Nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 86)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

1 2 3

Kỹ thuật bón phân:

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% P205

+ Bón thúc lần 1 sau trồng 55 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O + Bón thúc lần 2 sau trồng 120 ngày bón 1/2 N + 1/2 K2O

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của các công thức thí nghiệm, bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, chiều cao toàn thân, tổng số lá trên cây. Khi thu hoạch chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình. (Phương pháp đo đếm, thu thập số liệu

tương tụ như thí nghiệm so sánh giống sắn).

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ tư- ơi: đường kính củ , chiều dài củ , số củ /gốc, khối lư ợng củ /gốc, năng suất củ tươi.

- Chiều dài củ, đường kính củ (cm): Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm phân thành 3 nhóm (dài, trung bình, ngắn) và chọn mỗi loại 5 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Số củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 cây đếm tổng số củ sau đó chia cho tổng số cây, lấy giá trị trung bình.

- Khối lượng trung bình củ trên gốc: Mỗi lần thu hoạch một ô thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên, sau đó cân trọng lượng củ của 5 cây đó, chia tổng số cây lấy giá trị trung bình.

- Năng suất củ tươi (NSCT): NSCT = KL củ/gốc x mật độ cây/ha. - Nghiên cứu một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế : Tổng thu, tổng chi phí và lợi nhuận lãi thuần với giá cả tính tại thời điểm thực hiện thí nghiệm tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh một số dòng sắn

3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn

Đối với cây sắn thời kỳ mọc mầm là quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ, có sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản, để hình thành mầm sắn và rễ mầm sắn. Quá trình hình thành phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.

Thông thường sau khi đặt hom từ 5 - 17 ngày sắn bắt đầu mọc mầm. Còn số ngày dài hay ngắn khác nhau thì phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ nảy mầm càng nhanh và tỷ lệ nảy mầm càng cao. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì sắn sẽ không nảy mầm được và tỷ lệ nảy mầm thấp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sắn nảy mầm là 28.5 - 300

C.

Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ thấp, thiếu ẩm), ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo, chất lượng mầm kém từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây sắn sau này. Tùy thuộc vào yếu tố khí hậu và yếu tố nội tại mà thời gian mọc mầm sớm hay muộn.

Chất lượng hom giống và biện pháp xử lý hom giống cũng là những yếu tố quyết định đến quá trình nảy mầm của sắn. Để có một cây sắn to và khỏe thì ta phải có hom giống tốt, hom giống tốt là hom thường có đường kính hom lớn, hom ở giữa thân, có nhiều mắt và thường có thời gian bảo quản ngắn. Khi chặt hom thì phải lưu ý không để dập hai đầu hom và tránh chảy nhựa, vì từ hai đầu hom sẽ hình thành callus, từ callus sẽ hình thành rễ.

Vì vậy để có năng suất cao, chất lượng tốt ta phải chọn giống tốt và có hom tốt, bố trí thời vụ trồng thích hợp để cây sắn nảy mầm nhanh, đều, khoẻ về sau có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

Bảng 3.1: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian từ trồng đến mọc của 8 dòng, giống sắn STT Dòng, giống sắn Tỷ lệ nảy mầm (%) Thời gian bắt đầu nảy mầm (ngày) Thời gian kết thúc nảy mầm (ngày) 1 KM94 (Đối chứng) 95 14 19 2 KM98-7 97 13 18 3 KM21-12 95 14 20 4 DT1 93 12 19 5 DT2 97 13 18 6 HOAMAN911 96 11 16 7 HOAMAN125 97 15 18 8 RAYONG9 98 14 17

Qua số liệu bảng 3.1 ta thấy:

Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ nảy mầm cao (trên 90%) và tương đối đồng đều.

Dòng RAYONG9 có tỷ lệ nảy mầm cao đạt 98% cao hơn giống đối chứng KM94 là 3%, tiếp đến là giống KM98-7, DT2 và HOAMAN125 đạt 97% cao hơn giống đối chứng KM94 là 2%.

