Chiều cao thân chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 50 - 86)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.5.2. Chiều cao thân chính

Được tính từ mặt đất tới điểm phân cành, thân chính cao hay thấp tuỳ thuộc vào giống, nếu chiều cao thân chính thấp thì phân cành nhiều, ngược lại thân chính cao, mập, phân cành ít, chiều cao thân chính ảnh hưởng tới tổng số lá trên thân, chiều cao thân chính có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện cơ giới hoá nghề trồng sắn và liên quan đến khả năng chống đổ của cây.

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy:

Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có chiều cao thân chính dao động từ 120,9cm đến 204,3cm.

Giống HOAMAN125 có chiều cao thân chính cao nhất đạt 204,3cm cao hơn giống đối chứng KM94 là 20,9cm.

Dòng DT2 có chiều cao thân chính thấp nhất đạt 120,9cm thấp hơn giống đối chứng KM94 là 62,5cm.

Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 9,1 cm các giống KM21-12 và HOAMAN125 có chiều cao thân chính cao hơn giống đối

chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có chiều cao thân chính tương đương với giống đối chứng.

3.1.5.3. Sự phân cành của các dòng, giống sắn

Trong những yếu tố quyết định đến chiều cao thân chính, tổng số lá trên thân chính là sự phân cành. Sự phân cành là cơ sở để xác định mật độ trồng và trồng xen sao cho thích hợp nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt và là một trong những cơ sở để chọn lọc giống.

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Tất cả các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều phân cành.

Chiều dài cành cấp 1: Các dòng, giống sắn dao động từ 15,3 cm đến 68,9 cm. Giống KM98-7 có chiều dài cành cấp 1 thấp nhất đạt 15,3 cm ngắn hơn 46,6 cm so với giống đối chứng KM94. Giống KM21-12 có chiều dài cành cấp 1 cao nhất đạt 68,9 cm cao hơn 7,0 cm so với giống đối chứng KM94. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 6,7 cm thì giống KM21-12 có chiều dài cành cấp 1 dài hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có chiều dài cành cấp 1 tương đương với giống đối chứng.

Chiều dài cành cấp 2: Có năm dòng, giống sắn phân cành cấp 2 (KM98-7, DT1, DT2, HOAMAN911, RAYONG9) và có 3 dòng, giống sắn còn lại không phân cành cấp 2. Chiều dài cành cấp 2 của các dòng, giống sắn dao động từ 19,8 cm đến 55,9 cm. Giống KM98-7 và dòng RAYONG9 có chiều dài cành cấp 2 bằng nhau và thấp nhất đạt 19,8 cm.

Dòng HOAMAN911 có chiều dài cành cấp 2 lớn nhất đạt 55,9 cm, tiếp theo là dòng DT1 và dòng DT2 có chiều dài cành cấp 2 lần lượt là 41,4 cm và 40,8 cm.

Chiều dài cành cấp 3: Có 3 dòng DT2, HOAMAN911 và RAYONG9 phân cành cấp 3, còn các dòng, giống còn lại không phân cành cấp 3.

Trong đó chiều dài cành cấp 3 của dòng DT2 là 13,5 cm lớn hơn hai dòng còn lại.

3.1.5.4. Tổng số lá trên cây: Tổng số lá trên cây có vai trò quan trọng tới năng suất cây trồng, lá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ và vận chuyển sản phẩm về tích luỹ ở thân cành, tổng số lá phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Tổng số lá trên cây của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 120,7 lá/cây đến 145,8 lá/cây.

Dòng RAYONG9 có tổng số lá trên cây cao nhất đạt 145,8 lá/cây hơn giống đối chứng KM94 là 21,5 lá/cây.

Dòng HOAMAN125 có số lá trên cây thấp nhất đạt 120,7 lá/cây thấp hơn giống đối chứng KM94 là 3,6 lá/cây.

Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 6,8 lá/cây các giống KM98-7, KM21-12, DT1, DT2, HOAMAN911 và RAYONG9 có số lá/cây cao hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có số lá/cây tương đương với giống đối chứng.

