kính, thấu kính, mắt, kính hiển

kiến thức thông qua việc sưu tầm, hệ thống tài liệu, thông qua thí nghiệm hoặc gắn những kiến thức học sinh học được vào thực tiễn cuộc sống, từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức đã học và vận dụng thành thạo kiến thức

đó. Chúng tôi cho rằng dạy học dự án phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Bởi trong dạy học dự án học sinh chủ động lựa chọn dự án phù hợp, trong quá trình thực hiện dự án học sinh tự lực lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, từng cá nhân tích cực thực hiện nhiệm vụ

riêng trong sự hợp tác với tập thể, sự thành công của dự án đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cá nhân và cả nhóm.

2.3.2. Các bin pháp phát huy tính tích cc, t lc và sáng to ca hc sinh trong dy hc vt lý bng phương pháp DHDẠ trong dy hc vt lý bng phương pháp DHDẠ

- Cho học sinh chủđộng lựa chọn dự án có liên quan tới chương “ Mắt và các dụng cụ quang” dựa trên các định hướng và gợi ý của giáo viên. Hướng học sinh vào các dự án thực hành cần nhiều sự chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.

- Học sinh tự lực nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức của chương “ Mắt và các dụng cụ quang”, các thông tin về sản phẩm của dự án do giáo viên cung cấp và học sinh tự tìm kiếm trên sách báo và mạng internet. Từ đó học sinh trở nên tích cực hơn trong học tập.

- Học sinh tự thiết kế sản phẩm, lựa chọn vật liệu, tự lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công nhiệm vụ có sự hướng dẫn cần thiết của giáo viên; mỗi cá nhân tích cực, chủđộng hoàn thành nhiệm vụ.

- Cho học sinh tự đánh giá các sản phẩm của mình và của nhóm bạn để

tìm ra những sản phẩm có tính mới, tính sáng tạo và tính ứng dụng caọ

- Cho học sinh sử dụng nhiều phương tiện và thiết bị học tập cần thiết

để nâng cao khả năng thực hành.

- Ra một số bài tập vật lý có liên quan tới nội dung của chương “ Mắt và các dụng cụ quang”có tác dụng hỗ trợ học sinh trong quá trình thiết kế sản phẩm như: Bài tập về mắt, bài tập về hệ thấu kính.

2.3.3. Trin khai bài hc thành d án

Việc thiết kế dự án đòi hỏi có sựđịnh hướng của giáo viên để giúp học sinh hình dung ra kiểu dự án cho phép, các đề tài đề cập đến, thúc đẩy sự học tập và tạo mối quan hệ sâu sắc giữa học sinh với kiến thức. Dựa trên bộ câu hỏi định hướng, học sinh có thể tự đưa ra các dự án hoặc thực hiện các dự án gợi ý của giáo viên. Với nội dung kiến thức của chương này, giáo viên có thể đưa ra một số dự án gợi ý sau:

Dự án 1:

Ý tưởng của dự án nhằm tổ chức dạy học kiến thức “ Mắt”. Có thể đưa ra bộ câu hỏi định hướng sau:

* Câu hỏi khái quát:

Chúng ta phải làm gì để có thể nhìn thế giới xung quanh thật rõ nét(

Đặc biệt là thế giới vĩ mô và thế giới vi mô)?

- Với câu hỏi khái quát này chúng tôi sẽ dẫn học sinh hướng vào chủđề

về Mắt và các dụng cụ quang học.

- Câu hỏi này có thểđược trả lời bằng các lĩnh vực khác nhau hoặc phải kết hợp nhiều môn học thì mới có thể trả lời được.

- Các câu trả lời không bao giờ duy nhất đúng và sẽ luôn được hoàn thiện.

* Câu hỏi bài học:

Kiến thức về mắt và các dụng cụ quang học sẽ giúp ích được gì trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của chúng tả

- Hệ thống các câu hỏi bài học giúp học sinh có sự định hướng cụ thể

kiến thức về mắt và các dụng cụ quang học phục vụ cuộc sống, qua đó hoàn thành mục tiêu của bài học.

