Thứ nhất, hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn
nhiều khe hở cho các doanh nghiệp lơi dụng làm lợi cho cá nhân.
Pháp luật luôn tồn tại những bất cập, những điểm chưa hoàn thiện so với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp lợi dụng điều đó để “lách luật” bỏ qua lợi ích của xã hội, chạy theo lợi ích của bản thân. Hoặc những chế tài xử phạt của các bộ luật chưa thực sự mang tính răn đe cao hay còn quá nhẹ so với mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Điển hình là các vụ vi phạm làm ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính dẫn tới các doanh nghiệp không thấy được hậu quả trong hành vi của mình thậm chí là vẫn tiếp tục vi phạm và che dấu vi phạm tinh vi hơn, khi được phát hiện thì hậu quả đã quá nặng nề.
Thứ hai, tổ chức hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh
với hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh còn phức tạp, chồng chéo, chưa thực sự hiệu quả.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được sát sao. Những vụ việc vi phạm đặc biệt là những vụ việc liên quan đến môi trường chủ yếu là do những người dân bị hại phát hiện và đã ở mức độ nghiêm trọng. Xử lí vi phạm theo phong trào, khơng triệt để, khơng có sự răn đe, kéo dài mà khơng hiệu quả.
Thứ ba, người tiêu dùng chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc
dám sát đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi cứ 10 khách hàng ở Mĩ thì có 6 người có ý kiến khơng hài lịng về sản phẩm và chỉ có một ý kiến đến được với lãnh đạo cấp cao. Thì người tiêu dùng Việt Nam mặc dù khơng hài lịng về sản phẩm nhưng cũng khơng có ý
kiến về sản phẩm. Chính điều này làm cho doanh nghiệp khơng có thói quen để ý đến việc làm hài lịng khách hàng và chính người tiêu dùng đã làm mất quyền lợi.
Thứ tư, những tác động tiêu cực của đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới.
Nền kinh tế mở cửa hàng hóa của các nước xâm nhập vào thị trường nội địa trong đó có cả những hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan làm cho tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ tăng cao.
Hoặc các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước bị sức ép cạnh tranh bởi quá nhiều mặt hàng ưu thế hơn của thị trường các nước trên thế giới khiến lợi nhuận sụt giảm, để nâng cao doanh thu các doanh nghiệp đã bỏ đi giá trị đạo đức của mình.