một số trường THPT
Chúng tôi tiến hành điều tra tình hình dạy học các kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang” theo hướng phát huy TTC, TTL, TST của HS ở
một số trường phổ thông: thuận lợi, khó khăn khi dạy các kiến thức này, các hình thức và phương pháp dạy học chủ yếu của GV, việc dạy học theo dự án.
1.7.1. Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra vào tháng 4 năm 2012 tại trường THPT Hoàng Quốc Việt- Võ Nhai- Thái Nguyên và THPT Hiệp Hòa 3- Hiệp Hòa- Bắc Giang. Đó là khoảng thời gian gần cuối năm học 2011-2012, học sinh lớp 11 đã xong chương “Mắt và các dụng cụ quang”- Vật lí lớp 11 ban cơ bản.
Điều tra giáo viên
Chúng tôi điều tra giáo viên dạy học môn Vật lí ở trường THPT Hoàng Quốc Việt và THPT Hiệp Hòa 3 thông qua phiếu điều tra, nghiên cứu giáo án, dự giờ của đồng nghiệp. Số phiếu điều tra là 13 phiếu, nội dung phiếu điều tra xin trình bày ở phần phụ lục số 1 của luận văn.
Điều tra học sinh
Chúng tôi trao đổi trực tiếp với một số học sinh và thông qua bài kiểm tra chất lượng. Cụ thể chúng tôi phát ra 120 phiếu và thu vào 120 phiếu điều tra của một số học sinh học lớp 11 của trường THPT Hoàng Quốc Việt và THPT Hiệp Hòa 3. Nội dung phiếu điều tra chúng tôi xin trình bày ở phần phụ lục số 2 của luận văn.
1.7.2. Kết quảđiều tra
* Tình hình dạy học của giáo viên
- Theo hướng dẫn phân phối chương trình của Sở giáo dục thì chương Mắt và các dụng cụ quang chỉ học trong 15 tiết trong đó có 5 tiết bài tập, nhưng việc hướng dẫn học sinh vận dụng nội dung này vào thực tiễn ít được các giáo viên chú trọng.
- Có 4/13 giáo viên dạy học theo phương pháp thuyết trình, thông báo nội dung thuần túy: ví dụ như giáo viên thông báo về hiện tượng khi dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ thì góc trông vật tăng lên mà không làm thí nghiệm cho học sinh quan sát.
- Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh thể hiện ở chỗ giáo viên chưa giao hoặc ít giao nhiệm vụ nhận thức cho học sinh, ví dụ như: không cho học sinh giải thích các ứng dụng trong thực tiễn của phần kiến thức này…
- Có 5/13 giáo viên không tiến hành thí nghiệm như trong sách giáo khoạ - Có 10/13 giáo viên không yêu cầu học sinh chế tạo dụng cụ thí nghiệm hoặc làm thí nghiệm ở nhà, vì phần lớn giáo viên cho rằng phần kiến thức này trừu tượng, chủ yếu dạy học sinh giải bài tập là chính.
- Có 9/13 giáo viên chưa nghe nhiều đến phương pháp dạy học dự án, và 13/13 giáo viên chưa bao giờ đưa dạy học dự án vào tổ chức dạy học kiến thức của chương trình.
* Tình hình học tập của học sinh
- Đa số học sinh chưa nắm được hết các kiến thức cơ bản như: cấu tạo quang học của mắt, các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục, sự tạo ảnh qua kính hiển vi và kính thiên văn ... Các khái niệm học sinh chỉ học thuộc do giáo viên thông báo nên mau quên và không chắc chắn.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và các ứng dụng kĩ thuật còn kém.
- 120/120 học sinh chưa bao giờ được tham gia vào học tập theo dự án, hay thiết kế, chế tạo các thiết bị Vật lí.
- 82/120 học sinh trả lời không thích học Vật lí vì kiến thức Vật lí vừa khó vừa nhiều, vừa phải học lý thuyết, vừa phải làm bài tập, các hiện tượng thực tế thì phức tạp, không tưởng tượng được vì ít có thí nghiệm quan sát. Nếu có các thí nghiệm thì các thí nghiệm thường nhỏ, ở cuối lớp không thể
nhìn rõ…
Từ cơ sở lí luận và những kết quả điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học nội dung kiến thức của chương thì việc tổ chức dạy học dự án là một trong những giải pháp hay và hiệu quả, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức để
giải quyết các vấn đề của thực tiễn .
Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày những luận điểm cơ bản về
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập, DHDA và thực trạng dạy học chương “Mắt và các dụng cụ
quang”- Vật lí lớp 11 cơ bản ở một số trường THPT.
