3. Ý nghĩa của đề tài
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật là một vấn đề rộng, bao trùm nhiều nội dung, từ lựa chọn giống thích hợp, bón phân, mật độ trồng, thời vụ, chăm sóc,... Trong phạm vi của bản luận văn này, tôi xin tập trung giới hạn nghiên cứu 3 nội dung chính sau đây:
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của một số dòng, giống sắn nhằm xác định dòng, giống sắn thích hợp với địa phương.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất nhằm xác định liều lượng phân bón cho năng suất sắn cao nhất và mang lại hiệu quả kinh tế, thích hợp với địa phương.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất sắn từ đó xác định mật độ trồng sắn cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thí nghiệm so sánh một số dòng, giống sắn
* Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu thí nghiệm gồm 8 dòng, giống sắn mới :
KM98-7, KM21-12, KM94, DT1, DT2, HOAMAN 911, HOAMAN 125 và RAYONG 9; trong đó KM 94 là giống đang được trồn g phổ biến hiện nay được sử dụng làm đối chứng.
1. Công thức 1 - KM94 (Đ/C): Nguồn gốc CIAT , do Trung tâm Nghiên cứu Hưng Lộc (Đồng Nai ) thuộc Viện Khoa học Nông ngh iệp Miền Nam chọn lọc , được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giới thiệu và phát triển rộng rãi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta . Giống KM94 được sử dụng làm đối chứng thí nghiệm.
2. Công thức - KM98-7: Nguồn gốc hạt lai được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chọn lọc giới thiệu và phát triển ở miền núi phía Bắc nước ta.
3. Công thức 3 -KM21-12: Nguồn gốc CIAT, do Trung tâm Nghiên cứu cây có củ thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc , được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giới thiệu và phát triển ở miền núi phía Bắc nước ta.
4. Công thức 4 - DT1: Nguồn gốc Trung Quốc , được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có Củ (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm) giới thiệu.
5. Công thức 5 - DT2: Nguồn gốc Trung Quốc , được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có Củ (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm) giới thiệu.
6. Công thức 6 - Hoaman 911: Nguồn gốc Trung Quốc, được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có Củ (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm) giới thiệu.
7. Công thức 7 - Hoaman 125: Nguồn gốc Trung Quốc, được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có Củ (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm) giới thiệu.
8. Công thức 8 - Rayong 9: Nguồn gốc Thái Lan, do Trạm nghiên cứu Rayong (Thái Lan) chọn lọc, được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có Củ (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm) giới thiệu.
+ Thí nghiệm được thực hiệ n tại 2 hộ nông dân Lâm Văn Hiếu và Nguyễn Thị Tuyết, thôn Lũng Cào, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
+ Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại.
* Sơ đồ thí nghiệm so sánh giống sắn:
4 8 7 2 3 6 5 1
2 6 5 1 7 4 3 8
3 1 4 5 2 8 7 6
- Ngày trồng 8/3/2011. Mật độ : 10.000 cây/ha (cây cách cây =1m; hàng cách hàng = 1m). Diện tích ô thí nghiệm 5 x10m = 50 m2.
- Lượng phân bón: 60 kg N + 40 P205 + 80 K20 + 10 tấn PC/ha - Kỹ thuật bón phân:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% P205
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 55 ngày bón 1/2N + 1/2 K2O + Bón thúc lần 2 sau trồng 120 ngày bón 1/2N + 1/2 K2O
* Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm, bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, chiều cao toàn thân, tổng số lá trên cây. Khi thu hoạch chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình.
Phương pháp cụ thể như sau:
- Thời gian mọc (ngày): Từ ngày trồng đến khi có 50% số mầm mọc lên khỏi mặt đất. Tỉ lệ mọc (%) = Số cây mọc/tổng số hom trồng.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Trong mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây theo đường chéo, 10 ngày đo 1 lần.
- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng vào giai đoạn chín. Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây theo đường chéo.
- Tốc độ ra lá (lá/ngày): Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, đếm số lá mới ra sau 10 ngày, dùng phương pháp đánh dấu để biết số lá mới ra trong 10 ngày.
- Tuổi thọ lá: Theo dõi từ khi lá xuất hiện đến khi lá đổi màu.
* Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ tươi: đường kính củ, chiều dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc.
- Chiều dài củ, đường kính củ (cm): Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) và chọn mỗi loại 5 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ, sau đó lấy giá trị trung bình.
- Số củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây đếm tổng số củ sau đó chia cho tổng số cây, lấy giá trị trung bình.
- Khối lượng trung bình củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên, sau đó cân trọng lượng củ của 5 cây đó, chia tổng số cây lấy giá trị trung bình.