- Các câu hỏi bài học gây được sự hứng thú cho học sinh làm cho học sinh tích cực hơn trong việc tìm tòi thảo luận, tranh luận xoay quanh các chủ đề cụ thể.

* Câu hỏi nội dung:

Mắt phải điều tiết thế nào để nhìn rõ các vật trước mắt? Mắt có thể bị

những tật khúc xạ nàỏ

Nguyên nhân và cách khắc phục những tật khúc xạ của mắt?

- Các câu hỏi nội dung bài học giúp học sinh có sự định hướng cụ thể

về các kiến thức cần nghiên cứu, thông qua trả lời được các câu hỏi nội dung học sinh sẽ đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học.

Đưa ra ý tưởng dự án: Từ bộ câu hỏi định hướng trên giáo viên đề xuất ý tưởng dự án:

Ngày nay, trước những tác động của môi trường học tập, làm việc và tác động của các môi trường sống khác, chúng ta rất dễ bị mắc các tật về mắt. Các tật khúc xạ về mắt đã trở thành phổ biến ở giớ trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mới lớn. Trong số các bệnh khúc xạ của mắt thì bệnh cận thị là phổ biến nhất. Thực tế đó là nỗi lo của tất cả các bậc phụ huynh và toàn xã hộị Vậy nguyên nhân gây ra các tật khúc xạ của mắt là đâủ Cách khắc phục những tật đó như

thế nàỏ

=> Dự án 1: Nghiên cứu và viết một bài báo về các tật khúc xạ của mắt, nguyên nhân và cách khắc phục.

Dự án 2,3:

Ý tưởng của dự án nhằm tổ chức dạy học kiến thức “ Kính hiển vi và kính thiên văn”. Có thể đưa ra bộ câu hỏi định hướng sau:

Chúng ta phải làm gì để có thể nhìn thế giới xung quanh thật rõ nét(

Đặc biệt là thế giới vĩ mô và thế giới vi mô)?

- Với câu hỏi khái quát này chúng tôi sẽ dẫn học sinh hướng vào chủđề

về mắt và các dụng cụ quang học.

- Câu hỏi này có thểđược trả lời bằng các lĩnh vực khác nhau hoặc phải kết hợp nhiều môn học thì mới có thể trả lời được.

- Các câu trả lời không bao giờ duy nhất đúng và sẽ luôn được hoàn thiện. * Câu hỏi bài học:

Sử dụng kiến thức về mắt và các dụng cụ quạng học có thể chế tạo

được những dụng cụ, thiết bị có ích gì phục vụ cho cuộc sống và nghiên cứu khoa học?

- Hệ thống các câu hỏi bài học giúp học sinh có sự định hướng cụ thể

trong việc học, hướng học sinh đến tìm hiểu cụ thể về các thiết bị sử dụng kiến thức về mắt và các dụng cụ quang học phục vụ cuộc sống, qua đó hoàn thành mục tiêu của bài học.

- Các câu hỏi bài học gây được sự hứng thú cho học sinh làm cho học sinh tích cực hơn trong việc tìm tòi thảo luận, tranh luận xoay chung quanh các chủđề cụ thể.

* Câu hỏi nội dung.

Cấu tạo và công dụng của kính hiển vi và kính thiên văn? Sự tạo ảnh của vật qua kính hiển vi và kính thiên văn?

Các câu hỏi nội dung bài học giúp học sinh có sự định hướng cụ thể về

các kiến thức cần nghiên cứu, thông qua trả lời được các câu hỏi nội dung học sinh sẽ đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học.

Đưa ra ý tưởng dự án: Từ bộ câu hỏi định hướng trên giáo viên đề xuất ý tưởng dự án:

Việt Nam là một đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và khoa học kỹ thuật trong qua trình xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy việc trang bị các thiết bị cho nghiên cứu khoa học và dạy học còn thiếu thốn, đặc biệt là những thiết bị phục vụ cho nghiên cứu các vật liệu nhỏ và các vật chất ngoài Trái Đất. Vậy chúng ta sẽ

làm gì để góp phần vào việc bổ sung những trang thiết bị trên phục vụ cho nghiên cứu khoa học và học tập?