Giống KM21-12có tỷ lệ nảy mầm bằng với giống đối chứng KM94 là 95%. Các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ nảy mầm tương đương với giống đối chứng KM94 và dao động từ 93% đến 96%. Trong đó dòng DT1 có tỷ lệ nảy mầm đạt thấp nhất là 94% thấp hơn so với giống đối chứng KM94 là 2%.

Thời gian từ trồng đến bắt đầu mọc mầm của các dòng, giống sắn dao động từ 11 - 15 ngày. Trong đó dòng HOAMAN911 có thời gian mọc mầm sớm nhất (11 ngày sau trồng), sớm hơn đối chứng KM94 là 3 ngày. Tiếp đến là các dòng DT1, DT2, KM98-7 có thời gian bắt đầu mọc mầm sớm hơn giống đối chứng KM94 từ 1-2 ngày. Các dòng RAYONG9 và

KM21-12 có thời gian bắt đầu mọc mầm bằng với giống đối chứng KM94. Duy nhất có dòng HOAMAN125 thì thời gian bắt đầu mọc mầm muộn hơn giống đối chứng KM94 là 1 ngày.

Thời gian từ trồng đến kết thúc mọc mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 16-20 ngày sau trồng. Trong đó, sớm nhất là dòng HOAMAN911 kết thúc mọc mầm sau 16 ngày sớm hơn giống đối chứng KM94 là 3 ngày. Tiếp theo là dòng RAYONG9 có thời gian kết thúc mọc mầm sau 17 ngày sớm hơn giống đối chứng KM94 là 2 ngày. Tiếp đến là các dòng KM98-7, DT2 và HOAMAN125 đều có thời gian kết thúc mọc mầm sớm hơn giống đối chứng KM94 là 1 ngày. Giống DT1 có thời gian kết thúc mọc mầm bằng với giống đối chứng KM94 là 19 ngày. Còn giống KM21-12 có thời gian kết thúc mọc mầm muộn hơn giống đối chứng KM94 là 1 ngày.

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây trồng. Do vậy theo dõi tốc độ tăng trưởng của các dòng, giống sắn chủ yếu thông qua hai chỉ tiêu là chiều cao cây và tốc độ ra lá.

Sự khác nhau giữa sắn và cây trồng khác ở các đặc điểm sau:

- Bộ phận thu hoạch chính nằm ở dưới đất là củ được hình thành từ phần gỗ, đặc biệt là các rễ mọc tự nhiên được phát triển thành củ.

- Cây sắn phát triển thân lá và tích luỹ tinh bột vào củ cùng thời kỳ.

Như vậy, sản phẩm quang hợp được phân phối cho sự phát triển thân lá và củ. Sự phát triển thân lá là biểu hiện của quá trình đồng hoá, các yếu tố của điều kiện sống là biểu thị khả năng thích ứng cụ thể của các dòng, giống. Dựa vào đặc điểm này cần có tác động thích hợp các biện pháp kỹ thuật vào cây sắn nhằm đạt được năng suất cao theo ý muốn. Việc theo dõi đánh giá tốc độ sinh trưởng của thân, lá của các dòng, giống là chỉ tiêu quan trọng giúp chúng ta đánh giá tiềm năng năng suất của các dòng, giống sắn. Đây là một chỉ tiêu quan

trọng trong công tác chọn tạo giống.

Sắn thuộc loại cây 2 lá mầm, dạng thân gỗ, sự sinh trưởng của cây sắn phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh tượng tầng. Chiều cao cây sắn quyết định bởi mô phân sinh đỉnh và nó chịu ảnh hưởng khá nhiều của các yếu tố: Giống, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng) và kỹ thuật canh tác. Chiều cao cây ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của sắn.

Nếu chăm sóc tốt cây sinh trưởng nhanh và trồng với mật độ quá dày cây thiếu ánh sáng để quang hợp cây sắn sẽ rất cao và nhỏ. Trong cùng một điều kiện sống, chăm sóc, phân bón, mật độ như nhau thì chiều cao cây sắn được quyết định bởi giống.