3.1.5.5. Đường kính gốc: Chiều cao cây và đường kính gốc có mối quan hệ

mật thiết với nhau, đường kính gốc phản ánh độ mập của cây, đường kính gốc càng to thì khả năng vận chuyển dinh dưỡng, chống đổ càng tốt và tạo tiền đề cho năng suất cao.

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có đường kính gốc chênh lệch nhau không lớn đạt từ 2,22 cm – 2,60 cm.

Dòng DT2 có đường kính gốc lớn nhất đạt 2,60 cm lớn hơn giống đối chứng KM94 là 0,25 cm, tiếp theo là giống RAYONG9 lớn hơn đối chứng KM94 là 0,08 cm.

Dòng HOAMAN911 có đường kính gốc nhỏ nhất đạt 2,22 cm nhỏ hơn giống đối chứng KM94 là 0,13 cm.

Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 0,19 cm duy nhất có giống DT2 có đường kính gốc lớn hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có đường kính gốc tương đương với giống đối chứng.

Qua theo dõi về chiều cao cây, chiều dài các cấp cành, tổng số lá trên thân và đường kính gốc của 8 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm thì thấy dòng DT2 và RAYONG9 là có ưu thế hơn so với giống đối chứng KM94 và các dòng, giống khác tham gia thí nghiệm.

3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất:

Các yếu tố cấu thành năng suất sắn bao gồm 4 yếu tố chính là: Chiều dài củ, đường kính củ, số củ/gốc và khối lượng củ/gốc.

Bảng 3.6: Các yếu tố cấu thành năng suất của 8 dòng, giống sắn thí nghiệm

STT Dòng, giống sắn Chiều dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ/gốc) Khối lƣợng củ/gốc (kg/gốc) NSLT (tấn/ha) (tấn/ha)NSTT 1 KM94 (Đối chứng) 34,84 4,14 8,0 2,3 25,0 22,47 2 KM98-7 39,53 4,75 8,3 2,6 32,0 26,07 3 KM21-12 38,52 4,58 10,7 3,08 36,3 30,83 4 DT1 32,45 4,09 9,4 2,9 29,1 26,77 5 DT2 43,72 4,33 9,9 2,3 33,0 23,37 6 HOAMAN911 34,14 4,24 8,8 1,8 25,8 20,40 7 HOAMAN125 37,07 4,29 9,1 2,03 25,1 23,93 8 RAYONG9 40,79 4,79 9,6 2,73 40,3 34,50 P 0,00 0,00 0,04 0,03 0,00 0,00 CV% 6,50 4,00 9,4 17,00 17,1 15,60 LSD05 4,31 0,31 1,5 0,74 1,66 1,47

3.1.6.1. Chiều dài củ:

Qua bảng số liệu 3.6 ta thấy, 8 dòng, giống sắn thí nghiệm đều có chiều dài củ đạt mức khá. Trong đó giống DT2 có chiều dài củ đạt cao nhất là 43,72 cm, cao hơn giống đối chứng KM94 là 8,88 cm. Giống DT1 có chiều dài củ ngắn nhất là 32,45 cm, thấp hơn giống đối chứng KM94 là 2,39 cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 4,31 cm có 3 giống là DT2, KM98-7 và RAYONG9 có chiều dài củ dài hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có chiều dài củ tương đương với giống đối chứng.

3.1.6.2. Đường kính củ

Trong 8 dòng, giống sắn thí nghiệm đều có đường kính củ trên 4 cm. Trong đó to nhất là giống RAYONG9 có đường kính củ là 4,79 cm to hơn giống đối chứng KM94 là 0,65 cm. Giống có đường kính củ nhỏ nhất là DT1 có đường kính củ là 4,09 cm nhỏ hơn giống đối chứng KM94 là 0,05 cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 0,31 cm có 3 giống là KM98-7, KM21-12 và RAYONG9 có đường kính củ lớn hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có đường kính củ tương đương với giống đối chứng.

3.1.6.3. Số củ/gốc

Các dòng, giống sắn thí nghiệm đều có số củ/gốc khá cao, đạt từ 8 củ trở lên và đều cao hơn giống đối chứng KM94. Trong đó cao nhất là giống KM21-12 đạt 10,7 củ/gốc cao hơn giống đối chứng là 2,7 củ/gốc. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 1,5 củ/gốc có 3 giống là KM21-12, DT2 và RAYONG9 có số củ/gốc cao hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có số củ/gốc tương đương với giống đối chứng.

