3. Ý nghĩa của đề tài
3.3. Kết quả thí nghiệm mật độ
Như chúng ta đã biết, mật độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây sắn nói riêng. Nếu chúng ta trồng sắn với một mật độ thích hợp thì cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Ngược lại, nếu mật độ không hợp lý (quá thưa hoặc quá dày) nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, có thể làm lãng phí diện tích đất nếu trồng quá thưa hoặc làm giảm năng suất nếu trồng với mật độ quá dày.
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm Bảng 3.14: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian từ trồng đến mọc của các công
thức mật độ trồng sắn Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Thời gian bắt đầu nảy mầm (ngày) Thời gian kết thúc nảy mầm (ngày) 1 (Đối chứng) 97 13 18 2 98 12 17 3 96 15 20
Quan sát bảng số liệu trên ta thấy, mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nảy mầm, thời gian bắt đầu nảy mầm và kết thúc nảy mầm của giống sắn thí nghiệm. Ở công thức 2, tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất (98%) cao hơn 1% so với công thức đối chứng. Thời gian bắt đầu nảy mầm là sớm nhất (12 ngày) sớm hơn so với công thức đối chứng là 1 ngày và thời gian kết thúc nảy mầm là 17 ngày, sớm hơn so với công thức đối chứng là 1 ngày.
Ở công thức 3, tỷ lệ nảy mầm đạt 96%, thấp hơn công thức đối chứng là 1%. Thời gian bắt đầu nảy mầm là 15 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng là 2 ngày và thời gian kết thúc nảy mầm là 20 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng 2 ngày. Như vậy chúng ta có thể thấy, công
thức mật độ thứ 2 (12.500 cây/ha) là thích hợp nhất cho sự nảy mầm của cây sắn.
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Mật độ trồng sắn cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây sắn. Do vậy, cần xác định mật độ thích hợp để cây sắn có thể hấp thụ được tối đa ánh sáng mặt trời giúp quang hợp tốt và thúc đấy sự tăng trưởng về chiều cao.
Bảng 3.15: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức mật độ
(Đơn vị tính: cm/ ngày) CT Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 (Đối chứng) 1,61 1,50 0,82 0,55 0,16 2 1,78 1,62 0,95 0,61 0,24 3 1,71 1,52 0,84 0,57 0,19
Qua bảng 3.15 chúng ta thấy, ở công thức mật độ 2, cây sắn có khả năng tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Sự tăng trưởng về chiều cao của sắn tăng dần từ lúc trồng và đạt cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng, sau đó lại giảm dần từ tháng thứ 4 sau trồng đến tháng thứ 8 sau trồng và đạt thấp nhất ở tháng thứ 8 sau trồng.
Ở công thức thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất, đạt 1,78cm/ngày vào tháng thứ 4 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là 0,17cm/ngày rồi giảm dần đạt 0,24cm/ngày ở tháng thứ 8 sau trồng cao hơn công thức đối chứng là 0,08cm/ngày.
Ở công thức 3, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 1,71cm/ngày ở tháng thứ 4 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là 0,1cm/ngày rồi giảm dần và đạt 0,19cm/ngày ở tháng thứ 8 sau trồng cao hơn công thức đối chứng là 0,03 cm/ngày.
Như vậy, khi ta trồng theo mật độ 12.500 cây/ha thì tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt mạnh nhất. Qua quan sát thực tế trên khu thí nghiệm thấy, khi trồng ở mật độ 14.000 cây/ha thì cây sắn có sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng dẫn đến sự sinh trưởng không đồng đều giữa các cây (có cây thì sinh trưởng rất mạnh cao vọt lên, ngược lại có những cây còi cọc và thấp dưới tán của cây khác).
