hệ thống chuẩn mực thống nhất do nhà nước ban hành.
Thứ nhất, nhà kinh doanh thực hiện đầy đủ chủ quyền của mình trong tồn
bộ quá trình kinh doanh theo quy định của pháp luật. Họ có trách nhiệm chủ động phát hiện, đề xuất và kiến nghị với Nhà nước những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp lý về kinh doanh. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác bình đẳng trong kinh doanh, phát triển cạnh tranh lành mạnh. Tức là, cạnh trạnh phải bình đẳng theo pháp luật, cạnh tranh để thúc đẩy nhau phát triển, cạnh tranh phải bằng sức mạnh hàng hóa của mình trên thị trường, chứ khơng phải bằng quyền lực, bằng sự áp đặt, sự ưu đãi, hay sự chèn ép.
Thứ hai, trong kinh doanh, nhà kinh doanh phải biết giải quyết đúng đắn ba
vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai; phải biết lựa chọn tối ưu những lợi thế kinh tế cơ bản của doanh nghiệp mình. Phải thực hiện nhất quán mục tiêu đã lựa chọn và biết xác định rõ những nhiệm vụ, phương hướng để đạt mục tiêu đó. Đồng thời, phải sử dụng nguồn lực một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả để đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, cho người lao động trong doanh nghiệp, cho ngành, địa phương mình và cho tồn xã hội. Vì nhu cầu là vơ hạn, nhưng nguồn lực lại có hạn và ngày càng khan hiếm, cho nên các doanh nghiệp phải tiết kiệm và lựa chọn những phương án kinh doanh tối ưu.
Thứ ba, trong kinh doanh, trước hết các chủ doanh nghiệp phải đảm bảo
chữ “tín” đối với khách hàng của mình; cần tin tưởng vào những người lao động làm việc cho mình, khuyến khích tính sáng tạo và tài năng của họ trong những cơng việc cụ thể được giao, có chính sách, biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đúng mực đối với thành quả lao động mà họ đem lại cho doanh nghiệp; kính trọng và đối xử cơng bằng với mọi người lao động, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của họ và gia đình họ; duy trì, phát huy và đảm bảo sở hữu những sáng kiến, sáng tạo của người lao động; coi trọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Thứ tư, các nhà kinh doanh phải biết lấy tiêu chuẩn năng suất, chất lượng,
giá thành, lợi nhuận và hiệu quả để đánh giá những thành cơng hay thất bại của mình, và chỉ có trên cơ sở đó mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, phải trung thành và nhất quán trong công việc, đặc biệt là phải giữ được mối quan hệ tin cậy, bền vững với người lao động trong doanh nghiệp – chủ doanh nghiệp phải là chỗ dựa đáng tin cậy của người lao động và ngược lại.
Thứ năm, người lao động trong doanh nghiệp phải tuân thủ những nguyên
tắc sau:
- Hành động dựa trên lợi ích của doanh nghiệp.
- Trung thực, khách quan và công bằng trong cơng việc. - Đảm bảo văn hóa giao tiếp với mọi người.
- Bảo mật thông tin.
- Giữ gìn và sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. - Bảo vệ môi trường.
- Nếu là cán bộ, nhân viên khối kinh doanh, khi tư vấn cho khách hàng khơng được nói q về chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Không cung cấp thông tin sai về nguồn gốc nguyên vật liệu, phụ kiện cấu thành sản phẩm. Không lừa dối khách hàng trong bất cứ tình huống nào. Phục vụ khách hàng phải chu đáo.
- Nếu là cán bộ, nhân viên mua hàng, phải thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm, đánh giá lựa chọn nhà cung cấp một cách công bằng và minh bạch nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả tốt nhất. Không được quyết định lựa chọn nhà cung cấp dựa trên sở thích cá nhân. Khơng được thơng đồng với các nhà cung cấp hoặc cá nhân bên ngoài để thực hiện các giao dịch mua bán cho doanh nghiệp mình nhằm hưởng chênh lệch. Tuyệt đối khơng bao che lỗi cho nhà cung cấp.
- Nếu là cán bộ, nhân viên kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ, phải ln đảm bảo tính trung thực, khách quan và có ý thức trách nhiệm cao để đảm bảo các kết quả cơng bố chính xác, rõ ràng.