- Bài: ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI –Tiết
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS:
ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS:
- Đề tài được áp dụng hiệu quả, sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào Xây dựng Trường học văn hóa,
phong trào Ứng dụng CNTT; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS; nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, gắn môn học với thực tiễn, đem lại niềm say mê, hứng khởi đối với cả người dạy lẫn người người học ...
- Có thể áp dụng các giải pháp của đề tài một cách linh hoạt với mọi đối tượng GV, HS ở trường THCS. Điều đó có thể khẳng định được bởi vì trong thời gian qua, với vị trí công tác là cộng tác viên thanh tra của Sở giáo dục – đào tạo Bình Định, thành viên của Hội đồng bộ môn thuộc Phòng giáo dục – đào tạo TP Quy Nhơn, tôi đã chia sẻ một số giải pháp với các đồng nghiệp ở nhiều trường trong TP, trong tỉnh và nhận được thông tin phản hồi rất khả quan.
- Áp dụng các giải pháp của đề tài sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh tất cả các hoạt động liên quan đến môn Ngữ văn như Phụ đạo HS yếu kém, Bồ dưỡng HS giỏi, Câu lạc bộ văn học, Giới thiệu sách, Nghiên cứu khoa học, Hoạt động xã hội….
- Từ những giải pháp nêu trong đề tài, có thể tiếp tục phát triển thành một số đề tài SKKN hoặc Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS. Chẳng hạn như :
+Vai trò của HS nòng cốt trong các hoạt động dạy - học tích cực.
+ Xây dựng tài nguyên dạy học trong tổ, nhóm bộ môn Ngữ văn THCS.
+ Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THCS. + Xây dựng phong trào đọc sách văn học trong trường THCS.
+ Hướng dẫn HS kĩ năng tốc kí.
+ Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học. + Hướng dẫn HS tham gia công tác xã hội.
- Khi áp dụng đề tài một cách sáng tạo, thực tiễn giáo dục ở trường THCS sẽ làm giàu thêm những giải pháp mới; góp phần thực hiện đổi mới giáo dục Việt Nam một cách căn bản, toàn diện.
3.Đề xuất, kiến nghị:
- Các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm chia sẻ khó khăn với GV, HS trong việc thực hiện đổi mới PP dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường hoạt động ứng dụng.
+ Tạo điều kiện để GV, HS chuẩn bị CSVC, thiết bị, đồ dùng học tập.
+ Cải cách hành chính về các loại hồ sơ, sổ sách hoặc những công việc gián tiếp để GV có đủ thời gian, sức lực, tâm huyết đầu tư cho chuyên môn giảng dạy nhiều hơn nữa.
+ Xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa theo hướng ưu tiên thực hành, chú trọng rèn luyện phương pháp học tập và kĩ năng sống.
+ Quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của CB-NV-GV để họ toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người, trong đó có việc tích cực đổi mới PP dạy học, giáo dục.
+ Tránh nôn nóng, cầu toàn, gây áp lực quá tải lên GV, HS hoặc duy ý chí, máy móc khi kiểm tra, đánh giá. Các cấp lãnh đạo, quản lý nên dành phần chủ động, linh hoạt sáng tạo cho GV, HS THCS – những người trực tiếp thực hiện việc đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện.
- Mỗi GV, HS THCS phải quán triệt tinh thần, PP đổi mới của giáo dục Việt Nam, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự nguyện tự giác gắn bó với công việc, quyết tâm đóng góp vào Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo chỉ đạo của Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI bằng những hành động thiết thực, cụ thể.
Đề tài hoàn thành ngày 22 tháng 2 năm 2014
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý đồng nghiệp và các em học sinh ! Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để đề tài thêm phần hữu ích !
Người thực hiện Huỳnh Thị Phượng Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Một số tài liệu tập huấn, băng hình về PP dạy học tích cực của dự án Việt - Bỉ 2- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Ngữ văn 6,7,8,9 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
3- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4-Luật Giáo dục
5- Tài liệu tập huấn về đổi mới kiểm tra, đánh giá. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
6- Nhiều tác giả (2008), Đổi mới dạy và học văn, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB văn hóa Sài Gòn.
7- Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI (Nguồn: Internet).
8- Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam (Nguồn: Internet)
9- Đỗ Ngọc Thống. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2011.
10- Đỗ Ngọc Thống. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam và hướng phát triển sau 2015 (Nguồn: Internet)