Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 86)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Phân bón là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Khi lượng phân bón hợp lý thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu như: Tốc độ tăng trưởng chiều cao, tốc độ ra lá, tổng số lá trên cây, tuổi thọ của lá,…

Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức phân bón

(Đơn vị tính: cm/ ngày) CT Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 (Đối chứng) 1,45 1,26 0,79 0,59 0,22 2 1,41 1.22 0,75 0,54 0,19 3 1,57 1,30 0,85 0,66 0,26 4 1,55 1,28 0,81 0,64 0,23

Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy, 4 công thức bón phân khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau. Ở cả 4 công thức thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng chiều cao đều có xu hướng giảm dần, cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng sau đó giảm dần và thấp nhất ở tháng thứ 8 sau trồng. Ở 2 công thức 3 và 4 thì tốc độ tăng trưởng chiều cao đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó, nếu bón phân theo công thức 3 thì cây sắn tăng trưởng chiều cao mạnh nhất, cao hơn công thức đối chứng 0,12cm/ngày ở tháng thứ 4 sau trồng và 0.04 cm/ngày ở tháng thứ 8 sau trồng. Ở công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cao hơn công thức đối chứng 0,1 cm/ngày (ở tháng thứ 4 sau trồng) và 0,01 cm/ngày (ở tháng thứ 8 sau trồng). Ngược lại, nếu bón phân theo công thức 2 thì tốc độ tăng trưởng chiều cao là thấp

nhất, thấp hơn công thức đối chứng là 0,04 cm/ngày (ở tháng thứ 4 sau trồng) và 0,03 cm/ngày (ở tháng thứ 8 sau trồng).

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn

Tốc độ ra lá của sắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống sắn, phân bón, điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, điều kiện chăm sóc,… Trong các yếu tố đó thì phân bón là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ ra lá. Điều đó thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.9: Tốc độ ra lá của các công thức phân bón

(Đơn vị tính: lá/ngày) CT Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 (Đối chứng) 0,54 0,88 0,86 0,51 0,24 2 0,51 0,85 0,82 0,48 0,21 3 0,60 0,93 0,90 0,54 0,28 4 0,57 0,91 0,88 0,52 0,26

Qua bảng 3.9 ở trên ta thấy, tốc độ ra lá đạt cao nhất ở tháng thứ 5 sau trồng, sau đó giảm dần và thấp nhất ở tháng thứ 8 sau trồng. Ở tháng thứ 5 sau trồng, tốc độ ra lá theo công thức số 3 đạt cao nhất (0,93lá/ngày) cao hơn công thức đối chứng là 0,05 lá/ngày. Tiếp theo là công thức 4 có tốc độ ra lá cao hơn công thức đối chứng là 0,03 lá/ngày. Công thức 2 có tốc độ ra lá chậm nhất đạt 0,85 lá/ngày, thấp hơn công thức đối chứng là 0,03 lá/ngày.

3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn thí nghiệm Bảng 3.10: Tuổi thọ lá của các công thức phân bón

(Đơn vị tính: ngày) Công thức Các tháng sau trồng 4 5 6 7 1 (Đối chứng) 113,5 74,1 60,0 42,2 2 112,0 72,8 58,5 41,4 3 115,9 75,8 62,8 43,9 4 114,7 75,1 61,2 43,1

Tuổi thọ của lá là một chỉ tiêu quan trọng để dự đoán năng suất sắn. Nếu tuổi thọ của lá càng cao thì khả năng tăng năng suất sắn càng lớn. Lá là cơ quan quang hợp của cây. Nếu lá có tuổi thọ cao, có màu xanh thì khả năng quang hợp của lá tốt, điều đó sẽ làm tăng tích lũy vật chất, là tiền đề để cho năng suất cây trồng cao. Tuổi thọ của lá phụ thuộc vào giống, phân bón, điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu,…

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, các công thức bón phân khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ lá khác nhau. Khi lượng phân bón (đạm và Kali) tăng lên thì tuổi thọ lá cũng tăng theo. Nhưng nó chỉ tăng đến một ngưỡng nào đó rồi chững lại. Tuổi thọ của lá biến động giảm dần, cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng (dao động từ 112,0 ngày đến 115,9 ngày) và thấp nhất ở tháng thứ 7 sau trồng (dao động từ 41,4 ngày đến 43,9 ngày). Trong 4 công thức phân bón ở trên thì công thức 3 (60kg N + 40kg P2O5 +100kg K2O + 10 tấn phân chuồng) làm cho lá có tuổi thọ cao nhất đạt 115,9 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là 2,4 ngày và đạt 43,9 ngày ở tháng thứ 7 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là 1,7 ngày.

