Kháng chiến toàn quốc

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến hiện đại (Trang 172 - 177)

1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Việt Nam đã áp dụng biện pháp nhân nhượng với đối phương khi ký Hiệp ước sơ bộ và Tạm ước, nhưng thực dân Pháp không tôn trọng các thỏa ước ấy, ngày càng lấn tới, ráo riết đánh chiếm nhiều nơi. Đầu tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ", nêu rõ phương hướng cơ bản và nhiệm vụ chủ yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 18/12/1946 thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí lực lượng Tự Vệ Thủ Đô. Khả năng hòa hoãn với thực dân đã chấm dứt. Đêm 19/12/1946 cuốc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cho tắt điện cả thành phố Hà Nội làm hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" động viên toàn thể đồng bào đứng lên đánh đuổi thực dân cứu nước.

Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến là lâu dài, phải dựa vào sức mình là chính và huy động sức mạnh toàn dân. Sau khi tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quân Pháp, quân Việt Nam rút ra khỏi các thành phố, thị xã, thực hiện phương châm bảo toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài. Một bộ phận vũ trang nhỏ được gài lại để làm nòng cốt cho chiến tranh du kích trong vùng tạm chiếm. Nhân dân triệt để áp dụng chiến thuật "vườn không nhà trống" và xây dựng làng chiến đấu.

2. Chiến dịch Việt Bắc (1947)

Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chính phủ và Hồ Chủ tịch rút về căn cứ địa Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc trung du Bắc bộ) và lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ. Quân Pháp chiếm được các thành phố, thị trấn và kiểm soát các tuyến đường giao thông quan trọng. Thực dân Pháp muốn tiến nhanh, đánh nhanh, nhưng gặp phải sức kháng cự của nhân dân và quân đội Việt Nam, nên vẫn phải kéo dài cuộc chiến. Tháng 3/1947 d'Argenlieu bị triệu hồi về Pháp, Emile Bollaert thay thế, xúc tiến việc lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, cắt đứt mọi đàm phán với chính phủ Việt Nam và lập kế hoạch tấn công Việt Bắc.

Tháng 10/1947, 12.000 quân Pháp mở cuộc tiến công qui mô vào vùng giải phóng Việt Bắc. Một bộ phận quân Pháp nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới vào ngày 7/10. Đồng thời quân Pháp tiến vây Việt Bắc từ nhiều phía. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Trên sông Lô, hải quân Pháp bị phục kích, nhiều tàu chiến, ca nô bị đánh chìm. Quân nhảy dù xuống Bắc Cạn bị bao vây, bắn tẻ. Sau hai tháng kịch chiến, quân và dân ta loại khỏi vòng chiến hơn 6.000 địch, bắn hạ 16 máy bay, hàng trăm xe tăng bị phá, 11 tàu chín và canô bị đánh chìm. Cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến vẫn được an toàn. Bộ đội chủ lực giành được nhiều vũ khí của địch. Quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.

3. Chiến dịch Cao Bắc Lạng (1950)

Sau khi thất bại tại Việt Bắc, thực dân Pháp thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, dùng chiến tranh nuôi chiến tranh". Chúng tăng cường đóng đồn bót ở nhiều nơi, tiến hành càn quét các vùng giải phóng, sử dụng Việt gian để đánh phá lực lượng kháng chiến. Tuy thế, cơ sở kháng chiến vẫn phát triển, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, các phong trào chống đi lính, chống nộp thuế vẫn diễn ra quyết liệt. Để đối phó, quân Pháp thiết lập "hành lang Đông Tây" nhằm cắt đứt liên lạc của căb cứ địa Việt Bắc với đồng bằng. Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động chiến dịch Cao Bắc Lạng để tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Đầu tháng 9 năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn thể Vệ Quốc Đoàn, bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân tích cực tham gia chiến dịch. Ngày 16/9, chiến dịch bắt đầu. Bộ đội Việt Nam đánh chiếm Đông Khê, Pháp buộc phải bỏ Cao Bằng để một mặt đem quân đánh chiếm Thái Nguyên bằng cuộc hành quân Phoque, mặt khác mở cuộc hành binh Thérèse từ Lạng Sơn rút lui theo đường số 4 của Pháp bị phá vỡ, chiến dịch Cao Bắc Lạng kết thúc thắng lợi, khôi phục được 5 tỉnh và nhiều nơi quan trọng. Chiến thắng này chứng tỏ quân dân Việt Nam đã dành được thế chủ động tiến công và giúp cho bộ đội, nhân dân nhiều kinh nghiệm để tiến tới các chiến thắng quyết định sau này.

4. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

a. Kế hoạch Navarre

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiếp tục một cách kiên cường. Lực lượng kháng chiến càng ngày càng phát triển vì huy động được sức

mạnh toàn dân. Các vùng giải phóng được mở rộng diện tích không ngừng tạo được thế liên hoàn ở các vùng đồng bằng và trung du bắc bộ. Vùng Tây Bắc lại được giải phóng vào năm 1952, phá tan ý đồ lập "xứ Thái tự trị" của Pháp. Đến năm 1953, bộ đội Việt Nam đã lớn mạnh về chất cũng như về số lượng, có khả năng chủ động trên chiến trường.

Trong khi ấy lực lượng quân Pháp bị tiêu hao rõ rệt. Trên ba trăm nghìn quân Pháp bị diệt, vùng bị Pháp chiếm càng ngày càng bị thu hẹp lại. Chính phủ Pháp bèn dựa vào viện trợ Mỹ để đối phó. Tháng 5/1953 Đại tướng Henri Navarre được chính phủ Pháp cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương với sự thỏa thuận của Mỹ. Henri Navarre nổi tiếng là có tài, đã từng được đào tạo tại trường quân sự Saint Cyre từ năm 18 tuổi, là Trung đoàn trưởng của quân đội Pháp trong Thế chiến thứ hai và là tham mưu trưởng Lục quân Trung Âu trong khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Navarre vạch kế hoạch bình định Đông Dương trong vòng 18 tháng.

b. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Thực hiện kế hoạch này, quân Pháp ra sức càn quét tại miền Nam và xây dựng tập đoàn cứ điểm tại Điện Biên Phủ để giữ thê 1phòng ngự tại miền Bắc. Điện Biên Phủ là một châu thuộc châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu, cách Hà Nội 480km về phía Tây Bắc, nằm gần biên giới Việt Lào. Địa hình Điện Biên Phủ rất hiểm trở. Vùng núi cao có diện tích 200.000 ha, chiếm 65% diện tích huyện Điện Biên Phủ ngày nay. đỉnh cao nhất là Pú Huồi (2.178m). Điện Biên có một lòng chảo với các đồi nhỏ bao quanh. Vùng lòng chảo này có diện tích 25.700 ha ruộng, đặc biệt có cánh đồng Mường Thanh, nổi tiếng là vùng nông nghiệp lúa nước giàu có của khu Tây Bắc. Sau khi phát hiện Đại đoàn 316 của quân đội Việt Nam hành quân lên Tây Bắc, ngày 20.11.1953 Navarre mở cuộc hành quân Castor, cho 6 tiểu đoàn tinh nhuệ lê dương nhảy dù chiếm đóng Điện Biên. Sau bốn tháng chiếm đóng, Pháp biến Điện Biên thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Lực lượng của Pháp ở đây có đến 16.000 quân gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh với 40 khẩu pháo 105 ly và 155 ly, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 10 chiếc, 1 đại đội xe vận tải hàng trăm chiếc, 1 phi đội không quân.

Navarre đưa ra những tuyên bố rất lạc quan: "Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá", hoặc "Việc đánh bại Việt Minh, dĩ nhiên là điều

chắc chắn". Còn De Castries, Tư lệnh trực tiếp chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lại cho rải truyền đơn thách thức tướng Võ Nguyên Giáp.

c. Các diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngay từ khi quân Pháp mới lập cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh họp vào ngày 6.12.1953 quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy mặt trận do tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng và Bí thư Đảng ủy mặt trận. Một Hội đồng cung cấp mặt trận cũng được thành lập, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch.

Trên 200.000 dân công với hơn 10 triệu ngày công đã được huy động để phục vụ mặt trận Điện Biên. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp với các đơn vị công binh để mở đường, phá bom nổ chậm của địch trên các tuyến giao thông. Hàng vạn xe đạp thồ, xe trâu, xe bò, xe ngựa, thuyền bè đã được dùng để vận chuyển lương thực và vũ khí ra mặt trận.

Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm ba đợt tấn công như sau:

Đợt 1 (từ 13 đến 17.3.1954): Hai trung đoàn của Đại đoàn 312 tấn công vào phía Bắc, bắt đầu bằng cứ điểm Him Lam (Béatrice). Địch quân hoàn toàn bị bất ngờ vì chúng không thể tin rằng bộ đội có thể kéo pháo lên tận các mỏm núi cao và có thể ngụy trang mà không bị phát hiện. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, cứ điểm Him Lam bị xóa sổ. Ngày hôm sau, cứ điểm Độc Lập (Gabrielle) bị tiêu diệt. Ngày 17 đến lượt cứ điểm Bản Kéo (Anne- Marie) đầu hàng. Như vậy là phân khu phòng ngự hiểm yếu phía Bắc và Tây Bắc đã bị vô hiệu hóa. 2.000 địch quân bị diệt và bị bắt; 28 máy bay bị phá hủy.

Trong 10 ngày tiếp theo chiến thắng đầu tiên ấy, dưới hỏa pháo ác liệt của đối phương, bộ đội Việt Nam đào hơn 100km giao thông hào bao quanh khu trung tâm Mường Thanh để chuẩn bị cho đợt tấn công thứ hai.

Đợt 2 (từ ngày 30.3 đến 26.4): bộ đội tấn công các cứ điểm phía Đông. Đó là những cứ điểm cốt yếu nên trận chiến xảy ra vô cùng ác liệt nhất là tại đồi A 1 (Eliane 2), ta chiếm, địch lại phản công chiếm lại. Đến giữa tháng tư, bộ đội tiến đến được sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp tế bằng hàng không của địch. Hầu hết đạn dược, thực phẩm được thả dù tiếp tế cho quân Pháp đều rơi về phía bộ đội.

Đợt 3 (từ ngày 1.5 đến 7.5): bộ đội đánh chiếm các đồi còn lại ở phía Đông. Đồi A 1 và C 1 (Eliane 1) bị tiêu diệt hoàn toàn. Đến chiều ngày 7.5 với đợt tấn công cuối cùng, bộ đội tiến vào khu trung tâm. Một tiểu đội bộ binh thuộc Trung đoàn 209 tấn công vào sở chỉ huy Pháp, De Castries phải đầu hàng.

Sau 55 này đêm anh dũng chiến đấu, bộ đội Việt Nam làm chủ hoàn toàn Điện Biên Phủ, diệt được 16.200 địch quân, trong đó có một tướng, 16 tá, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan, 62 máy bay. Chính phủ Pháp vội vã triệu hồi H. Navarre để thực hiện việ rút quân.

5. Hiệp định Genève

Hội nghị Genève khai mạc vào ngày 26.4.1954 vào lúc bộ đội Việt Nam chuẩn bị đợt tấn công thứ ba của chiến dịch Điện Biên Phủ. Vào ngày 8.5 phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến hội nghị với tư thế của kẻ chiến thắng. Hội nghị có 9 phái đoàn tham dự. Ngoài phái đoàn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, còn có đại diện nước Pháp, Liên Xô cũ, Anh, Trung Quốc, Mỹ, Campuchia, Lào và Chính phủ Bảo Đại.

Sau gần ba tháng đàm phán, hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết vào ngày 20.7.1954 với nội dung chủ yếu như sau:

Nước Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngừng bắn, ngừng chuyển quân tại Việt Nam và trên toàn Đông Dương. Lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Pháp rút khỏi Đông Dương và mỗi nước Đông Dương sẽ tuyển cử tự do Việt Nam sẽ thực hiện sự thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do tổ chức vào tháng 7.1956.

Sau gần 9 năm gian khổ, nhân dân Việt Nam đã đánh bại được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Gần nửa triệu quân xâm lược của thực dân bị tiêu diệt. Nhà nước Pháp tiêu tốn 2/688 tỷ francs và 2,6 tỷ đô la của viện trợ Mỹ. Tám tổng chỉ huy quân đội Pháp lần lượt bị thua trận chiến trường Đông Dương. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu, đây là: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực

dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

Cuộc kháng chiến chống đế Quốc Mỹ (1954-1975)

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến hiện đại (Trang 172 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w