3.1.6.4. Khối lượng củ/gốc

Trong 8 dòng, giống sắn thí nghiệm, khối lượng củ/gốc dao động từ 1,8 kg đến 3,08 kg/gốc. Trong đó giống KM21-12 có khối lượng củ/gốc cao nhất đạt 3,08 kg/gốc cao hơn giống đối chứng KM94 là 0,78 kg/gốc. Giống HOAMAN911 có khối lượng củ/gốc thấp nhất đạt 1,8 kg/gốc thấp hơn giống đối chứng KM94 là 0,5 kg/gốc. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 0,74 kg/gốc có duy nhất 1 giống là KM21-12, có khối lượng củ/gốc cao hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có khối lượng củ/gốc tương đương với giống đối chứng.

3.1.6.5. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết của sắn được tạo nên bởi các yếu tố là giống, chiều dài củ, đường kính củ, số củ/gốc và khối lượng củ/gốc.

Trong 8 dòng, giống sắn thí nghiệm thì năng suất lý thuyết dao động từ 25,0 đến 40,3 tấn/ha. Trong đó giống RAYONG9 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 40,3 tấn/ha cao hơn giống đối chứng KM94 là 15,3 tấn/ha. Giống KM94 có năng suất lý thuyết đạt thấp nhất là 25,0 tấn/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 1,66 tấn/ha có 5 giống là KM98-7, KM21-12, DT1, DT2 và RAYONG9 có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương với giống đối chứng.

3.1.6.6. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của các giống sắn thí nghiệm phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, kỹ thuật thu hoạch và các yếu tố ngoại cảnh khác. Qua kết quả ở bảng 3.6 ta thấy, năng suất thực thu của các giống sắn thí nghiệm dao động từ 20,4 tấn/ha đến 34,5 tấn/ha. Trong đó giống RAYONG9 có năng suất thực thu đạt cao nhất là 34,5 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng KM94 là 12,03 tấn/ha. Giống HOAMAN911 có năng suất thực thu đạt 20,4 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng KM94 là 2,07 tấn/ha. Kết quả thí nghiệm cho

thấy với LSD05 bằng 1,47 tấn/ha có 4 giống là KM98-7, KM21-12, DT1 và RAYONG9 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng KM94 chắc chắn ở mức 95%. Các giống còn lại có năng suất thực thu tương đương với giống đối chứng.

3.2. Kết quả thí nghiệm phân bón

Như chúng ta đã biết, phân bón là một tronh những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trồng nói chung và cây sắn nói riêng. Bón phân quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến năng suất sắn. Phân bón ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm, thời gian mọc mầm, sinh trưởng chiều cao, khả năng ra lá, tuổi thọ lá, chiều dài củ, đường kính củ, năng suất, phẩm chất,… của cây sắn.

3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn mầm của các dòng, giống sắn

Bảng 3.7: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian từ trồng đến mọc của các công thức phân bón

Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%)

Thời gian bắt đầu nảy mầm (ngày) Thời gian kết thúc nảy mầm (ngày) 1 (Đối chứng) 95 14 19 2 94 15 20 3 98 12 17 4 96 15 20

Qua bảng số liệu trên ta thấy, liều lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn thí nghiệm KM98-7.

3.2.1.1. Tỷ lệ nảy mầm

Các công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm. Trong đó, công thức 2 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là 94% thấp hơn công thức đối chứng 1 là 1%. Công thức 3 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 98% cao hơn công thức đối chứng là 3%. Công thức 4 có tỷ lệ nảy mầm

đạt 96% cao hơn công thức đối chứng là 1%. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, lượng phân bón quá cao (80kg N + 40kg P2O5 + 120kg K2O + 10 tấn phân chuồng) hoặc quá thấp (40kg N + 40kg P2O5 + 40kg K2O + 10 tấn phân chuồng) đều ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ nảy mầm của sắn. Chúng làm giảm tỷ lệ nảy mầm của sắn. Công thức 3 là hợp lý nhất vì nó cho tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất.