Theo dõi sinh trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm kết quả số liệu thu được ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của 8 dòng, giống sắn thí nghiệm

(Đơn vị tính: cm/ngày) ST T Dòng, giống sắn Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 KM94 (đối chứng) 1,55 1,25 0,65 0,54 0,18 2 KM98-7 1,61 1,50 0,82 0,55 0,16 3 KM21-12 1,46 1,24 0,77 0,58 0,23 4 DT1 1,53 1,79 1,51 0,70 0,17 5 DT2 1,33 1,57 0,93 0,48 0,18 6 HOAMAN911 1,67 1,59 1,14 0,56 0,23 7 HOAMAN125 1,31 1,63 0,92 0,39 0,17 8 RAYONG9 1,38 1,41 0,93 0,49 0,24

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy:

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và mức độ chênh lệch của các dòng, giống sắn có sự khác nhau giữa các tháng sau trồng.

Một số dòng, giống sắn (KM98-7, KM94, KM21-12, HOAMAN911) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt giá trị lớn nhất ở tháng thứ tư, sau đó giảm dần từ tháng thứ 4 đến thu hoạch. Các dòng, giống còn lại (DT1, DT2, HOAMAN125 và RAYONG9) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng dần và đạt giá trị cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng sau đó lại giảm dần ở các tháng còn lại.

Ở tháng 4 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của dòng HOAMAN911 đạt giá trị cao nhất 1,67 cm/ngày cao hơn so với giống đối chứng KM94 là 0,12 cm/ngày. Giống HOAMAN125 có tốc độ tăng trưởng đạt thấp nhất 1,31cm/ngày thấp hơn so với giống đối chứng KM94 là 0,24 cm/ngày. Giống KM98-7 đạt 1,61 cm/ngày cao hơn 0,06 cm/ngày so với giống đối chứng KM94. Các dòng giống còn lại đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng KM94 và dao động từ 1,53 cm/ngày (dòng DT1) đến 1,31 cm/ngày (giống HOAMAN125).

Ở tháng 5 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số dòng, giống sắn giảm dòng KM98-7 (1,50 cm/ngày), giống HOAMAN911 (1,59 cm/ngày, giống đối chứng KM94 (1,25 cm/ngày), giống KM21-12 (1,24 cm/ngày). Các dòng, giống sắn còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cực đại ở tháng thứ 5 cao hơn tháng thứ 4 sau trồng là dòng DT1 (1,79 cm/ngày), DT2 (1,57cm/ngày), HOAMAN125 (1,63 cm/ngày), RAYONG9 (1,41 cm/ngày). Giống đối chứng KM94 (1,25 cm/ngày) có tốc độ tăng chiều cao cây cao hơn giống KM21-12 là 0,01 cm/ngày. Các dòng, giống sắn còn lại có tốc độ tăng chiều cao cây cao hơn giống đối chứng KM94.

Ở tháng thứ 6 sau trồng tất cả các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đều giảm và dao động từ 0,65 cm/ngày đến 1,51 cm/ngày. Dòng DT1 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 1,51 cm/ngày cao hơn so với giống đối chứng KM94 là 0,86 cm/ngày. Các dòng, giống còn lại đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao hơn giống đối chứng KM94.

Tổng quát lại là ở các tháng 4, 5, 6 sau trồng, vì nhiệt độ, ẩm độ cao nên 8 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao đều tăng nhanh.

Ở tháng 7 và tháng 8 sau trồng tất cả các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần và hầu như không thay đổi ở những tháng của giai đoạn cuối, có thể nói đây là thời kỳ thời tiết khí hậu (ẩm độ, nhiệt độ) đã xuống thấp, không thích hợp cho cây sắn sinh trưởng thân lá và cũng là giai đoạn cây sắn hoàn tất lượng vật chất hữu cơ để tổng hợp về cơ quan kinh tế là củ sắn đồng thời chuẩn bị cho thời kỳ thu hoạch, lượng dinh dưỡng trong thân lá giảm.

