Thứ nhất, Hệ thống pháp luật về đạo đức kinh doanh được xây dựng, điều
chỉnh hành vi của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước điều chỉnh bởi rất nhiều bộ luật như luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật quảng cáo, luật môi trường,… Các bộ luật được đề ra nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nhân doanh nghiệp theo đúng chuẩn mực cho phép của xã hội. Trong các bộ luật này nêu rõ những gì mà doanh nghiệp được làm và những điều cấm doanh nghiệp khơng được làm từ q trình thành lập doanh nghiệp, điều hành hoạt động của doanh nghiệp và cả khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Những quy định được luật pháp đặt ra gắn liền với đó là những chế tài cho những cá nhân tổ chức
vi phạm đó là căn cứ để xử lí khi có sai phạm xảy ra. Pháp luật phát huy được quyền lực đối với đối tượng sai phạm và có tính răn đe đối với những đối tượng khác. Những quy định trong pháp luật về đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực mang hiệu lực pháp lí cao nhất buộc doanh nghiệp phải thực hiện đạo đức nghề nghiệp.Trong Luật Doanh nghiệp 29/01/2005, khoản 3, điều 161: Nội dung quản lí của nhà nước đối với doanh nghiệp: Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề. Trong lĩnh vực cạnh tranh, Luật cạnh tranh cũng nêu rõ ràng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng tại điều 39: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha các doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính.
Thứ hai, Các tiêu chuẩn về đạo đức được đưa vào đánh giá các giải
thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân.
Các doanh nghiệp thành lập ra kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và bằng nhiều hình thức khác nhau dù doanh nghiệp có kinh doanh ở những lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng có những doanh nghiệp tốt và những doanh nghiệp chưa tốt. Để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tốt và là động lực cho các doanh nghiệp điều chỉnh mình theo hướng tích cực cho nền kinh tế thì những giải thưởng tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp hàng năm đã được xây dựng. Cùng với đó là những hệ thống quy tắc và giá trị được đề ra để làm tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp để trao những giải thưởng một cách chính xác và đúng đắn nhất.
Các giải thưởng tơn vinh doanh nhân và doanh nghiệp thường niên được biết đến đó là: Sao vàng Đất Việt, Cúp Thánh Gióng, Sao đỏ, Bông hồng vàng, Doanh nhân tiêu biểu, Thắp sáng tài năng kinh doanh, Doanh nhân tâm – tài, Cuộc thi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2012…. Trong các giải thưởng này một trong những tiêu chí trao giải khơng thế thiếu đó là tiêu chí về Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Khi càng nhiều doanh nghiệp được tơn vinh thì đó là dấu hiệu đáng mừng cho đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời đây cũng chính là sự ghi nhận nỗ lực và khích lệ các doanh nghiệp chủ động xây dựng đạo đức kinh doanh cho mình.
Sau khi được xây dựng và thực hiện các giải thưởng tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp Việt cũng đã thu được những hiệu quả nhất định và đó là những đóng góp cho việc xây dựng đạo đức kinh doanh cho nền kinh tế nước ta.
Sáng ngày 11 tháng 10, phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức chương trình “lễ kỉ niệm ngày doanh nhân và tơn vinh Doanh nhân tiêu biểu năm 2013”. Chương trình đã tơn vinh và trao Cúp Thánh Gióng cho 100 doanh nhân Việt tiêu biểu năm 2013 nhằm cổ vũ động viên phát huy vai trò tiên phong của giới doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Những doanh nhân được trao cúp đã vượt qua thách thức nỗ lực duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, có những đóng góp quan trọng trong kiềm chế làm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng hợp lí, giải quyết tốt cơng ăn việc làm, tham gia xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước.
Đặc biệt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do Trung ương hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức cũng rất đề cao vấn đề đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Qua 11 năm triển khai (2003 – 2013), hệ thống chỉ tiêu đánh giá của giải thưởng Sao Vàng Đất Việt luôn chú trọng đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội cũng như ý thức xây dựng đạo đức và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh. Các tiêu chí liên quan ln được đặc biệt chú trọng trong quy trình bình chọn đó là: Trách nhiệm đối với người lao
động (chế độ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, An toàn, vệ sinh lao động, Các phúc lợi xã hội cho người lao động…); các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp; các hoạt động văn hóa, thể thao dành cho người lao động trong doanh nghiệp; các hoạt động từ thiện xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng; củng cố cải thiện mối quan hệ với người lao động; xây dựng mối quan hệ bền vững với đối tác, người cung ứng, doanh nghiệp trong ngành; đề cao ý thức cộng đồng và trách nhiệm bảo vệ môi trường; tôn trọng quan hệ cổ đông và chủ sở hữu; thực hiện nghĩa vụ tiên phong với xã hội...
Năm 2011, lần đầu tiên 10 doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt tiêu biểu trách nhiệm xã hội được bình chọn và tơn vinh. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực vượt qua khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, hướng đến mục tiêu phát triển bề vững, việc bình chọn và tơn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu trong thực thi trách nhiệm xã hội đã góp phần thực hiện chủ trương của nghị quyết 11 của chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội cũng như định hướng xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
Ngay sau khi cơng bố việc bình chọn danh hiệu 10 doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện trách nhiệm xã hội trong chương trình bình chọn giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2011, ban tổ chức đã nhân được rất nhiều sự hưởng ứng và đồng thuận của các doanh nghiệp tham gia giải. Đây chính là sự ghi nhận đồng tình của các doanh nghiệp đối với việc tơn vinh kịp thời những doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho xã hội là tiền đề cho việc các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xây dựng nền tảng đạo đức kinh doanh cho mình. Các doanh nghiệp được bình chọn là các doanh nghiệp tiêu biểu trong thực thi trách nhiệm xã hội, có mơ hình giải pháp tốt trong thực hiện chế độ đối với người lao động, công tác bảo vệ mơi trường, đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội.