- Năng suất củ tươi: NSTC = Khối lượng củ/gốc x mật độ cây/ha.
2.3.2. Thí nghiệm phân bón cho sắn.
Thí nghiệm được thự c hiện tại 2 hộ nông dân Lâm Văn Hiếu và Nguyễn Thị Tuyết, thôn Lũng Cào, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Ngày trồng: 08/03/2011. Mật độ: 12.500 cây/ha (cây cách cây = 0,8 m; hàng cách hàng = 1,0 m);
- Giống sắn KM98 – 7. Thí nghiệm gồm 4 công thức phân bón khác nhau, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại.
Công thức thí nghiệm:
Công thƣ́c N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1 (đối chứng) 60 40 80 10 2 40 40 40 10 3 60 40 100 10 4 80 40 120 10
Sơ đồ thí nghiệm:
3 4 2 1
4 3 1 2
1 2 3 4
- Sử dụng phân bón hóa học đơn trong các côn g thức thí nghiệm , gồm Đạm U rê , Lân Supe và Ka li Clorua . Thí nghiệm được thực hiện trên giống sắn KM 98-7, là giống đang được giới thiệu trồng rộng rãi trong sản xuất .
* Kỹ thuật bón phân:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% P205
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 55 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O + Bón thúc lần 2 sau trồng 120 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O
Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của các công thức thí nghiệm, bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, chiều cao toàn thân, tổng số lá trên cây. Khi thu hoạch chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình (Phương pháp đo đếm, thu thập số liệu
tương tụ như thí nghiệm so sánh giống sắn).
* Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ tư- ơi: đường kính củ , chiều dài củ , số củ /gốc, khối lư ợng củ /gốc, năng suất củ tươi.
- Chiều dài củ, đường kính củ (cm): Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) và chọn mỗi loại 5 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ, sau đó lấy giá trị trung bình.
- Số củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây đếm tổng số củ sau đó chia cho tổng số cây, lấy giá trị trung bình.
Khối lượng trung bình củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên, sau đó cân trọng lượng củ của 5 cây đó, chia tổng số cây lấy giá trị trung bình.
- Năng suất củ tươi (NSCT): NSCT = KL củ/gốc x mật độ cây/ha. * Nghiên cứu một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: Tổng thu, tổng chi phí và lợi nhuận lãi thuần với giá cả tính tại thời điểm thực hiện thí nghiệm tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
2.3.3. Thí nghiệm mật độ trồng sắn
- Thí nghiệm được thực hiện tại 2 hộ nông dân Lâm Văn Hiếu và Nguyễn Thị Tuyết, thôn Lũng Cào, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Ngày trồng: 08/03/2011. Giống sắn KM98 - 7
- Thí nghiệm gồm 3 công thức , bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại . Trong đó công thức trồng với mật độ 10.000 cây/ha như nông dân hiện nay đang trồng làm đối chứng.
Công thức thí nghiệm:
Công thƣ́c thí nghiệm Khoảng cách Mật độ trồng (cây/ha)
1 (đối chứng) 1m x 1m 10.000
2 0,8m x 1m 12.500
3 0,7m x 1m 14.000
Sơ đồ thí nghiệm:
2 3 1
3 1 2
1 2 3
Kỹ thuật bón phân:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% P205
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 55 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O + Bón thúc lần 2 sau trồng 120 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O
Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của các công thức thí nghiệm, bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, chiều cao toàn thân, tổng số lá trên cây. Khi thu hoạch chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình. (Phương pháp đo đếm, thu thập số liệu
tương tụ như thí nghiệm so sánh giống sắn).
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ tư- ơi: đường kính củ , chiều dài củ , số củ /gốc, khối lư ợng củ /gốc, năng suất củ tươi.
- Chiều dài củ, đường kính củ (cm): Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) và chọn mỗi loại 5 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ, sau đó lấy giá trị trung bình.
- Số củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây đếm tổng số củ sau đó chia cho tổng số cây, lấy giá trị trung bình.
- Khối lượng trung bình củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên, sau đó cân trọng lượng củ của 5 cây đó, chia tổng số cây lấy giá trị trung bình.
- Năng suất củ tươi (NSCT): NSCT = KL củ/gốc x mật độ cây/ha. - Nghiên cứu một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế : Tổng thu, tổng chi phí và lợi nhuận lãi thuần với giá cả tính tại thời điểm thực hiện thí nghiệm tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh một số dòng sắn
3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn
Đối với cây sắn thời kỳ mọc mầm là quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ, có sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản, để hình thành mầm sắn và rễ mầm sắn. Quá trình hình thành phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.
