Văn hóa cơng ty kiểu Nhật người Nhật Bản từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với truyền thống trung thành, "chung thân" với chủ. Công ty đối với họ là nhà, sếp là cha là mẹ, đồng nghiệp là gia đình anh em. Nếu trong cơng ty có một vị trí trống, việc đầu tiên của các giám đốc nhân sự là phải ưu tiên cho những người ở các bộ phận khác dư thừa hoặc những người thân của nhân viên cơng ty. Ít khi người ta muốn tuyển dụng người "ngoại đạo" nếu như họ vẫn có thể tìm được người trong cơng ty thay thế. Người Nhật đến với công ty từ lúc hãy còn là một anh sinh viên "mặt búng ra sữa", làm việc tận tụy, leo những nấc thang nghề nghiệp một cách chậm chạp rồi cứ thế ung dung cho đến tận lúc "về vườn". Cả cuộc đời làm việc họ chỉ biết đến một ông chủ, một công ty. Khác với người Mỹ, người Nhật thường được khuyến khích học hỏi nhiều chuyên môn khác nhau. Người lao động Nhật Bản rất có tinh thần trách nhiệm đối với cơng ty. Vì lợi ích của cơng ty mà người lao động sẵn sàng làm bất cứ cơng việc gì được giao phó, bất kể họ là những người có chức vụ hay khơng. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên ngành. Một người lao động Nhật Bản luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết. Và như vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng và có sự tổng hợp. Khác với người Mỹ, người Nhật thường không phân chia ranh giới giữa chủ và tớ, tất cả khi đã bắt tay vào việc là cùng một chí hướng, cùng một nhiệt huyết vì lợi ích của cơng ty. Tại cơng sở tất cả đều ăn mặc như nhau, cùng làm việc như nhau và tơn trọng nhau. Những áo chồng đắt tiền, xe hơi sang trọng, điện thoại di động đới mới, đồng hồ Thụy Sĩ đối với các ông bà sếp người Mỹ là những thứ bắt buộc có để khoe mẽ thì đối với người Nhật bị coi là những thứ khó chấp nhận. Người Mỹ làm việc độc lập, và mọi vấn đề đã có cấp lãnh đạo giải quyết. Người Nhật thì khơng thế, mọi vấn đề liên quan đến công ty được đưa ra bàn luận trước tập thể, vì vậy tập thể đóng một vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa của cơng ty.