Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 68 - 86)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn thí nghiệm

Tuổi thọ của lá là một trong những chỉ tiêu để dự đoán năng suất sắn. Tuổi thọ lá càng cao thì khả năng tích lũy và tổng hợp vật chất hữu cơ càng lớn và có tiềm năng năng suất càng cao. Tuổi thọ lá chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, mật độ, điều kiện đất đai, khí hậu,… Trong đó, mật độ trồng có ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của lá.

Bảng 3.17: Tuổi thọ lá của các công thức mật độ trồng

(Đơn vị tính: ngày) Công thức Các tháng sau trồng 4 5 6 7 1 (Đối chứng) 106,7 71,8 55,5 39,9 2 112,2 73,1 57,3 41,2 3 105,9 70,3 53,6 37,2

Quan sát trên bảng 3.17 ta thấy, tuổi thọ lá ở các công thức mật độ khác nhau thì khác nhau. Tuổi thọ lá biến động giảm dần cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng và thấp nhất ở tháng thứ 7 sau trồng.

Ở công thức 2, tuổi thọ lá đạt cao nhất ở mức 112,2 ngày cao hơn công thức đối chứng 5,5 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng và đạt 41,2 ngày cao hơn 2,3 ngày so với công thức đối chứng ở tháng thứ 8 sau trồng.

Ở công thức 3, tuổi thọ lá đạt 105,9 ngày thấp hơn công thức đối chứng 0,8 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng và đạt 37,2 ngày thấp hơn công thức đối chứng 2,7 ngày ở tháng thứ 8 sau trồng.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng, khi sắn được trồng theo công thức 2 (12.500 cây/ha) thì tuổi thọ của lá đạt cao nhất, điều đó giúp ta có thể dự báo được tiềm năng năng suất của sắn sẽ đạt cao hơn 2 công thức mật độ còn lại.

3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm nông học của giống sắn thí nghiệm

Qua bảng số liệu 3.20 ta thấy mật độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu sinh trưởng của sắn như: Chiều cao cây, chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, tổng số lá/cây và đường kính gốc.

Chiều cao cây cuối cùng được tính bằng chiều cao thân chính cộng với chiều dài các cấp cành. Đặc tính này phản ánh khả năng chống đổ, khả năng trồng xen của các dòng, giống sắn. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây.

Bảng 3.18: Một số đặc điểm nông học của các mật độ trồng

CT Chỉ tiêu Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều cao thân chính (cm)

Chiều dài các câp cành Tổng số lá (lá/cây) Đường kính gốc (cm) Cành cấp 1 (cm) Cành cấp 2 (cm) Cành cấp 3 (cm) 1 (Đối chứng) 208,6 191,3 17,3 - - 136,5 2,33 2 215,5 195,7 19,8 - - 138,2 2,45 3 216,2 197,8 18,4 - - 134,8 2,12

Ở công thức 2, chiều cao cây cuối cùng đạt 215,5cm, cao hơn công thức đối chứng 6,9cm. Chiều cao thân chính đạt 195,7cm cao hơn công thức đối chứng 4,4cm. Chiều dài cành cấp 1 đạt 19,8cm dài hơn công thức đối chứng 2,5cm. Tổng số lá/cây đạt 138,2 lá cao hơn công thức đối chứng là 1,7 lá/cây. Đường kính gốc là 2,45cm cao hơn công thức đối chứng là 0,12cm.

Ở công thức 3, chiều cao cây cuối cùng đạt 216,2cm, cao hơn công thức đối chứng 7,6cm. Chiều cao thân chính đạt 197,8cm cao hơn công thức đối chứng 6,5cm. Chiều dài cành cấp 1 đạt 18,4cm dài hơn công thức đối chứng 1,1cm. Tổng số lá/cây đạt 134,8 lá thấp hơn công thức đối chứng là 1,7 lá/cây. Đường kính gốc là 2,12cm thấp hơn công thức đối chứng là 0,21cm.

Như vậy chúng ta thấy, trồng sắn theo công thức 2 (12.500 cây/ha) là hợp lý nhất, nó cho cây sắn sinh trưởng và phát triển tốt, tổng số lá/cây lớn, cây sẽ quang hợp tốt và tích lũy được nhiều vật chất hữu cơ. Đặc biệt, khi bón theo công thức 2, đường kính gốc rất phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các vật chất hữu cơ quang hợp được từ các cơ quan, bộ phận trên mặt đất xuống phía gốc để tăng sinh khối củ, là tiền đề để tạo năng suất cao. Còn khi tăng mật độ lên 14.000 cây/ha theo công thức 3 thì cây sắn phát triển không đồng đều nhau do mật độ quá cao dẫn đến việc cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng giữa các cây với nhau. Trên thực tế quan sát được ở khu vực thí nghiệm mật độ 14.000 cây/ha chúng tôi thấy, mặc dù chiều cao cây, chiều cao thân chính và chiều dài cành có cao hơn so với công thức đối chứng nhưng các cây phát triển không đồng đều, xuất hiện nhiều cây mọc vống lên chèn ép các cây khác ở phía dưới. Bên cạnh đó thì số lá/cây ít hơn và đường kính gốc nhỏ hơn so với công thức đối chứng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng năng suất của sắn.