Ở công thức 4, tuổi thọ của lá đạt 114,7 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là 1,2 ngày và đạt 43,1 ngày ở tháng thứ 7 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là 0,9 ngày. Tuổi thọ lá đạt thấp nhất là ở công thức 2, chỉ đạt 112,0 ngày ở tháng thứ 4 sau trồng, thấp hơn so với công thức đối chứng là 1,5 ngày và đạt 41,4 ngày ở tháng thứ 7 sau trồng, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,8 ngày.

Qua đó chúng ta thấy, bón phân theo công thức 3 là cân đối và hợp lý nhất vì tuổi thọ lá đạt cao nhất, tiết kiệm được lượng phân bón mà vẫn đem lại năng suất cao.

3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm nông học của giống sắn

Bảng 3.11: Một số đặc điểm nông học của các công thức phân bón

CT Chỉ tiêu Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều cao thân chính (cm)

Chiều dài các câp cành Tổng số lá (lá/cây) Đƣờng kính gốc (cm) Cành cấp 1 (cm) Cành cấp 2 (cm) Cành cấp 3 (cm) 1 (Đối chứng) 208,3 192,9 15,4 - - 135,7 2,31 2 204,5 190,7 13,8 - - 133,5 2,16 3 211,8 195,6 16,2 - - 138,7 2,56 4 214,2 198,2 16,0 - - 138,4 2,40

Theo kết quả thu được ở bảng 3.11 ta thấy, các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến một số đặc điểm nông học của giống sắn thí nghiệm như: Chiều cao cây, chiều cao thân chính, cành cấp 1, tổng số lá/cây, đường kính gốc,…

Trong 4 công thức phân bón ở trên thì công thức 4 làm tăng các chỉ số về đặc điểm nông học của cây nhiều nhất. Khi bón theo công thức này, chiều cao cây cuối cùng đạt 214,2cm, cao hơn công thức đối chứng là 5,9cm. Chiều cao thân chính đạt 198,2cm, cao hơn công thức đối chứng là 5,3cm. Chiều cao cành cấp 1 đạt 16,0cm, cao hơn công thức đối chứng là 0,6cm. Tổng số lá/cây đạt 138,4 lá, cao hơn công thức đối chứng là 2,7 lá. Đường kính gốc đạt 2,40cm cao hơn công thức đối chứng là 0,09cm.

Ở công thức 3, chiều cao cây cuối cùng đạt 211,8cm cao hơn công thức đối chứng là 3,5cm. Chiều cao thân chính đạt 195,6cm, cao hơn công thức đối chứng là 2,7cm. Chiều cao cành cấp 1 đạt 16,2cm cao hơn công thức đối chứng là 0,8cm. Tổng số lá/cây đạt 138,7 lá cao hơn công thức đối chứng là 3 lá. Đường kính gốc đạt 2,56cm cao hơn công thức đối chứng là 0,25cm.

Ở công thức 2, chiều cao cây cuối cùng đạt 204,5cm thấp hơn công thức đối chứng 3,8cm. Chiều cao thân chính đạt 190,7cm, thấp hơn công thức đối chứng là 2,3cm. Chiều cao cành cấp 1 đạt 13,8cm thấp hơn công

thức đối chứng là 1,6cm. Tổng số lá/cây đạt 133,5 lá thấp hơn công thức đối chứng là 2,2 lá. Đường kính gốc đạt 2,16cm thấp hơn công thức đối chứng là 0,15cm.

Qua quan sát thực tế trên diện tích thí nghiệm chúng tôi thấy, mặc dù bón phân theo công thức 4 làm chiều cao của cây, chiều cao thân chính và chiều dài các cấp cành đạt cao nhất nhưng tổng số lá/cây và đường kính gốc lại thấp hơn so với công thức 3. Trong diện tích thí nghiệm công thức 4 chúng tôi thấy cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhưng tổng số lá/cây và đường kính gốc lại thấp do vậy nên tiềm năng năng suất không cao.