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn Bảng 3.16: Tốc độ ra lá của các công thức mật độ trồng
(Đơn vị tính: lá/ngày) CT Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 (Đối chứng) 0,66 0,77 0,65 0,42 0,18 2 0,79 0,88 0,72 0,56 0,26 3 0,71 0,80 0,69 0,47 0,21
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ ra lá của sắn. Tốc độ ra lá của giống sắn thí nghiệm tăng dần từ khi mọc mầm và đạt cao nhất ở tháng thứ 5 sau trồng, sau đó giảm dần, thấp nhất ở tháng thứ 8 sau trồng.
Ở công thức 2, tốc độ ra lá mạnh nhất, đạt 0,88 lá/ngày cao hơn công thức đối chứng là 0,12 lá/ngày ở tháng thứ 5 sau trồng và đạt 0,26 lá/ngày cao hơn công thức đối chứng là 0,08 lá/ngày ở tháng thứ 8 sau trồng.
Ở công thức 3, tốc độ ra lá đạt 0,80 lá/ngày cao hơn công thức đối chứng 0,11 lá/ngày ở tháng thứ 5 sau trồng và đạt 0,21 lá/ngày cao hơn công thức đối chứng là 0,03 lá/ngày ở tháng thứ 8 sau trồng.
Như vậy chúng ta thấy, khi trồng sắn theo công thức mật độ 2 (12.500 cây/ha) thì tốc độ ra lá của sắn đạt cao nhất.
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn thí nghiệm
Tuổi thọ của lá là một trong những chỉ tiêu để dự đoán năng suất sắn. Tuổi thọ lá càng cao thì khả năng tích lũy và tổng hợp vật chất hữu cơ càng lớn và có tiềm năng năng suất càng cao. Tuổi thọ lá chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, mật độ, điều kiện đất đai, khí hậu,… Trong đó, mật độ trồng có ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của lá.
Bảng 3.17: Tuổi thọ lá của các công thức mật độ trồng
(Đơn vị tính: ngày) Công thức Các tháng sau trồng 4 5 6 7 1 (Đối chứng) 106,7 71,8 55,5 39,9 2 112,2 73,1 57,3 41,2 3 105,9 70,3 53,6 37,2
Quan sát trên bảng 3.17 ta thấy, tuổi thọ lá ở các công thức mật độ khác nhau thì khác nhau. Tuổi thọ lá biến động giảm dần cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng và thấp nhất ở tháng thứ 7 sau trồng.
Ở công thức 2, tuổi thọ lá đạt cao nhất ở mức 112,2 ngày cao hơn công thức đối chứng 5,5 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng và đạt 41,2 ngày cao hơn 2,3 ngày so với công thức đối chứng ở tháng thứ 8 sau trồng.
Ở công thức 3, tuổi thọ lá đạt 105,9 ngày thấp hơn công thức đối chứng 0,8 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng và đạt 37,2 ngày thấp hơn công thức đối chứng 2,7 ngày ở tháng thứ 8 sau trồng.
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng, khi sắn được trồng theo công thức 2 (12.500 cây/ha) thì tuổi thọ của lá đạt cao nhất, điều đó giúp ta có thể dự báo được tiềm năng năng suất của sắn sẽ đạt cao hơn 2 công thức mật độ còn lại.
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm nông học của giống sắn thí nghiệm
Qua bảng số liệu 3.20 ta thấy mật độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu sinh trưởng của sắn như: Chiều cao cây, chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, tổng số lá/cây và đường kính gốc.
Chiều cao cây cuối cùng được tính bằng chiều cao thân chính cộng với chiều dài các cấp cành. Đặc tính này phản ánh khả năng chống đổ, khả năng trồng xen của các dòng, giống sắn. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây.