Đạo đức kinh doanh luôn là tài sản vơ hình có giá trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy các giải thưởng tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực chú trọng việc xây dựng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp, hướng tới nâng cao trọng số của các tiêu
chí về đạo đức kinh doanh nhằm góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc chủ động xây dựng đạo đức kinh doanh.
Thứ ba, Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động được cải thiện,
biểu hiện qua việc số lượng các vụ đình cơng có xu hướng giảm.
Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế- xã hội năm 2013 tại kỳ họp thứ sáu, QH khóa XIII cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2013 cả nước đã xảy ra 236 cuộc đình cơng, giảm 180 cuộc so với cùng kỳ năm 2012.
Cắt nghĩa về nguyên nhân của việc giảm số lượng lớn những cuộc đình cơng của cơng nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đó là do chính sách tiền lương đã từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Mức lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng dần, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước.
Cụ thể như trong 3 năm qua, lương tối thiểu chung tăng từ 35,3% (từ mức 850.000 đồng/tháng cuối năm 2010 lên mức 1.150.000 đồng/tháng hiện nay), lương tối thiểu vùng tăng 78,3% (tăng từ mức bình quân 1.107.000 đồng/tháng vào cuối năm 2010 lên 1.975.000 đồng/tháng hiện nay).
Thu nhập dân cư được tăng lên (bình quân đầu người tăng từ 1.380.000 đồng/tháng năm 2010 lên mức 2.000.000 đồng/tháng năm 2012). Điều kiện lao động và quan hệ lao động có bước cải thiện mạnh mẽ; vì thế, việc tranh chấp lao động và đình cơng đã giảm mạnh.
Thứ tư, các doanh nghiệp chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội của
mình.
Thời gian gần đây trách nhiệm xã hội trở thành nội dung được các doanh nghiệp quan tâm, các doanh nghiệp ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội bởi họ nhân thức được rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội lớn. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội như: Viettinbank, Unilever Việt Nam, Mai Linh, Traphaco… nhờ đó thương hiệu của họ ngày càng được
biết đến nhiều hơn, điều đó sẽ mang lại cho họ uy tín và do đó mang lại cả lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị xã hội. Các hoạt động hoạt động đáng chú ý của các doanh nghiệp cho xã hội đáng chú ý như: Ủng hộ các vùng thiên tai, do đặc thù nền khí hậu nước ta thường năm phải gánh chịu rất nhiều thiên tai, bà con ở các vùng thiên tai chịu thiệt hại rất nặng nề của bão lũ, hoạt động lá lành đùm lá rách của doanh nghiệp là cần thiết đối với các doanh nghiệp. Các hoạt động này đã giúp cho những người có hồn cảnh khó khăn khắc phục được hậu quả doa thiên nhiên gây ra, giúp ích rất nhiều cho xã hội, động viên tinh thần cho những người kém may mắn trong xã hội; Giúp đỡ những nhóm xã hội yếu thế như trẻ em lang thang, người già cô đơn, người tàn tật. Các chương trình lớn hướng tới mục đích này được xã hội biết đến là chương trình Trái tim cho em, Quỹ học bổng đèn đom đóm, Lục Lạc Vàng… Nhìn chung các doanh nhân, doanh nghiệp đều cho rằng, việc giúp đỡ được những người này là một hoạt động ý nghĩa, mang tính xã hội sâu sắc. Hoạt động không chỉ phần nào mang lại cho những đối tượng này cuộc sống tốt đẹp hơn mà cịn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển hơn; Tham gia các cuộc vận động quyên góp từ thiện là sự quan tâm của doanh nghiệp đối với xã hội được thể hiện ở việc tham gia ủng hộ, tài trợ các chương trình, tổ chức cưu mang người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ dưới nhiều hình thức khác nhau; Tham gia các hoạt động đầu tư và phát triển cộng đồng xã hội cùng với mục tiêu sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mục tiêu chiến lược rõ ràng cho hoạt động xã hội hướng về cộng đồng. Hàng năm những doanh nghiệp này đều có kế hoạch chi một khoản ngân sách nhất định cho các hoạt động đầu tư, phát triển cộng đồng như: đầu tư vật chất cho các sơ sở giáo dục, các cơ sở y tế, các chương trình hỗ trợ cho học sinh, sinh viên, học bổng, q tặng,… có chính sách ưu đãi khuyến khích người lao động tại địa phương, đóng góp xây dựng các khu cơng cộng cho người dân như cơng viên, nhà văn hóa, câu lạc bộ trung tâm học tập cộng đồng. Cùng với hoạt động đầu tư và phát triển cộng đồng như tài trợ chương trình gây quỹ cho cộng đồng từ thiện, các chương trình tun truyền
chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, các chương trình phát triển năng khiếu cho các em thiếu nhi…; Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh cho hoạt động khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải độc hại vào môi trường, tuân thủ các quy đinh của pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức, hoặc tài trợ cho các chiến dịch, các chương trình hành động vì mơi trường.