Qua kết quả và phân tích ở trên chúng ta thấy, bón phân theo công thức 3 có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến các đặc điểm nông học của giống sắn thí nghiệm. Do vậy, đây là công thức hợp lý nhất nên được sử dụng trên diện rộng.

3.2.6. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất sắn được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố như: Chiều dài củ, đường kính củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc,… và nó bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Giống, phân bón, điều kiện chăm sóc, thời điểm thu hoạch,… Trong đó, phân bón có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến năng suất sắn.

Bảng 3.12: Năng suất và các yếu tố cấu thành NS của các công thức bón

CT Chiều dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ) Khối lƣợng củ/gốc (kg) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 1 (Đối chứng) 39,53 4,75 8,3 2,6 32,0 26,1 2 39,02 3,84 7,8 2,2 28,4 20,2 3 42,33 4,78 9,0 3,1 34,8 29,4 4 42,21 4,76 8,8 3,0 34,1 27,6 P 0,8 0,0 0,6 0,3 0,0 0,0 CV% 13,9 5,1 12,8 20,4 7,1 12,3 LSD05 11,3 0,5 2,2 1,1 2,32 2,51

Qua kết quả thu được ở bảng số liệu 3.12 ta thấy, các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến năng suất của giống sắn thí nghiệm. Trong 4 công thức trên thì công thức 3 và công thức 4 là cho năng suất cao hơn công thức đối chứng. Công thức 2 cho năng suất thấp nhất.

Ở công thức 2, chiều dài củ đạt 39,02cm ngắn hơn công thức đối chứng là 0,51cm. Đường kính củ đạt 3,84cm thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,91cm. Số củ/gốc đạt 7,8 củ thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,5 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 2,2kg/gốc thấp hơn công thức đối chứng là 0,4kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 28,4 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng là 3,6 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 20,2 tấn thấp hơn công thức đối chứng là 5,9 tấn/ha.

Ở công thức 3, chiều dài củ đạt 42,33cm dài hơn công thức đối chứng là 2,8cm. Đường kính củ đạt 4,78cm cao hơn so với công thức đối chứng là 0,03cm. Số củ/gốc đạt 9,0 củ cao hơn so với công thức đối chứng là 0,7 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 3,1kg/gốc cao hơn công thức đối chứng là 0,5kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 34,8 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 2,8 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 29,4 tấn cao hơn công thức đối chứng là 3,3 tấn/ha.

Ở công thức 4, chiều dài củ đạt 42,21cm dài hơn công thức đối chứng là 2,68cm. Đường kính củ đạt 4,76cm cao hơn so với công thức đối chứng là 0,01cm. Số củ/gốc đạt 8,8 củ cao hơn so với công thức đối chứng là 0,5 củ/gốc. Khối lượng củ/gốc đạt 3,0kg/gốc cao hơn công thức đối chứng là 0,4kg/gốc. Năng suất lý thuyết đạt 34,1 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng là 2,1 tấn/ha. Năng suất thực thu đạt 27,6 tấn cao hơn công thức đối chứng là 1,5 tấn/ha.

Kết quả thí nghiệm cho thấy với LSD05 bằng 2,32 tấn/ha duy nhất có công thức phân bón 3 có năng suất cao hơn công thức đối chứng 1 chắc

chắn ở mức 95%. Các công thức còn lại có năng suất tương đương với công thức đối chứng.

Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng, bón phân theo công thức 3 đem lại năng suất sắn cao nhất, còn khi bón theo công thức 4 tức là tăng thêm 20kg N + 40kg K2O so với công thức đối chứng mà năng suất chỉ tăng thêm 1,5 tấn/ha thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Ngược lại, khi bón theo công thức 2 tức là giảm xuống 20kg N + 40kg K2O thì năng suất sẽ rất thấp, chỉ đạt 20,2 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 5,9 tấn/ha như vậy sẽ không khai thác được hết tiềm năng năng suất của giống sắn KM98-7.

Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho sắn

CT NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Tổng thu (Tr/ha) Tổng chi (Tr/ha) Lãi thuần (Tr/ha) 1 (Đối chứng) 32,0 26,1 31,320 16,681 14,639 2 28,4 20,2 24,240 15,480 8,760 3 34,8 29,4 35,280 17,089 18,191 4 34,1 27,6 33,120 17,903 16,027

Qua bảng trên cho thấy với các mức phân bón khác nhau thì hiệu quả kinh tế cũng có sự thay đổi khác nhau: Cụ thể với cùng một giống sắn KM 98-7 thì với công thức 3 :

- Lượng phân bón : 60 kg N + 40 P205 + 100 K20 + 10 tấn phân chuồng/ha đã cho năng suất sắn cao nhất đạt 29,4 tấn/ha và cho hiệu quả kinh tế cao nhất: Lãi thuần đạt 18,191 triệu đồng/ha cao hơn so với đối chứng là: 3,552 triệu đồng/ha. Vậy nếu tăng mức đầu tư từ 16,681 triệu đồng/ha lên mức 17,089 triệu đồng/ha thì lãi thuần tăng 3,552 triệu đồng/ha. Cụ thể là đối với giống sắn KM 98-7 khi bón tăng lượng phân kali từ mức 80 K2O lên mức 100 K2O thì hiệu quả kinh tế sẽ đạt cao nhất.

Mặt khác cũng qua kết quả trên cho thấy nếu tiếp tục tăng lượng đạm và kali cao hơn nữa thì năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ giảm (Công thức 4).

3.3. Kết quả thí nghiệm mật độ

Như chúng ta đã biết, mật độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng nông nghiệp nói chung và cây sắn nói riêng. Nếu chúng ta trồng sắn với một mật độ thích hợp thì cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Ngược lại, nếu mật độ không hợp lý (quá thưa hoặc quá dày) nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, có thể làm lãng phí diện tích đất nếu trồng quá thưa hoặc làm giảm năng suất nếu trồng với mật độ quá dày.

3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm Bảng 3.14: Tỷ lệ nảy mầm và thời gian từ trồng đến mọc của các công

thức mật độ trồng sắn Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Thời gian bắt đầu nảy mầm (ngày) Thời gian kết thúc nảy mầm (ngày) 1 (Đối chứng) 97 13 18 2 98 12 17 3 96 15 20

Quan sát bảng số liệu trên ta thấy, mật độ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nảy mầm, thời gian bắt đầu nảy mầm và kết thúc nảy mầm của giống sắn thí nghiệm. Ở công thức 2, tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất (98%) cao hơn 1% so với công thức đối chứng. Thời gian bắt đầu nảy mầm là sớm nhất (12 ngày) sớm hơn so với công thức đối chứng là 1 ngày và thời gian kết thúc nảy mầm là 17 ngày, sớm hơn so với công thức đối chứng là 1 ngày.

Ở công thức 3, tỷ lệ nảy mầm đạt 96%, thấp hơn công thức đối chứng là 1%. Thời gian bắt đầu nảy mầm là 15 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng là 2 ngày và thời gian kết thúc nảy mầm là 20 ngày, chậm hơn so với công thức đối chứng 2 ngày. Như vậy chúng ta có thể thấy, công

thức mật độ thứ 2 (12.500 cây/ha) là thích hợp nhất cho sự nảy mầm của cây sắn.

3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Mật độ trồng sắn cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây sắn. Do vậy, cần xác định mật độ thích hợp để cây sắn có thể hấp thụ được tối đa ánh sáng mặt trời giúp quang hợp tốt và thúc đấy sự tăng trưởng về chiều cao.

Bảng 3.15: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức mật độ

(Đơn vị tính: cm/ ngày) CT Các tháng sau trồng 4 5 6 7 8 1 (Đối chứng) 1,61 1,50 0,82 0,55 0,16 2 1,78 1,62 0,95 0,61 0,24 3 1,71 1,52 0,84 0,57 0,19

Qua bảng 3.15 chúng ta thấy, ở công thức mật độ 2, cây sắn có khả năng tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Sự tăng trưởng về chiều cao của sắn tăng dần từ lúc trồng và đạt cao nhất ở tháng thứ 4 sau trồng, sau đó lại giảm dần từ tháng thứ 4 sau trồng đến tháng thứ 8 sau trồng và đạt thấp nhất ở tháng thứ 8 sau trồng.

Ở công thức thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất, đạt 1,78cm/ngày vào tháng thứ 4 sau trồng, cao hơn công thức đối chứng là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)