Bảng 3.18: Một số đặc điểm nông học của các mật độ trồng
CT Chỉ tiêu Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều cao thân chính (cm)
Chiều dài các câp cành Tổng số lá (lá/cây) Đường kính gốc (cm) Cành cấp 1 (cm) Cành cấp 2 (cm) Cành cấp 3 (cm) 1 (Đối chứng) 208,6 191,3 17,3 - - 136,5 2,33 2 215,5 195,7 19,8 - - 138,2 2,45 3 216,2 197,8 18,4 - - 134,8 2,12
Ở công thức 2, chiều cao cây cuối cùng đạt 215,5cm, cao hơn công thức đối chứng 6,9cm. Chiều cao thân chính đạt 195,7cm cao hơn công thức đối chứng 4,4cm. Chiều dài cành cấp 1 đạt 19,8cm dài hơn công thức đối chứng 2,5cm. Tổng số lá/cây đạt 138,2 lá cao hơn công thức đối chứng là 1,7 lá/cây. Đường kính gốc là 2,45cm cao hơn công thức đối chứng là 0,12cm.
Ở công thức 3, chiều cao cây cuối cùng đạt 216,2cm, cao hơn công thức đối chứng 7,6cm. Chiều cao thân chính đạt 197,8cm cao hơn công thức đối chứng 6,5cm. Chiều dài cành cấp 1 đạt 18,4cm dài hơn công thức đối chứng 1,1cm. Tổng số lá/cây đạt 134,8 lá thấp hơn công thức đối chứng là 1,7 lá/cây. Đường kính gốc là 2,12cm thấp hơn công thức đối chứng là 0,21cm.
Như vậy chúng ta thấy, trồng sắn theo công thức 2 (12.500 cây/ha) là hợp lý nhất, nó cho cây sắn sinh trưởng và phát triển tốt, tổng số lá/cây lớn, cây sẽ quang hợp tốt và tích lũy được nhiều vật chất hữu cơ. Đặc biệt, khi bón theo công thức 2, đường kính gốc rất phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các vật chất hữu cơ quang hợp được từ các cơ quan, bộ phận trên mặt đất xuống phía gốc để tăng sinh khối củ, là tiền đề để tạo năng suất cao. Còn khi tăng mật độ lên 14.000 cây/ha theo công thức 3 thì cây sắn phát triển không đồng đều nhau do mật độ quá cao dẫn đến việc cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng giữa các cây với nhau. Trên thực tế quan sát được ở khu vực thí nghiệm mật độ 14.000 cây/ha chúng tôi thấy, mặc dù chiều cao cây, chiều cao thân chính và chiều dài cành có cao hơn so với công thức đối chứng nhưng các cây phát triển không đồng đều, xuất hiện nhiều cây mọc vống lên chèn ép các cây khác ở phía dưới. Bên cạnh đó thì số lá/cây ít hơn và đường kính gốc nhỏ hơn so với công thức đối chứng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng năng suất của sắn.
3.3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
Như chúng ta đã biết, năng suất sắn được cấu thành bởi các yếu tố là: Chiều dài củ, đường kính củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc,… Các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mật độ trồng sắn. Nếu mật độ trồng thích hợp, cây sắn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cao. Ngược lại nếu trồng với mật độ không thích hợp (quá thưa hoặc quá dày) thì cây sắn sẽ phát triển không đồng đều làm giảm năng suất và sản lượng trên diện tích trồng.
Bảng 3.19: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức CT Chiều dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ/gốc) Khối lƣợng củ/gốc (kg/gốc) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 (Đối chứng) 39,53 4,75 8,3 2,6 32,0 26,07 2 40,08 4,82 9,2 2,9 36,1 29,25 3 40,02 4,70 8,4 2,58 31,2 25,96 P 0,0 0,0 CV% 2,4 2,1 LSD05 1,82 1,31
Nhìn vào kết quả ở bảng 3.19 ta thấy, các công thức mật độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất sắn.
Ở công thức 2, chiều dài củ đạt 40,08cm dài hơn công thức đối chứng là 0,55cm. Đường kính củ là 4,82cm cao hơn công thức đối chứng là 0,07cm. Số củ/gốc đạt 9,2 củ cao hơn công thức đối chứng là 0,9 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 2,9kg cao hơn công thức đối chứng là 0,3kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 36,1 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 4,1 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 29,25 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 3,18 tấn/ha.
