làm cơ sở kinh tế cho đạo đức kinh doanh.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã có những bước tiến lớn và ngày càng có quan hệ chặt chẽ với đời sống con người. Thị trường trở thành khâu then chốt trong hoạt động kinh tế của cả loài người, gắn liền quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Đối với Việt Nam, việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế thị trường chỉ mới thành công ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường như thế nào thì chưa có một hình mẫu hồn chỉnh để chúng ta học hỏi và tham khảo. Có thể coi đây như một bài tốn khó, địi hỏi tồn Đảng và tồn dân tộc Việt Nam phải tự đi tìm lời giải cho chính mình. Ngồi ra, như đã phân tích ở trên, nền kinh tế thị trường bản thân nó ln có tính hai mặt, một mặt là những ảnh hưởng tích cực, kích thích và tạo động lực cho sự phát triển, nhưng mặt khác, nó là mơi trường thuận lợi ni dưỡng những tệ nạn, những thói hư, tật xấu, làm đảo lộn các giá trị, đặc biệt là các giá trị đạo đức.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay phát triển chưa đầy đủ. Những nét đặc thù của nền kinh tế đó đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần (trong đó có đạo đức của tồn xã hội) làm nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối, những diễn biến phức tạp. Vì thế, việc tạo lập một cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để nó thực sự là cơ sở kinh tế của đạo đức, đặc biệt là đạo đức kinh doanh, làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, qua đó góp phần vào việc lành mạnh hóa
đời sống tinh thần của xã hội đang là đòi hỏi cấp thiết. Để thực hiện được điều này, trên thực tế đang có nhiều vấn đề địi hỏi cần phải quan tâm.
Trước hết, nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà
nước. Đây là yêu cầu khách quan đối với tất cả các nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Thứ hai, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại, gắn với sự
nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong q trình đó, chúng ta cần quan tâm đến môi trường đạo đức và tạo lập môi trường đạo đức với những nhu cầu và chuẩn mực đạo đức thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng nhân văn.
Thứ ba, chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường trong bối
cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ. Cho nên, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta không những phải theo hướng hiện đại mà còn phải hòa nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Thứ tư, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta không chỉ
đơn thuần là tăng trưởng kinh tế mà phải kết hợp phát triển kinh tế với thúc đẩy tiến bộ xã hội, “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là nhằm xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa mà theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là một xã hội công bằng, nhân đạo và tốt đẹp. Lúc sinh thời, Người đã từng nói: Đất nước độc lập, tự do mà người dân không được hạnh phúc và phát triển thì độc lập, tự do đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho đân tộc, cho đất nước với mong muốn: đất nước được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Cần phải tích cực trong việc xóa bỏ cơ chế cũ, tạo mơi trường thơng thống cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và thiết lập một thị trường thực sự lành
mạnh trên cơ sở tôn trọng đối tác, tôn trọng khách hàng và tuân thủ luật pháp.