H.Rivière bị giết ở Cầu Giấ y Hiệp ước Quý Mùi (1883) Hiệp ước Giáp Thân(1884).

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến hiện đại (Trang 152 - 153)

I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam A Nam kỳ bị rơi vào tay thực dân Pháp.

5. H.Rivière bị giết ở Cầu Giấ y Hiệp ước Quý Mùi (1883) Hiệp ước Giáp Thân(1884).

Thân(1884).

Nhận được tin quân Thanh can thiệp, H. Rivière trở về lại Hà Nội. Quân Triều đình của Hoàng Tá Viêm phối hợp cùng toán quân ở Bắc Ninh vây thành Hà Nội. H. Rivière đem quân chủ lực định vược Cầu Giấy phá vòng vây nhưng bị pháo nã chận lại. Quân Việt xung phong lên cầu giết chết được H. Rivière (19.5.1883).

Cái chết của H. Rivière không làm chùn bước xâm lăng của thực dân Pháp, mà trái lại, J. Ferry giương cao ngọn cờ trả thù cho H. Rivière và được Quốc hội Pháp phê chuẩn một ngân sách lớn cho việc đánh chiếm Bắc Kỳ.

Trong khi mọi việc chưa ngã ngũ thì vua Tự Đức mất (7.1883). Triều thân chia rẽ nhau, một bên là phe chủ chiến, một bên là phe chủ hòa. Chỉ trong vài tháng mà có đến ba lần thay vau. Triều đình không biết đến những thắng lợi mà quân dân đạt được ở Bắc Kỳ.

Lợi dụng tình hình ấy, quân Pháp do Đô đốc Courbet cầm đầu, tiến vào đánh Đà Nẵng và tấn công cửa Thuận An. Ngày 18.8.1883, quân pháp gửi tối hậu thư cho vua Hiệp Hòa đồng thời công phá thành đồn Thuận Hải. Đồn vỡ, các quan giữ thành kẻ tử trận, kẻ tự tử chết. Vua Hiệp Hòa cho người đi gặp quân Pháp xin nghị hòa và chấp nhận những điều kiện của quân Pháp. Hiệp ước Quý Mùi được ký kết vào ngày 25.8.1883 thừa nhận quyền bảo vệ của nước Pháp trên đất Việt Nam.

Trong Triều đình, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế vua Hiệp Hòa đi và tuyên bố phủ nhận giá trị của hiệp ước Quý Mùi 1883.

Ngay sau khi hiệp ước được ký kết, phong trào chống Pháp nổi lên mạnh mẽ ở Bắc Kỳ. Các tướng của Triều đình như Hoàng Tá Viêm, Trương Quan Đản không chấp nhận việc đầu hàng, liên tiếp tấn công các đồn trại của Pháp ở Bắc Kỳ. Chiến sự xảy ra ác liệt với sự hỗ trợ của quân đội chính quy Trung Hoa.

J. Ferry lại xin thêm được chiến phí, gửi thêm quân lính tăng viện cho Courbet. Courbet tiến đánh hạ thành Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang. Hoàng Tá Viêm thất trận phải theo đường thượng đạo trở về Huế. Triều đình Huế một lần nữa phải ký hiệp ước. Đó là hiệp ước cuối cùng, vẫn thường được gọi là hiệp ước Giáp Thân (1884), công nhận sự đô hộ của Pháp, chia Việt Nam làm ba phần. Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ nửa thuộc địa còn Trung Kỳ là đất bảo hộ.

Từ đấy nổ bùng cuộc chiến kiên cường của dân Việt Nam để giành lại độc lập.

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến hiện đại (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w