Thông thường sau khi đặt hom từ 5 - 17 ngày sắn bắt đầu mọc mầm. Còn số ngày dài hay ngắn khác nhau thì phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ nảy mầm càng nhanh và tỷ lệ nảy mầm càng cao. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì sắn sẽ không nảy mầm được và tỷ lệ nảy mầm thấp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sắn nảy mầm là 28.5 - 300
C.
Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ thấp, thiếu ẩm), ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo, chất lượng mầm kém từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây sắn sau này. Tùy thuộc vào yếu tố khí hậu và yếu tố nội tại mà thời gian mọc mầm sớm hay muộn.
Chất lượng hom giống và biện pháp xử lý hom giống cũng là những yếu tố quyết định đến quá trình nảy mầm của sắn. Để có một cây sắn to và khỏe thì ta phải có hom giống tốt, hom giống tốt là hom thường có đường kính hom lớn, hom ở giữa thân, có nhiều mắt và thường có thời gian bảo quản ngắn. Khi chặt hom thì phải lưu ý không để dập hai đầu hom và tránh chảy nhựa, vì từ hai đầu hom sẽ hình thành callus, từ callus sẽ hình thành rễ.
Vì vậy để có năng suất cao, chất lượng tốt ta phải chọn giống tốt và có hom tốt, bố trí thời vụ trồng thích hợp để cây sắn nảy mầm nhanh, đều, khoẻ về sau có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảng 3.1: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian từ trồng đến mọc của 8 dòng, giống sắn STT Dòng, giống sắn Tỷ lệ nảy mầm (%) Thời gian bắt đầu nảy mầm (ngày) Thời gian kết thúc nảy mầm (ngày) 1 KM94 (Đối chứng) 95 14 19 2 KM98-7 97 13 18 3 KM21-12 95 14 20 4 DT1 93 12 19 5 DT2 97 13 18 6 HOAMAN911 96 11 16 7 HOAMAN125 97 15 18 8 RAYONG9 98 14 17
Qua số liệu bảng 3.1 ta thấy:
Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ nảy mầm cao (trên 90%) và tương đối đồng đều.
Dòng RAYONG9 có tỷ lệ nảy mầm cao đạt 98% cao hơn giống đối chứng KM94 là 3%, tiếp đến là giống KM98-7, DT2 và HOAMAN125 đạt 97% cao hơn giống đối chứng KM94 là 2%.
Giống KM21-12có tỷ lệ nảy mầm bằng với giống đối chứng KM94 là 95%. Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ nảy mầm tương đương với giống đối chứng KM94 và dao động từ 93% đến 96%. Trong đó dòng DT1 có tỷ lệ nảy mầm đạt thấp nhất là 94% thấp hơn so với giống đối chứng KM94 là 2%.
Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của các dòng, giống sắn dao động từ 11 - 15 ngày. Trong đó dòng HOAMAN911 có thời gian mọc mầm sớm nhất (11 ngày sau trồng), sớm hơn đối chứng KM94 là 3 ngày. Tiếp đến là các dòng DT1, DT2, KM98-7 có thời gian bắt đầu mọc mầm sớm hơn giống đối chứng KM94 từ 1-2 ngày. Các dòng RAYONG9 và
KM21-12 có thời gian bắt đầu mọc mầm bằng với giống đối chứng KM94. Duy nhất có dòng HOAMAN125 thì thời gian bắt đầu mọc mầm muộn hơn giống đối chứng KM94 là 1 ngày.
Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 16-20 ngày sau trồng. Trong đó, sớm nhất là dòng HOAMAN911 kết thúc mọc mầm sau 16 ngày sớm hơn giống đối chứng KM94 là 3 ngày. Tiếp theo là dòng RAYONG9 có thời gian kết thúc mọc mầm sau 17 ngày sớm hơn giống đối chứng KM94 là 2 ngày. Tiếp đến là các dòng KM98-7, DT2 và HOAMAN125 đều có thời gian kết thúc mọc mầm sớm hơn giống đối chứng KM94 là 1 ngày. Giống DT1 có thời gian kết thúc mọc mầm bằng với giống đối chứng KM94 là 19 ngày. Còn giống KM21-12 có thời gian kết thúc mọc mầm muộn hơn giống đối chứng KM94 là 1 ngày.
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây trồng. Do vậy theo dõi tốc độ tăng trưởng của các dòng, giống sắn chủ yếu thông qua hai chỉ tiêu là chiều cao cây và tốc độ ra lá.
Sự khác nhau giữa sắn và cây trồng khác ở các đặc điểm sau:
- Bộ phận thu hoạch chính nằm ở dưới đất là củ được hình thành từ phần gỗ, đặc biệt là các rễ mọc tự nhiên được phát triển thành củ.