=> Dự án 3: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo kính hiển vị

Khi nghiên cứu nội dung chương Mắt và các dụng cụ quang học, hầu hết các em đều cảm thấy khó và không có hứng thú vì kiến thức về mắt và các dụng cụ quang tương đối trừu tượng. Việc hướng dẫn của thầy, cô giáo trong các bài học về mắt và các dụng cụ quang học còn thiếu thốn nhiều về thiết bị

trực quan. Vậy, tại sao các em không tự thiết kế ra đồ dùng học tập phục vụ

cho chính bài học của mình?

=> Dự án 4: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo kính thiên văn.

2.3.4. Kế hoch bài dy

2.3.5.1. Kế hoạch bài dạy dự án 1: Viết bài báo về các tật khúc xạ của mắt.

Tng quan bài dy

Ngày nay, trước những tác động của môi trường học tập, làm việc và tác động của các môi trường sống khác, chúng ta rất dễ bị mắc các tật về mắt. Các tật khúc xạ về mắt đã trở thành phổ biến ở giớ trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mới lớn. Trong số các bệnh khúc xạ của mắt thì bệnh cận thị là phổ biến nhất. Thực tế đó là nỗi lo của tát cả các bậc phụ

huynh và toàn xã hộị Vậy nguyên nhân gây ra các tật khúc xạ của mắt là đâủ Cách khắc phục những tật đó như thế nàỏ B câu hi định hướng Câu hi khái quát Chúng ta phải làm gì để có thể nhìn thế giới xung quanh thât rõ nét?

Câu hi bài hc

- Kiến thức về mắt và các dụng cụ quang học sẽ giúp ích

được gì trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của

chúng tả Câu hi ni dung - Mắt phải điều tiết thế nào để nhìn rõ các vật trước mắt? Mắt có thể bị những tật khúc xạ nàỏ - Nguyên nhân và cách khắc phục những tật khúc xạ của mắt? V kiến thc

-Biết được cấu tạo quang học của mắt. - Hiểu được sự điều tiết của mắt.

- Biết được các thông tin về các tật khúc xạ của mắt, nguyên nhân và cách khắc phục.

V kĩ năng

- Biết cách chăm sóc mắt và phòng ngừa các tật khúc xạ

của mắt.

*) Góp phần hình thành thêm cho học sinh những kĩ năng:

+ Thu thập và xử lí thông tin. + Tìm kiếm thông tin trên mạng.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng các phần mềm Microsoft Offeyes như: soạn thảo văn bản trên Word, báo cáo trình chiếu trên Power Point.

+ Làm việc theo nhóm.

+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông. + Học tập tích cực, chủđộng, sáng tạọ + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Mc tiêu d án V thái độ

- Học sinh yêu thích kĩ thuật, yêu thích khoa học, say mê các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.

- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của mình trước nhóm.

Bài tp dành cho hc

sinh

* Bài tp: Em hãy Viết mt bài báo v các tt kúc x ca mt, nguyên nhân và cách khc phc.

Để hoàn thành các bài tập này, học sinh sẽ làm việc theo nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt, biểu hiện, nguyên nhân, cách khức phục các tật khúc xạ của mắt, thực trạng về các tật nàỵ

- Lựa chọn thông tin và viết hoàn thiện bài báọ

- Hoàn thành 2 sản phẩm:

+ Bài trình chiếu Power Point, đảm bảo:

. Nêu rõ được biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục các tật khúc xạ của mắt.

Nêu sơ lược được quá trình hoạt động của nhóm để hoàn thành dự án

+ Sản phẩm bài báo đảm bảo: . Sản phẩm có tính sáng tạọ

. Sản phẩm tự làm, đảm bảo yêu cầu chính xá về khoa học.

Một phần của tài liệu Dạy học dự án một số kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang Vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh (Trang 52 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)