Tính tích cực trong hoạt động học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, nội dung dạy học phải mới, phải dùng các phương pháp đa dạng, kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, sử
khác nhau, thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời,
đúng mức…Sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tưởng và quan niệm mới, hay một kết hợp mới giữa các ý tưởng và quan niệm đã có, sáng tạo là một hành động làm nên những cái mớị Trong dạy học, để phát huy tính sáng tạo cần: Tổ chức quá trình sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới,luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết;uyện tập đề xuất phương án kiểm tra dựđoán: giải các bài tập sáng tạọ
Dạy học dự án là một phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. Trong dạy học dự án, giáo viên hướng dẫn, huấn luyện, tư vấn và là bạn học, người học được tự xây dựng kiến thức của họ. Giáo viên tạo cơ hội để học sinh phát huy hết khả năng học tập của mình, tạo môi trường học tập tập trung người học vào giải quyết vấn đề và nhiệm vụ cụ thể, đồng thời khuyến khích sự hợp tác, thúc đẩy tinh thần đồng đội giữa các học sinh. Học sinh được đưa ra nhiều quyết định, được cộng tác làm việc, được trình bày trước tập thể.. Trong quá trình thực hiện dự án họ sử dụng công nghệ thông tin khi tìm kiếm tài liệu thực hiện dự án , khi trình bày sản phẩm của dự án, như vậy công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học tập. Vì vậy học sinh sẽ tích cực, thực hiện tốt dự án và ghi nhớđược kiến thức mới
Kết quả điều tra thực trạng dạy học chương “Mắt và các dụng cụ
quang” cho thấy, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, ít sử dụng thí nghiệm. Mặc dù chương này có nhiều TN dễ thực hiện nhưng GV không yêu cầu HS làm. Học sinh không thích học vật lí, học tập thụ động, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế và kĩ thuật còn kém. Giáo viên và HS còn xa lạ với dạy học dự án.
Chương 2
DẠY HỌC DỰ ÁN MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ LỚP 11 BAN CƠ BẢN THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
2.1. Dạy học dự án nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh học sinh
2.1.1. Đặc điểm bộ môn vật lí
Vật lý phổ thông chủ yếu là khoa học thực nghiệm. Việc trình bày các định luật vật lý nên xuất phát từ thực nghiệm được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm. Khi giảng dạy, cần làm các thí nghiệm khảo sát hoặc các thí nghiệm minh hoạ và tổ chức cho học sinh làm các bài tập thực hành, việc rèn luyện khả năng quan sát và các kỹ năng sử dụng các thiết bị dụng cụ rất cần thiết cho học sinh. Trong dạy học Vật lí ở THPT người ta đặc biệt chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán, nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
Vật lý học là khoa học gắn với thực tế sản xuất và đời sống, nên khi dạy cần yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống vào việc nghiên cứu kiến thức mới và cần nêu các ứng dụng của vật lý vào thực tế.
Vật lý học là một khoa học tương đối trừu tượng, một số nội dung kiến thức đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú ở học sinh. Vì thế trong dạy học vật lý cần tận dụng tối đa tác dụng của các thiết bị thí nghiệm, các mô hình trực quan. Sự thiếu thốn thiết bị dạy học ở các trường phổ thông khiến giáo viên và học sinh nhiều khi phải tự chế tạo thiết bị để dạy và học.
Vật lý học luôn có sự song hành của cả hệ thống lý thuyết và bài tập, các bài tập vật lý rất phong phú, khó, đòi hỏi học sinh phải vận dụng nhiều tư duy, nhiều kiến thức của các môn khoa học khác.
Vật lý học hiện đại phát triển bằng cả hai con đường thực nghiệm và lý thuyết. Việc dạy vật lý vừa phải coi trọng mặt thực nghiệm, vừa phải chú ý
đến mặt lý luận, để vừa bảo đảm truyền đạt chính xác các kiến thức vừa góp phần xây dựng cho học sinh tư duy khoa học, phương pháp suy luận logic, chặt chẽ, nhưng biện chứng, không máy móc. (Tô Văn Bình. Phân tích chương trình vật lí phổ thông. Giáo trình SĐH đại học SP ĐHTN năm 2007)
2.1.2. Dạy học dự án nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
2.1.2.1. Các dự án học tập thường được sử dụng trong dạy học vật lí
Với ưu thế và đặc điểm dạy học vật lí như nêu trên, các dự án học tập thường là dự án nhỏ, dự án trung bình “Ngày dự án”, dự án lớn “Tuần dự án. Các dự án này có thể do nhóm HS, do cá nhân thực hiện. Trong đó, dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếụ Các dự án này thường
được thực hiện để xây dựng kiến thức mới qua thí nghiệm, hoặc vận dụng kiến thức vào đời sống, kĩ thuật.
Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, các dự án học tập là:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. Ví dụ dự án tìm hiểu về các nhà máy điện sử dụng năng lượng sạch, dự án tìm hiểu các biện pháp tiết kiệm năng lượng, dự án tìm hiểu các giải thưởng Nôben vật lí, dự án tìm hiểu lịch sử phát triển của hàng không vũ trụ...
- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. Ví dụ dự án nghiên cứu các vấn đề về cảm ứng điện từ của vật lí 11 THPT
- Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. Ví dụ: dự án nghiên cứu chế tạo Rơle nhiệt – Vật lí 10, ”, dự án thiết kế mô hình kính hiển vi khi học về kính hiển vi của chương “Mắt và các dụng cụ quang” của môn Vật lí lớp 11 cơ bản, dự án “nghiên cứu thiết kế mô hình máy phát điện công suất nhỏ”; dự án “nghiên cứu thiết kế máy biến áp dùng trong gia đình”,... Đây là loại dự án học tập được sử dụng nhiều nhất trong dạy học vật lí THPT.
Mỗi loại dự án cần những khoảng thời gian nhất định và khi thực hiện DHDA ta phải phân chia theo từng giai đoạn cụ thể.
2.1.2.2. Các giai đoạn của dạy học dự án
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn của dạy học dự án, tuy nhiên khi xét đến mối quan hệ giữa các giai đoạn hoạt động của giáo viên và học sinh, người ta có thể chia DHDA theo ba giai đoạn là : chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, và khai thác dự án.
ạ Chuẩn bị dự án
Trước khi tiến hành dự án thì giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị
những điều kiện nhất định, đặc biệt là người giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ
lưỡng những điều kiện cho dạy học dự án có thể tiến hành.
Hoạt động của GV
* Thiết kế dự án: xác định các chuẩn kiến thức, kĩ năng, mục tiêu bài học. Giáo viên có ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng của dự án.
Trong bước này giáo viên cần phải:
- Nhìn thấy những vấn đề thực tiễn xung quanh liên quan tới nội dung bài học.
- Nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt như: Ô nhiễm môi trường, thiên tai, lụt lội, khủng hoảng năng lượng…
- Biết từ bỏ nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo phương pháp truyền thống.
Lựa chọn nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của dự án đề rạ
* Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Bộ câu hỏi định hướng giúp các dự án tập trung vào các kiến thức quan trọng. Bộ câu hỏi này gồm ba loại:
Câu hỏi khái quát
Là những câu hỏi mở khơi dậy sự thích thú, quan tâm và chỉ ra được sự
phong phú và phức tạp của một chủ đề. Câu hỏi khái quát thường mang tính liên môn, và không có câu trả lời duy nhất đúng. Câu hỏi khái quát thường mang những đặc điểm sau:
- Là yếu tố trọng tâm của chủđề.
- Lặp lại một cách tự nhiên thông qua người học.
- Câu hỏi khái quát dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác làm mở
rộng vấn đề, mở rộng tính phức tạp và phong phú của chủđề. Ví dụ:
Ánh sáng có vai trò gì trong cuộc sống của chúng tả Làm thế nào để sử dụng năng lượng tốt hơn?
Câu hỏi bài học
Là câu hỏi gắn với một nội dung bài học cụ thể, chúng được thiết kế để
chỉ ra và khai thác những câu hỏi khái quát của dự án. Câu hỏi bài học có các đặc điểm sau:
- Đưa ra các chỉ dẫn liên quan tới chủđề và môn học cụ thể đối với câu hỏi khái quát.
- Được dùng để mở ra và gợi ý cho những hướng nghiên cứu, bàn luận, do đó cũng như câu hỏi khái quát, nó không có câu trả lời đúng duy nhất.
- Khuyến khích khám phá, duy trì hứng thú, cho phép học sinh trả lời theo cách tiếp cận sáng tạo, độc đáọ
Ví dụ:
- Vận dụng kiến thức Quang hình học có thể chế tạo được những dụng cụ, thiết bị gì cho cuộc sống?
Câu hỏi nội dung
- Câu hỏi nội dung là những câu hỏi hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học, đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời dựa trên thực tế
bài học, có liên quan trực tiếp đến hệ thống các kiến thức học sinh thu được sau khi thực hiện xong dự án.
- Câu hỏi nội dung giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu” và “khi nào” cũng như hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu các nội dung chi tiết trong bàị
- Các câu hỏi nội dung hầu hết chú trọng vào nội dung hơn là giải thích sự kiện đó và có câu trả lời rõ ràng. Ví dụ: Nêu cấu tạo quang học của mắt? Sự điều tiết của mắt? Có những tật khúc xạ nào của mắt? Biểu hiện của nó là gì?Khắc phục? Sự tạo ảnh của một vật bởi kính lúp?