3.3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất

Như chúng ta đã biết, năng suất sắn được cấu thành bởi các yếu tố là: Chiều dài củ, đường kính củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc,… Các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mật độ trồng sắn. Nếu mật độ trồng thích hợp, cây sắn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cao. Ngược lại nếu trồng với mật độ không thích hợp (quá thưa hoặc quá dày) thì cây sắn sẽ phát triển không đồng đều làm giảm năng suất và sản lượng trên diện tích trồng.

Bảng 3.19: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức CT Chiều dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ/gốc) Khối lƣợng củ/gốc (kg/gốc) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 (Đối chứng) 39,53 4,75 8,3 2,6 32,0 26,07 2 40,08 4,82 9,2 2,9 36,1 29,25 3 40,02 4,70 8,4 2,58 31,2 25,96 P 0,0 0,0 CV% 2,4 2,1 LSD05 1,82 1,31

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.19 ta thấy, các công thức mật độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất sắn.

Ở công thức 2, chiều dài củ đạt 40,08cm dài hơn công thức đối chứng là 0,55cm. Đường kính củ là 4,82cm cao hơn công thức đối chứng là 0,07cm. Số củ/gốc đạt 9,2 củ cao hơn công thức đối chứng là 0,9 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 2,9kg cao hơn công thức đối chứng là 0,3kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 36,1 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 4,1 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 29,25 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 3,18 tấn/ha.

Ở công thức 3, chiều dài củ đạt 40,02cm dài hơn công thức đối chứng là 0,49cm. Đường kính củ là 4,70cm thấp hơn công thức đối chứng là 0,05cm. Số củ/gốc đạt 8,4 củ cao hơn công thức đối chứng là 0,1 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 2,58kg thấp hơn công thức đối chứng là 0,02 kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 31,2 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,8 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 25,96 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,11 tấn/ha.

Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 1,82 tấn/ha duy nhất có công thức mật độ 2 có năng suất cao hơn công thức đối chứng 1 chắc

chắn ở mức 95%. Các công thức còn lại có năng suất tương đương với công thức đối chứng.

Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ trồng sắn

CT NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Tổng thu (Tr/ha) Tổng chi (Tr/ha) Lãi thuần (Tr/ha) 1 32,0 26,07 31,284 16,681 14,603 2 36,1 29,25 35,100 16,681 18,419 3 31,2 25,96 31,152 16,681 14,471

- Lượng phân bón : 60 kg N + 40 P205 + 80 K20 + 10 tấn phân chuồng/ha.

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.20 ta thấy, các công thức mật độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất sắn và cho hiệu quả kinh tế khác nhau (không tính tiền giống).

Ở công thức 2, Năng suất lý thuyết đạt 36,1 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 4,1 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 29,25 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 3,18 tấn/ha. Lãi thuần đạt 18,419 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng là 3,816 triệu đồng /ha.

Ở công thức 3, Năng suất lý thuyết đạt 31,2 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,8 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 25,96 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,11 tấn/ha. Lãi thuần đạt 14,471 triệu đồng/ha thấp hơn so vói đối chứng là 0,132 triệu đồng/ha.

Như vậy, trong 3 công thức mật độ thì công thức 2 (12.500 cây/ha) là hợp lý nhất đem lại năng suất cao hơn công thức đối chứng 3,18 tấn/ha trồng sắn. Vì thế, nên khuyến cáo người dân nơi đây trồng theo mật độ thích hợp là 12.500 cây/ha để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận:

Qua kết quả phân tích nghiên cứu so sánh 8 dòng, giống sắn, các thí nghiệm phân bón và mật độ trồng sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ta thấy:

- Về các dòng, giống sắn:

+ Tất cả các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều phân cành và có các đặc điểm nông sinh học (chiều cao cây, chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, tổng số lá/cây, đường kính gốc) tương đối khác biệt nhau. Trong đó, có 4 dòng, giống sắn là KM98-7. KM12-21, DT2 và RAYONG9 có đặc điểm nông sinh học tốt hơn các dòng, giống khác.

+ Về năng suất: Trong 8 dòng, giống tham gia thí nghiệm thì có 6 giống KM98-7, KM21-12, DT1, DT2, HOAMAN125 và RAYONG9 có các yếu tố cấu thành năng suất đều cao hơn giống đối chứng KM94 và các dòng, giống khác.

Như vậy qua kết quả nghiên cứu về 8 dòng, giống sắn, chúng tôi thấy có 4 dòng, giống sắn là RAYONG9, KM21-12, DT1 và KM98-7 là 4 dòng có triển vọng cho tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng sắn.

- Về phân bón cho sắn: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng sắn cho thấy: Bón phân ở mức 60kg N + 40kg P2O5 +100kg K2O + 10 tấn phân chuồng đem lại hiệu quả cao nhất. Ở mức phân bón này các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho năng suất cao và chất lượng sắn tốt. Đồng thời tiết kiệm được vốn đầu tư đầu vào nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng sắn.