3.2.1.2. Thời gian bắt đầu nảy mầm

Trong 4 công thức thí nghiệm thì thời gian nảy mầm của sắn dao động từ 12 - 15 ngày. Trong đó nếu bón phân theo công thức 3 thì cây sắn nhanh nảy mầm nhất (12 ngày) sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày. Nếu bón theo công thức 2 và công thức 4 thì thời gian nảy mầm là 15 ngày thấp hơn công thức đối chứng 1 ngày. Qua kết quả trên ta thấy, bón phân theo công thức 3 (60kg N + 40kg P2O5 +100kg K2O + 10 tấn phân chuồng) thì thời gian sắn bắt đầu nảy mầm là sớm nhất. Nhưng nếu tăng lượng phân bón lên cao như công thức 4 (80kg N + 40kg P2O5 + 120kg K2O + 10 tấn phân chuồng) hoặc giảm lượng phân bón xuống thấp (40kg N + 40kg P2O5 + 40kg K2O + 10 tấn phân chuồng) thì thời gian sắn nảy mầm là15 ngày, kéo dài hơn công thức đối chứng (60kg N+ 40kg P2O5 + 80kg K2O + 10 tấn phân chuồng) 1 ngày. Như vậy ta thấy bón phân theo công thức 3 là hợp lý nhất vì thời gian sắn nảy mầm là sớm nhất.

3.2.1.3. Thời gian kết thúc nảy mầm

Theo kết quả thu được ở bảng 3.7 ta thấy, thời gian kết thúc nảy mầm của giống sắn thí nghiệm dao động từ 17 – 20 ngày. Trong đó, nếu bón phân theo công thức 3 thì thời gian kết thúc nảy mầm là ngắn nhất (17 ngày) sớm hơn công thức đối chứng 2 ngày, còn nếu bón phân theo công thức số 4 và công thức số 2 thì thời gian kết thúc nảy mầm là lâu nhất (20 ngày) lâu hơn 1 ngày so với công thức đối chứng.

Như vậy, theo kết quả thu được và phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được rằng, bón phân theo công thức 3 (60kg N + 40kg P2O5 +100kg K2O + 10 tấn phân chuồng) là hợp lý nhất. Vì bón phân theo công thức này cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (đạt 98%), thời gian bắt đầu nảy mầm và thời gian kết thúc nảy mầm là ngắn nhất. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được lượng phân bón và chi phí đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Phân bón là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Khi lượng phân bón hợp lý thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng chiều cao, tốc độ ra lá, tổng số lá trên cây, tuổi thọ của lá,…

Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức phân bón

(Đơn vị tính: cm/ ngày) CT Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 (Đối chứng) 1,45 1,26 0,79 0,59 0,22 2 1,41 1.22 0,75 0,54 0,19 3 1,57 1,30 0,85 0,66 0,26 4 1,55 1,28 0,81 0,64 0,23

Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy, 4 công thức bón phân khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Ở cả 4 công thức thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng chiều cao đều có xu hướng giảm dần, cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng sau đó giảm dần và thấp nhất ở tháng thứ 8 sau trồng. Ở 2 công thức 3 và 4 thì tốc độ tăng trưởng chiều cao đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó, nếu bón phân theo công thức 3 thì cây sắn tăng trưởng chiều cao mạnh nhất, cao hơn công thức đối chứng 0,12cm/ngày ở tháng thứ 4 sau trồng và 0.04 cm/ngày ở tháng thứ 8 sau trồng. Ở công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn công thức đối chứng 0,1 cm/ngày (ở tháng thứ 4 sau trồng) và 0,01 cm/ngày (ở tháng thứ 8 sau trồng). Ngược lại, nếu bón phân theo công thức 2 thì tốc độ tăng trưởng chiều cao là thấp

nhất, thấp hơn công thức đối chứng là 0,04 cm/ngày (ở tháng thứ 4 sau trồng) và 0,03 cm/ngày (ở tháng thứ 8 sau trồng).

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn

Tốc độ ra lá của sắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống sắn, phân bón, điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, điều kiện chăm sóc,… Trong các yếu tố đó thì phân bón là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ ra lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 50 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)