Ở công thức 3, chiều dài củ đạt 40,02cm dài hơn công thức đối chứng là 0,49cm. Đường kính củ là 4,70cm thấp hơn công thức đối chứng là 0,05cm. Số củ/gốc đạt 8,4 củ cao hơn công thức đối chứng là 0,1 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 2,58kg thấp hơn công thức đối chứng là 0,02 kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 31,2 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,8 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 25,96 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,11 tấn/ha.
Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 1,82 tấn/ha duy nhất có công thức mật độ 2 có năng suất cao hơn công thức đối chứng 1 chắc
chắn ở mức 95%. Các công thức còn lại có năng suất tương đương với công thức đối chứng.
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ trồng sắn
CT NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Tổng thu (Tr/ha) Tổng chi (Tr/ha) Lãi thuần (Tr/ha) 1 32,0 26,07 31,284 16,681 14,603 2 36,1 29,25 35,100 16,681 18,419 3 31,2 25,96 31,152 16,681 14,471
- Lượng phân bón : 60 kg N + 40 P205 + 80 K20 + 10 tấn phân chuồng/ha.
Nhìn vào kết quả ở bảng 3.20 ta thấy, các công thức mật độ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất sắn và cho hiệu quả kinh tế khác nhau (không tính tiền giống).
Ở công thức 2, Năng suất lý thuyết đạt 36,1 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 4,1 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 29,25 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 3,18 tấn/ha. Lãi thuần đạt 18,419 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng là 3,816 triệu đồng /ha.
Ở công thức 3, Năng suất lý thuyết đạt 31,2 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,8 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 25,96 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 0,11 tấn/ha. Lãi thuần đạt 14,471 triệu đồng/ha thấp hơn so vói đối chứng là 0,132 triệu đồng/ha.
Như vậy, trong 3 công thức mật độ thì công thức 2 (12.500 cây/ha) là hợp lý nhất đem lại năng suất cao hơn công thức đối chứng 3,18 tấn/ha trồng sắn. Vì thế, nên khuyến cáo người dân nơi đây trồng theo mật độ thích hợp là 12.500 cây/ha để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
Qua kết quả phân tích nghiên cứu so sánh 8 dòng, giống sắn, các thí nghiệm phân bón và mật độ trồng sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ta thấy:
- Về các dòng, giống sắn:
+ Tất cả các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều phân cành và có các đặc điểm nông sinh học (chiều cao cây, chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, tổng số lá/cây, đường kính gốc) tương đối khác biệt nhau. Trong đó, có 4 dòng, giống sắn là KM98-7. KM12-21, DT2 và RAYONG9 có đặc điểm nông sinh học tốt hơn các dòng, giống khác.
+ Về năng suất: Trong 8 dòng, giống tham gia thí nghiệm thì có 6 giống KM98-7, KM21-12, DT1, DT2, HOAMAN125 và RAYONG9 có các yếu tố cấu thành năng suất đều cao hơn giống đối chứng KM94 và các dòng, giống khác.
Như vậy qua kết quả nghiên cứu về 8 dòng, giống sắn, chúng tôi thấy có 4 dòng, giống sắn là RAYONG9, KM21-12, DT1 và KM98-7 là 4 dòng có triển vọng cho tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng sắn.
- Về phân bón cho sắn: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng sắn cho thấy: Bón phân ở mức 60kg N + 40kg P2O5 +100kg K2O + 10 tấn phân chuồng đem lại hiệu quả cao nhất. Ở mức phân bón này các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho năng suất cao và chất lượng sắn tốt. Đồng thời tiết kiệm được vốn đầu tư đầu vào nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng sắn.
- Về mật độ trồng sắn: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng sắn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng sắn cho thấy:
Trồng sắn ở mật độ 12.500 cây/ha thì cây sắn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất. Do vậy đây là công thức mật độ thích hợp nhất để trồng sắn ở vùng đất nghiên cứu.
2. Đề nghị:
4 dòng, giống sắn là RAYONG9, KM21-12, DT1, KM98-7 có khả