Cả nước chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến hiện đại (Trang 181 - 183)

1. Miền Nam chống "chiến tranh cục bộ". Miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ I (1965-1968) hoại lần thứ I (1965-1968)

Sau khi thất bại trong "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ chuyển sang "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và đồng thời gây ra chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

Cuối năm 1965 số quân Mỹ và chư hầu đưa vào miền Nam lên đến hơn 20 vạn cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh tối tân. "Chiến tranh cục bộ" bắt đầu tư giữa năm 1965, được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân Ngụy, trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ động. Tại Vạn Tường (Bắc Quảng Ngãi), ngày 18.8.1965, cuộc ra quân đầu tiên của 8.000 quân Mỹ có xe tăng, thiết giáp, không quân, hải quân hỗ trợ đã bị lực lượng cách mạng phản công quyết liệt, loại 900 quân Mỹ, 22 xe tăng và xe bọc thép, 13 máy bay. Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào diệt quân xâm lược Mỹ. Hàng vạn chiến dũng sĩ diệt Mỹ lập chiến công. Khắp nơi dâng cao làn sóng tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.

Mỹ mở cuộc phản công mùa khô, bắt đầu từ tháng 1.1966 kéo dài trong 4 tháng với tất cả 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, chủ yếu nhằm đánh vào miền Đông Nam Bộ và đồng bằng khu V, thực hiện ý đồ "bẻ gãy xương sống Việt cộng". Với thế trận chiến tranh nhân dân, quân dân ta đã chặn đánh địch trên mọi hướng. Sau thất bại, Mỹ-Ngụy lại mở cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai vào tháng 10-1966 đến tháng 4.1967, tập trung lực lượng đánh vào miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não của cách mạng. Lần này, cuộc phản công cũng bị thất bại. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân tiêu hao và tiêu diệt địch trên khắp chiến trường. Kết quả là qua hai mùa khô, nhân dân miền Nam đã loại ra ngoài vòng chiến 190.000 địch quân trong đó có 128.000 quân Mỹ và chư hầu, làm thất bại một phần "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.

Tết Mậu Thân, vào ngày 30 và 31.1.1968 quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 64 thành phố và thị xã. Chính quyền cách mạng được thành lập ở Huế và nhiều vùng nông thôn mới được giải phóng. Ngày 20.4.1968 "Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam" được thành lập, mặt trận thống nhất dân tộc Mỹ được mở rộng. Nhưng lực lượng của địch còn đông với hơn nửa triệu lính Mỹ và gần một triệu lính ngụy. Chúng tổ chức phản công tại các thành thị và nông thôn. Lực lượng cách mạng bị tổn thất lớn. Tuy thế, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" buộc chúng phải nhận đàm phán với lực lượng cách mạng.

Song song với việc tiến hành "chiến tranh cục bộ" tại miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại tại miền Bắc. Từ tháng 2.1965, đế quốc Mỹ liên tục dùng không quân và hải quân tăng cường đánh phá ác liệt miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ruột thịt. Với mục tiêu "đẩy lùi Bắc Việt Nam về thời đồ đá", không quân và hải quân Mỹ tập trung đánh vào các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh đều bị đánh đi đánh lại nhiều lần. Không loại trừ các thủ đoạn man rợ, đế quốc Mỹ còn cho đánh bom các đê điều, các công trình thủy lợi, bắn phá các trường học, bệnh viện, nhà thờ, đền chùa.. nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn

Để chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, việc quân sự hóa toàn dân được thực hiện, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Miền Bắc dấy lên cao trào chống Mỹ cứu nước, vừa sản xuất vừa chiến đấu.

Sau bốn năm chiến đấu, nhân dân miền Bắc đã giành thắng lợi. Tính đến ngày 1.11.1968 có 3243 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có sáu "pháo đài bay" B.52, hàng ngàn giặc lái bị diệt và bắt sống. Mỹ phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc và phải nói chuyện với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị bốn bên ở Paris.

2. Miền Nam chống chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh"miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ II (1969-1973) chiến tranh phá hoại lần thứ II (1969-1973)

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, đế quốc Mỹ bị tấn công từ nhiều phía, ngay cả trong nội bộ nước Mỹ. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam dấy lên khắp nước Mỹ. Hạ nghị viện Mỹ đòi phải rút tất cả quân Mỹ ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất. Nixon phải hứa sẽ chấm dứt chiến tranh trong vòng sáu tháng, cho ra đời cái gọi là "Học thuyết Nixon" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Theo chiến lược này, lúc đầu quân Mỹ và quân ngụy vẫn là hai lực lượng chiến lược rồi sau đó Mỹ rút dần quân viễn chinh và chư hầu, tăng thêm quân ngụy để thực hiện việc thay đổi màu da trên xác chết. Mỹ tăng viện trợ quân sự và kinh tế và đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc thêm một lần nữa.

Ngày 1.1.1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Hưởng ứng lời kêu gọi, quân dân ở miền Nam mở mấy đợt tiến công, tiêu diệt hàng chục vạn quân Mỹ-ngụy. Đầu năm 1971, sau 43 ngày chiến đấu, quân và dân ở miền Nam lập chiến thắng đường 9- Nam Lào, đập tan ý đồ cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ để cô lập cách mạng miền Nam, diệt trên 25.000 địch, bắn rơi và phá hủy gần 500 máy bay các loại. Đến năm 1972, cuộc tiến công chiến lược của quân dân miền Nam bắt đầu từ Quảng Trị và sau đó lan ra khắp miền, cùng với trận "Điện Biên trên không" của quân dân miền Bắc (bắn rơi 735 máy bay Mỹ) buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Hiệp định Paris được ký vào ngày 27.1.1973 công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam, Mỹ phải rút hết quân và chư hầu ra khỏi miền Nam.

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến hiện đại (Trang 181 - 183)