3.1.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây là quá trình ra lá mới. Hai quá trình này diễn ra đồng thời và tỷ lệ thuận với nhau. Lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tích luỹ và vận chuyển các chất đồng hoá được đi nuôi các bộ phận khác của cây. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp và quá trình tích luỹ vật chất khô của cây, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất củ. Tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ nhanh chóng đạt được chỉ số diện tích lá cao, quang hợp diễn ra mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng suất củ. Nếu tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tích lá trên cây thấp. Khả năng quang hợp của cây sắn kém, cây sinh trưởng còi cọc dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém. Tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng, đặc tính của giống, sự thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác.

Quá trình ra lá của cây sắn diễn ra đồng thời với quá trình tích luỹ vật chất khô vào củ, vì vậy nếu tốc độ ra lá quá cao dinh dưỡng tập trung cho quá trình hình thành thân lá nhiều sẽ giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ làm cho củ bé và nhiều xơ.

Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của 8 dòng, giống sắn thí nghiệm

(Đơn vị tính: lá/ngày) STT Dòng, giống sắn Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 KM94 (Đối chứng) 0,58 0,75 0,67 0,44 0,20 2 KM98-7 0,66 0,76 0,65 0,42 0,18 3 KM21-12 0,53 0,87 0,86 0,50 0,23 4 DT1 0,64 0,79 0,69 0,54 0,21 5 DT2 0,60 0,84 0,66 0,47 0,24 6 HOAMAN911 0,61 0,77 0,64 0,53 0,19 7 HOAMAN125 0,55 0,73 0,60 0,49 0,18 8 RAYONG9 0,64 0,86 0,78 0,69 0,25

Như vậy tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn đều tăng dần từ tháng 4 đến tháng 5 sau trồng và đạt giá trị cực đại ở tháng 5 sau trồng, sau đó giảm dần và hầu như không thay đổi ở các tháng cuối.

Ở tháng 4 sau trồng tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn dao động từ 0,53 lá/ngày đến 0,66 lá/ngày. Trong đó giống KM98-7có tốc độ ra lá cao nhất đạt 0,66 lá/ngày cao hơn giống đối chứng KM94 là 0,08 lá/ngày, giống KM21-12 có tốc độ ra lá thấp nhất đạt 0,53 lá/ngày thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,05 lá/ngày. Dòng HOAMAN125 (0,55lá/ngày) thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,03 lá/ngày. Các dòng, giống còn lại đều có tốc độ ra lá cao hơn giống đối chứng KM94 từ 0,02 lá/ngày đến 0,08 lá/ngày.

Ở tháng 5 sau trồng tốc độ ra lá của các dòng, giống đạt cực đại là giống KM21-12 đạt 0,87 lá/ngày cao hơn giống đối chứng KM94 là 0,12 lá/ngày. Dòng HOAMAN125 (0,73 lá/ngày) có tốc độ ra lá đạt thấp nhất so với các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm, thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,02 lá/ngày. Các dòng, giống còn lại đều có tốc độ ra lá cao hơn giống đối chứng KM94.

Ở tháng 6 sau trồng giống KM21-12 có tốc độ ra lá cao nhất đạt 0,86 lá/ngày cao hơn 0,19 lá/ngày, dòng RAYONG9 (0,78 lá/ngày) cao hơn 0,11 lá/ngày, dòng DT1 đạt 0,69 lá/ngày cao hơn 0,02 lá/ngày so với giống đối chứng KM94. Các dòng, giống còn lại có tốc độ ra lá thấp hơn giống đối chứng KM94.

Ở tháng thứ 7 sau trồng, tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn đều giảm. Dòng RAYONG9 có tốc độ ra lá cao nhất đạt 0,69 lá/ngày. Giống KM98-7 có tốc độ lá thấp nhất đạt 0,42 lá/ngày thấp hơn đối chứng KM94 là 0,02 lá/ngày. Các dòng, giống còn lại đều có tốc độ ra lá cao hơn giống đối chứng KM94.

Ở tháng 8 tốc độ ra lá đã giảm xuống chỉ còn 0,18 lá/ngày đến 0,25 lá/ngày và cây lúc này bắt đầu ngừng sinh trưởng nên tốc độ ra lá của các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)