- Về mật độ trồng sắn: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng sắn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng sắn cho thấy:

Trồng sắn ở mật độ 12.500 cây/ha thì cây sắn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất. Do vậy đây là công thức mật độ thích hợp nhất để trồng sắn ở vùng đất nghiên cứu.

2. Đề nghị:

4 dòng, giống sắn là RAYONG9, KM21-12, DT1, KM98-7 có khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cao hơn giống đối chứng KM94 vậy cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá các dòng, giống có triển vọng trên qui mô rộng để nhận xét được chính xác hơn sự ổn định về năng suất, chất lượng của các dòng, giống sắn trồng trong điều kiện huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung.

Cần nghiên cứu thêm về thời điểm thu hoạch của các dòng, giống sắn để đưa ra khuyến cáo cho người trồng sắn chọn thời điểm thích hợp nhất lúc sắn cho năng suất cao nhất để thu hoạch, tránh thu hoạch vào thời điểm sắn chưa đạt mức năng suất tối đa hoặc thời điểm sắn bắt đầu suy giảm về năng suất.

Do điều kiện về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài còn hạn chế nên đề tài chỉ dừng ở việc nghiên cứu 8 dòng, giống sắn mới chọn lọc, lai tạo và nhập nội là: KM94, KM98-7, KM12-21, DT1, DT2, HOAMAN911, HOAMAN125 và RAYONG9. Đề nghị được tiếp tục nghiên cứu thêm các dòng, giống sắn mới để chọn lựa ra các dòng, giống sắn có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và ổn định, phẩm chất tốt bổ sung vào bộ giống sắn ở địa phương và trong nước nhằm mở rộng sản xuất sắn theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Văn Biên (1999), Chín năm trưởng thành của Chương trình sắn Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo "Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt

Nam" Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Miền Nam, tr.9-12.

2. Bộ Công Thương; http://www.moit.gov.vn

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; http//www.agroviet.gov.vn

4. Đường Hồng Dật (2004), Cây sắn từ cây lương thực chuyển thành cây

công nghiệp, Nxb Lao động - xã hội.

5. Nguyễn Thế Hùng (2001), Tính bền vững của hệ thống canh tác sắn khi sử dụng phân bón vô cơ hợp lý trên đất dốc Thái Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo "Đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam " , nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội tr 140-147.

6. Nguyễn Viết Hưng: Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu ảnh hưởng của khí

hậu, đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng, giống sắn” Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

7. Nguyễn Viết Hưng (2005), Bài giảng cây sắn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998), Kết quả khảo nghiệm giống và nghiên cứu bón phân khoáng cho sắn ở Bình Long (Bình Phước) năm 1996, Kỷ yếu hội thảo" Chương trình sắn Việt Nam

hướng tới năm 2000", 1998, tr215-218.

9. Trần Công Khanh, Quy trình KT trồng sắn đạt năng suất cao, bền vững

cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên http://www.orientbiofuels.com.vn

10. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1997), Cây Sắn, Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P. Hồ Chí Minh.

11. Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Phạm Văn Biên, Diệp Phương Điền, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh và ctv (2001), “Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn phục vụ sản xuất nông nghiệp miền Nam” (1996-2000), Trong sách: VNCP-IAS- CIAT-VEDAN. Sắn Việt Nam: “Hiện trạng, định hướng và giải

pháp phát triển những năm đầu thế kỉ 21”.

12. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên (2004), Tinh bột sắn

và các sản phẩm từ tinh bột sắn, NXB Khoa Học Kĩ Thuật. Hà Nội.

13. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (ed), (1999), Sắn Việt Nam:Hiện

trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỉ 21, VNCP- IAS- CIAT-VEDAN, NXB Nông Nghiệp.

14. Hoàng Kim, Trần Công Khanh (2005) “Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5", Báo cáo tại Hội nghị nghiệm thu kết quả

nghiên cứu khoa học 2001-2005”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông

nghiệp miền Nam”.

15. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Giáo trình cây sắn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

16. Trần Ngọc Ngoạn (1995), Luận án PTS KHNN, Viện khoa học kĩ thuật Việt Nam.

17. Đinh Ngọc Lan (1999), Kết quả xây dựng mô hình canh tác sắn đạt lợi nhuận kinh tế cao và bảo vệ đất trên các vùng đất dốc của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo" Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000",

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

18. Đỗ Thị Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo (2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

20. Thái Phiên, Nguyễn Công Vinh (1998), Quản lý dinh dưỡng đất trồng sắn ở miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo" Chương trình sắn Việt Nam hướng

tới năm 2000" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

21. Công Doãn Sắt, Hoàng Văn Tám (2000), Quản lý dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất trồng sắn vùng Đông Nam Bộ. Kỷ yếu hội thảo " Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, tr.129- 141.

22. Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn (1990), "Các giống sắn có năng suất cao", Báo cáo Hội nghị khoa học của Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn.

Tài liệu tiếng Anh

23. Bandara, W.M.S.M. and M. Sikurajapathy (1990), Recent progress in

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 68 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)